Từ điển bệnh lý

Điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Ung thư phổi nguyên phát trước đây được dùng để đề cập đến những bệnh ung thư phổi xuất phát từ tiểu phế quản và phế quản. Tuy nhiên hiện nay cụm từ này dùng để ám chỉ đến tất cả các loại ung thư thuộc đường hô hấp. Ung thư biểu mô phế quản chính bao gồm 2 loại:

Ung thư phổi tế bào nhỏ: Biểu thị sự hiện diện của các tế bào nhỏ dưới kính hiển vi. Khoảng 15% những bệnh nhân bị ung thư phổi thuộc loại ung thư này;

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Chiếm 80% ung thư phế quản bao gồm: ung thư phổi tế bào lớn, ung thư biểu mô tế bào vảy của phổi và ung thư biểu mô tuyến phổi.

Ung thư phổi nguyên phát trước đây được dùng để đề cập đến những bệnh ung thư phổi xuất phát từ tiểu phế quản và phế quản

Ung thư phổi nguyên phát trước đây được dùng để đề cập đến những bệnh ung thư phổi xuất phát từ tiểu phế quản và phế quản

Việc điều trị ung thư phổi còn phụ thuộc vào giai đoạn, tuýp mô bệnh học tế bào, thể trạng, chức năng các cơ quan khác như tim mạch, gan, thận. Các biện pháp điều trị có thể áp dụng là phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, điều trị giảm nhẹ, điều trị tăng cường miễn dịch.


Nguyên nhân Điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Nhìn chung con người ai cũng có nguy cơ bị bệnh viêm phổi, cụ thể là do các tế bào trong phổi không sinh trưởng như bình thường mà bị đột biến. Những tế bào này thay vì chết đi theo chu kỳ thì chúng lại sinh sản không ngừng, dẫn tới hình thành nên khối u.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thực chất vẫn chưa được xác định, nhưng các yếu tố nguy cơ sau đây được cho là làm gia tăng khả năng mắc ung thư phổi:

  • Hút thuốc là kẻ thù của lá phổi. 90% các ca ung thư phổi là có liên quan tới khói thuốc lá;

Hút thuốc lá là kẻ thù của lá phổi 

Hút thuốc lá là kẻ thù của lá phổi 

  • Do bệnh nhân thường xuyên hút phải khí radon - một loại khí phóng xạ không màu, không mùi khó phát hiện bằng mắt thường mà phải kiểm tra bằng dụng cụ chuyên biệt;
  • Hít phải các khói thải, các hạt hoặc hoá chất như asen, crom, aminang, urani, niken, hoặc các sản phẩm dầu mỏ;
  • Uống phải nước có chứa hàm lượng cao chất thạch tín;
  • Di truyền từ người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi.

Triệu chứng Điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Ban đầu triệu chứng có thể không rõ ràng, cho tới khi tế bào ung thư đã lan rộng thì người bệnh mới nhận thức được. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của ung thư phổi:

  • Ho nhiều, ho dai dẳng;
  • Ho có thể kèm máu và dịch nhầy;
  • Thở khò khè;
  • Khó thở;
  • Đau ngực tăng đặc biệt khi hít thở sâu, ho hoặc cười;

Triệu chứng ung thư phổi

Triệu chứng ung thư phổi

  • Khản tiếng;
  • Mệt mỏi;
  • Hay bị viêm phổi, viêm phế quản và bệnh thường kéo dài.

Khi ung thư chuyển sang giai đoạn di căn:

  • Người bệnh cảm thấy nhức đầu, thường xuyên chóng mặt, thậm chí là bị co giật;
  • Vàng da hoặc vàng mắt;
  • Đau lưng, đau hông;
  • Hạch bạch huyết gia tăng kích thước, phì đại;
  • Sụt cân

Phòng ngừa Điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Các bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng hiện không có biện pháp nào hoàn hảo để phòng tránh hoàn toàn. Nhưng các phương pháp dưới đây có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư phổi:

- Không hút thuốc lá. Nếu đang sử dụng thì nên cai;

Không hút thuốc lá giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư phổi

Không hút thuốc lá giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư phổi

- Tránh hút thuốc thụ động bằng cách không  ở gần những người đang hút thuốc. Nếu sống hoặc làm việc cùng người có thói quen hút thuốc lá thì khuyên nhủ họ nên cai sớm;

- Bảo vệ bản thân khỏi các hoá chất, khí độc tại nơi ở và làm việc;

- Thực hiện chế độ tập thể dục mỗi ngày một cách điều độ;

- Người bệnh nên có một chế độ ăn hợp lý và khoa học. Bổ sung nhiều rau củ quả, lựa chọn thực phẩm tươi sống và giàu vitamin.

