Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Ho là một phản xạ tất nhiên của đường hô hấp nhằm tống các dị vật, vi sinh vật, chất tiết,... ra ngoài.
Ho là một phản xạ tất nhiên của đường hô hấp nhằm tống các dị vật, vi sinh vật, chất tiết,... ra ngoài.
Có 3 cấp độ của ho:
Bệnh nhân được coi là bị ho kéo dài là khi thời gian ho dai dẳng trên 3 tuần mà không có dấu hiệu dừng lại, ngay cả khi dùng thuốc cũng không khiến bệnh thuyên giảm. Bất kỳ ai cũng đã từng trải qua các cơn ho trong đời, đặc biệt ho kéo dài là biểu hiện không phải hiếm gặp. Càng vào những thời điểm khi thời tiết giao mùa thì lại càng dễ có nhiều người bị ho kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, giấc ngủ và thể chất của người bệnh. Nếu bị nặng hơn, ho kéo dài có thể dẫn tới chóng mặt, buồn nôn, trầm cảm,...
Lý do bệnh nhân bị ho kéo dài có thể là do mắc các bệnh lý nguy hiểm trong đường hô hấp, hoặc cũng có thể là do các tác động kích thích từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
a. Nguyên nhân bệnh lý:
- Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân bị nhiễm các virus gây bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Sau khi được điều trị khỏi thường có biểu hiện ho dai dẳng;
Khi bị nhiễm các virus gây bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thể gây ho
- Trào ngược dạ dày: Nhiều trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày, khiến cho dịch từ dạ dày trào lên thực quản gây kích ứng niêm mạc tại đây và sinh ra phản ứng ho. Nếu tình trạng tái lặp nhiều lần sẽ khiến bệnh nhân bị ho kéo dài và không thuyên giảm ngay cả khi sử dụng thuốc trị ho;
- Hen phế quản: Bệnh thường xuất hiện theo mùa, sau khi tiếp xúc với không khí lạnh mà không giữ ấm cơ thể, tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc hoá chất, hay bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;
- Viêm mũi xoang: Bệnh xoang khiến cho vùng mũi hoặc xoang tiết ra quá nhiều dịch nhầy. Dịch chảy xuống thành sau họng, kích thích gây nên phản ứng ho;
- Viêm phế quản mạn tính: Những bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính thường có thói quen hút thuốc hoặc đã từng hút nhiều thuốc trước đó. Bệnh kéo dài dẫn đến xung huyết, gây khó thở, thở khò khè và ho có đờm dai dẳng;
- Các bệnh về phổi:
Khi bị mắc các bệnh về phổi như COPD, viêm phổi, ung thư phổi... thường sẽ dẫn đến ho dai dẳng
Các lý do hiếm gặp khác: Tăng cảm thanh quản, nhuyễn sụn khí, phế quản, dị dạng động mạch và tĩnh mạch phổi, phì đại amidan, xơ nang, bệnh sarcoidosis...
b. Các nguyên nhân khác:
- Hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng ho kéo dài, và đây cũng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý kể trên. Những người không nghiện thuốc lá nhưng lại hít thuốc thụ động từ những người xung quanh cũng có nguy cơ bị ho lâu ngày kèm theo những tổn thương về phổi;
- Đối tượng phụ nữ, người cao tuổi cũng thường nhạy cảm hơn với các phản ứng ho;
- Sử dụng các thuốc để điều trị bệnh như: Thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là những thuốc làm ức chế chuyển angiotensin thường gây phản xạ ho khan kéo dài. Khi ngừng thuốc thì sẽ hết ho.
- Ho có đờm:
Ho có đờm thường đem lại cảm giác nặng ngực, thường ho ra chất nhầy và đờm. Các triệu chứng khác xuất hiện: khó thở, nghẹt thở và mệt lả. Những biểu hiện này càng nặng hơn khi đi bộ hoặc vận động. Ho có đờm trong thời gian dài có thể kèm theo bội nhiễm, nguyên nhân gây ho có đờm kéo dài có thể là do những bệnh lý như ung thư phổi, thực quản, thanh quản, khí quản,...
Ho khan kéo dài:
Đây là tình trạng bệnh nhân ho nhiều nhưng không khạc ra đờm. Nhiều khi bệnh nhân hay nuốt ngược đờm vào trong vì không tiện khạc đờm ra. Nếu bị ho khan kéo dài cần nghĩ đến có thể bạn đang mắc những bệnh về thanh quản, bệnh viêm tai hoặc viêm xương chũm mạn tính.
- Ho thành từng cơn:
Ho thành từng cơn kéo dài có thể là biểu hiện của chứng ho gà. Bệnh nhân bị ho liền một cơn, sau đó hít một hơi dài và tiếp tục bị ho. Những cơn ho như ho gà kéo dài sẽ làm tăng áp lực lồng ngực, tĩnh mạch chủ ứ huyết khiến cho người bệnh ho đỏ mặt, tĩnh mạch ở cổ có dấu hiệu bị phồng lên, ngoài ra còn khiến bệnh nhân có phản xạ nôn, chảy nước mắt. Khi bị cơn ho co bóp quá mức, bệnh nhân bị đau ê ẩm các vị trí ngực, lưng, bụng.
- Ho ra máu:
Bệnh nhân ho kéo dài kèm theo ho ra máu theo mức độ từ nhẹ đến nặng cần lưu ý vì có thể đang mắc phải bệnh ung thư phổi, viêm phổi cấp tính hoặc mạn tính. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị ho ra máu đột ngột khi khoẻ mạnh hoặc sau khi vận động, có thể người bệnh đã bị mắc bệnh lao phổi (có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, ho kéo dài, sụt cân thì phải càng cẩn thận).
Ho ra máu kéo dài là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
- Bệnh nhân hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm;
Bệnh nhân hút thuốc lào, thuốc lá lâu năm có thể gặp tình trạng ho dai dẳng kéo dài
- Đối tượng phụ nữ, người cao tuổi;
- Những người sử dụng các thuốc để điều trị bệnh như: Thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là những thuốc làm ức chế chuyển angiotensin thường gây phản xạ ho khan kéo dài. Khi ngừng thuốc thì sẽ hết ho.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
Chẩn đoán xác định
Xác định tình trạng của ho để việc thăm khám được thuận tiện hơn:
Tiếp cận chẩn đoán: Bệnh nhân bị ho kéo dài cần được:
Bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý sau ở bệnh nhân:
Ngoài chẩn đoán lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm những thăm dò như: đo pH thực quản, test kích thích phế quản;
Trường hợp chẩn đoán chưa xác định rõ bệnh có thể điều trị thử với hỗn hợp thuốc kháng histamin - co mạch trong thời gian từ 1 - 2 tuần.
Ho kéo dài có thể chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với các tác động của môi trường bên ngoài, những đây cũng là biểu hiện của một bệnh lý bất thường nào đó. Vì thế chúng ta không nên chủ quan. Cần lưu ý những điểm sau:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!