 


Các biện pháp chẩn đoán Điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Chẩn đoán xác định bệnh:

Những bệnh nhân trên 55 tuổi, có thói quen hút thuốc lá hoặc gia đình có tiền sử bị ung thư phổi cần thực hiện sàng lọc ung thư phổi. Những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của ung thư phổi cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như sau để xác định bệnh:

  • Xét nghiệm đờm;
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT, PET, MRI hoặc xạ hình xương;
  • Sinh thiết;
  • Ung thư phổi tiến triển theo 4 giai đoạn. Phụ thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để xây dựng phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Bên cạnh các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ còn có thể đánh giá tình trạng toàn thân của bệnh nhân theo thang điểm Karnofsky hoặc ECOG/Zubrod theo như bảng dưới đây:

Thang điểm Karnofsky hoặc ECOG/Zubrod

Thang điểm Karnofsky hoặc ECOG/Zubrod

Đối với những ca bệnh đang ở giai đoạn 0, 1, 2 thì tiên lượng thường tốt hơn và việc điều trị cũng thuận  lợi hơn so với các giai đoạn sau.


Các biện pháp điều trị Điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Hiện nay, đang áp dụng các phương pháp sau trong việc điều trị ung thư phổi đó là: Phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, điều trị đích và liệu pháp miễn dịch. Bài này chúng tôi sẽ tập trung phân tích phương pháp điều trị hoá chất ung thư phổi nguyên phát.

1/ Các lưu ý chung

- Mục đích của việc điều trị ung thư phổi bằng hóa chất:

  • Điều trị giảm nhẹ, chữa các triệu chứng bệnh;
  • Chữa khỏi bệnh và làm gia tăng thời gian sống khỏe mạnh cho bệnh nhân.

- Bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng hoá chất khi:

  • Ung thư bước sang giai đoạn lan rộng không thể điều trị bằng biện pháp phẫu thuật;
  • Cho bệnh nhân dùng hóa chất sau mổ hoặc xạ trị. 

Điều trị bằng hóa chất cho bệnh nhân ung thư phổi

Điều trị bằng hóa chất cho bệnh nhân ung thư phổi

Điều trị hóa chất thường có tác dụng đặc biệt là trong giai đoạn các tế bào ung thư phân chia nhanh. Kích thước của u phổi khi to thường tăng chậm vì thiếu oxy và chất nuôi dưỡng. Sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc xạ trị, các tế bào ung thư có thể lại phân chia nhanh nên sẽ nhạy cảm hơn với hoá chất. 

- Lập kế hoạch và phác đồ điều trị:

  • Dựa trên diện tích bề mặt cơ thể mà tính toán liều lượng thuốc;
  • Sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để tối ưu hiệu quả điều trị;
  • Những thuốc phối hợp sử dụng cần có tác dụng khác nhau.

- Khi điều trị hoá chất có thể gặp những vấn đề gì?

Bệnh nhân bị kháng thuốc;

  • Gây độc nhất là đối với các tế bào bình thường có tốc độ phân chia nhanh như: tóc, tuỷ xương, niêm mạc vùng miệng, ruột;
  • Các tác động lên da: Da bị khô, bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Tác động lên đường tiêu hoá: Khó nuốt, viêm dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón;
  • Ức chế tủy xương: Bệnh nhân bị giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu;
  • Tác động lên hệ sinh dục: Giảm kinh nguyệt đối với nữ, giảm số lượng tinh trùng ở nam.

- Điều trị đích:

  • Sử dụng thuốc ức chế thụ cảm thể phát triển biểu mô - Epidermal Growth Factor Receptors: Thường chỉ định cho loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối. Dùng thuốc Tarceva liều 100mg hoặc 150mg x1 viên/ngày;
  • Dùng thuốc ức chế yếu tố phát triển nội mô mạch máu - Vascular endothelial growth factor: không dùng cho ung thư phổi tế bào gai, có ho ra máu, thận trọng khi kết hợp với các thuốc khác vì có thể gia tăng nguy cơ làm thủng đường tiêu hoá.  

Thuốc điều trị đích cho bệnh nhân ung thư phổi

Thuốc điều trị đích cho bệnh nhân ung thư phổi

2/ Điều trị hoá chất trong trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

a. Giai đoạn 1 và 2:

- Ở 2 giai đoạn này bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật. Tỷ lệ thành công là 67% đối với giai đoạn 1, còn giai đoạn 2 tỷ lệ này là 40 - 50%. 

- Điều trị bằng hoá chất trước và sau phẫu thuật vẫn chưa rõ có hiệu quả hay không. Ở 2 giai đoạn đầu có thể thực hiện xạ phẫu đơn thuần. 

b. Giai đoạn 3:

- Giai đoạn 3a:

  • Sử dụng kết hợp các phương pháp xạ trị, hoá chất và xem xét khả năng phẫu thuật ngăn khối u tiếp tục phát triển;
  • Phác đồ điều trị có hoặc không có platin;
  • Lựa chọn phác đồ CAP: Cisplatin + Doxorubicin + Cyclophosphamid.

- Giai đoạn 3b:

  • Giai đoạn này có thể xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi gây cản trở trong công tác điều trị;
  • Điều trị kết hợp hoá chất và xạ trị, hoặc xạ trị đơn thuần;
  • Phác đồ điều trị hoá chất có thể có platin và không có platin.

c. Giai đoạn 4

Điều trị bằng hóa chất và các thuốc đang được khuyến cáo sử dụng bao gồm:

  • Gemcitabin + cisplatin;
  • Docetaxel + cisplatin;
  • Paclitaxel + carboplatin; 
  • Cisplatin;
  • Vinorelbin + cisplatin.

Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ bị tái phát:

Cần dựa vào các yếu tố sau để quyết định phác đồ điều trị:

  • Tình trạng sức khỏe toàn thân của bệnh nhân;
  • Lựa chọn phác đồ điều trị gây ít tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh;
  • Xem xét giữa việc đảm bảo chất lượng cuộc sống và tác dụng phụ của thuốc.

Nếu ung thư tái phát chỉ riêng tại phổi, không có biểu hiện di căn sang các vùng khác, tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u tái phát. Trường hợp phát hiện ung thư di căn não, cần áp dụng phẫu thuật và xạ trị hậu phẫu toàn bộ não. Nếu ung thư tái phát tại nhiều vị trí và thể trạng bệnh nhân yếu, lúc này biện pháp hoá chất và xạ trị chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Khi bệnh chưa lan rộng, hoá chất có thể giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

- Các hóa chất phổ biến dùng để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ:

  • Doxorubicin, iosfamid, cisplatin, carboplatin, etoposid, paclitaxel, vincristin sulfat, docetaxel, vinorelbin tartrat, gemcitabin hydrochlorid.

3/ Điều trị hoá chất đối với ung thư phổi tế bào nhỏ

Đặc điểm của ung thư phổi tế bào nhỏ đó là tiến triển nhanh, có các hội chứng cận u, di căn sớm, nhạy cảm với phương pháp điều trị bằng hóa chất và xạ trị.

Giai đoạn bệnh còn giới hạn trong lồng ngực:

  • Dùng Cisplatin kết hợp irinotecan;
  • Hoặc Etoposid và cisplatin.

Giai đoạn ung thư lan rộng:

  • Dùng Cisplatin và innotecan;
  • Hoặc Etoposide (VP-16), cisplatin (hoặc carboplatinh) kết hợp xạ trị.

Thuốc điều trị ung thư trong giai đoạn bệnh lan rộng

Thuốc điều trị ung thư trong giai đoạn bệnh lan rộng

Khi ung thư phổi tế bào nhỏ tái phát:

Có thể sử dụng các thuốc sau:

  • Paclitaxel (Taxol);
  • Topotecan (Hycamtin);
  • Etoposid (VP-16) đường uống;
  • Irinotecan/CPT-11 (Camptosar).

Kết hợp xạ trị để điều trị giảm nhẹ triệu chứng.

4/ Theo dõi tình trạng sức khoẻ sau khi điều trị 

  • Trong vòng 2 năm đầu tiên sau điều trị khám lâm sàng và chụp X-quang ngực 3 tháng/lần;
  • Trong 5 năm tiếp theo, chụp X-quang 6 tháng/lần;
  • Từ năm thứ 8, chụp CT lồng ngực 1 năm/lần.

Tài liệu tham khảo:
  • Hướng dẫn điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát | HEALTH VIỆT NAM

  • Ung thư phế quản phổi nguyên phát: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