Từ điển bệnh lý

Hoảng sợ khi ngủ : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 11-07-2025

Tổng quan Hoảng sợ khi ngủ

Các cơn hoảng sợ khi ngủ xảy ra vào ban đêm, khiến bạn thức giấc vì sợ hãi, người ngủ bất ngờ tỉnh giấc trong cảm giác lo lắng, tim đập nhanh, toát mồ hôi, có thể hét to hoặc vùng dậy hoảng loạn dù không có mối nguy hiểm thực tế nào. Nhiều người trải qua cơn hoảng sợ trong đêm thường không nhớ rõ điều gì đã khiến họ bật dậy, nhưng cơ thể thì vẫn còn nguyên cảm giác sợ hãi kéo dài hàng phút, thậm chí vài giờ sau đó. Đây không đơn thuần là một cơn ác mộng, mà là một phản ứng tâm sinh lý phức tạp, xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ sâu.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, từ trẻ em đến người lớn, dù tần suất và biểu hiện có phần khác biệt theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các yếu tố môi trường. 

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm các cơn hoảng loạn.

Hoảng sợ khi ngủ có thể gặp ở trẻ nhỏ

Hoảng sợ khi ngủ có thể gặp ở trẻ nhỏ

1. Định nghĩa

Cơn hoảng loạn về đêm là gì?

Cơn hoảng loạn về đêm là cảm giác sợ hãi đột ngột khiến bạn thức giấc. Bạn thức dậy trong trạng thái hoảng loạn, trải qua các phản ứng vật lý như tim đập nhanh, đổ mồ hôi và khó thở (thở hổn hển).

Sự khác biệt giữa các cơn hoảng loạn về đêm và chứng kinh hoàng ban đêm là gì?

Một người trải qua ác mộng ban đêm có các triệu chứng giống như các cơn hoảng loạn ban đêm. Một điểm khác biệt chính là nhận thức.

Giấc ngủ bình thường ban đêm sẽ có 2 chu kỳ là giấc ngủ NREM và giấc ngủ REM.

Giấc ngủ NREM trải qua 4 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Ru ngủ, bắt đầu từ lúc vừa nhắm mắt, có thể tỉnh dậy dễ dàng làm bạn cảm giác như chưa hề ngủ.
  • Giai đoạn 2: Ngủ nông, giai đoạn dài nhất, chuẩn bị để cơ thể bước vào giai đoạn ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi.
  • Giai đoạn 3: Ngủ sâu, các hiện tượng như mộng du, hoảng sợ khi ngủ, nói mớ thường xảy ra ở giai đoạn này.

Chu kỳ REM không thuộc NREM, là giai đoạn thứ tư trong chu kỳ giấc ngủ, diễn ra sau 3 giai đoạn NREM.
Một chu kỳ ngủ đầy đủ gồm 3 giai đoạn chu kỳ REM, tiếp theo là chu kỳ REM, lặp lại 4-6 lần mỗi đêm.

Hoảng sợ khi ngủ

Ác mộng

Nhận thức

Không rõ giấc mơ

Thường nhớ rõ nội dung giấc mơ

Hành vi đi kèm

La hét, vùng dậy, tim đập nhanh, vã mồ hôi

Có thể giật mình nhưng ít hành vi

Tỉnh dậy hoàn toàn

Khi đánh thức

Dễ tỉnh sau cơn ác mộng

Độ phổ biến

Ít gặp hơn, thường ở trẻ em

Rất phổ biến ở mọi lứa tuổi





Nguyên nhân Hoảng sợ khi ngủ

Các chuyên gia không biết tại sao một số người lại bị hoảng loạn. Có điều gì đó ảnh hưởng đến cách não bộ và hệ thần kinh của bạn cảm nhận và xử lý nỗi sợ hãi và lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra cơn hoảng sợ khi ngủ, chẳng hạn như:

  • Rối loạn lo âu và stress kéo dài: Khi não bộ rơi vào trạng thái căng thẳng liên tục, nó dễ phản ứng quá mức ngay cả trong giấc ngủ. Những người thường xuyên chịu áp lực tâm lý, lo âu, trầm cảm nhẹ có nguy cơ cao bị hoảng sợ vào ban đêm.

  • Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc: Giấc ngủ không đều, mất ngủ kinh niên khiến cơ thể không được phục hồi đúng cách. Hệ thần kinh trung ương trở nên nhạy cảm và dễ bị rối loạn, gây ra hiện tượng hoảng loạn trong giấc ngủ sâu.

  • Chấn thương tâm lý (PTSD): Những người từng trải qua sự kiện gây sốc như tai nạn, bạo lực, mất người thân… dễ phát triển các rối loạn liên quan đến giấc ngủ, trong đó có hoảng sợ ban đêm.

  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc chất kích thích: Một số loại thuốc hướng thần, thuốc ngủ hoặc các chất như caffeine, rượu, ma túy có thể tác động lên hoạt động thần kinh, tạo nên rối loạn giấc ngủ, bao gồm các cơn hoảng sợ ban đêm.

  • Yếu tố di truyền: Có bằng chứng cho thấy rối loạn hoảng sợ khi ngủ có thể có yếu tố di truyền, đặc biệt khi trong gia đình từng có người gặp tình trạng tương tự, đặc biệt là thời thơ ấu.



Triệu chứng Hoảng sợ khi ngủ

Các cơn hoảng loạn về đêm gây ra các triệu chứng giống như các cơn hoảng loạn xảy ra vào ban ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người bị hoảng loạn vào ban đêm có thể có các triệu chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng hơn. Họ có thể khó thở hoặc cảm thấy như bị nghẹn hoặc bị đau tim.

Các triệu chứng hoảng loạn về đêm thường đạt đỉnh trong vòng chưa đầy 10 phút và sau đó giảm dần. Có thể mất một thời gian để ngủ lại.

Các dấu hiệu của cơn hoảng sợ về đêm bao gồm:

  • Cảm giác sợ hãi tột độ, đột ngột la hét vùng dậy, tay chân giãy giụa.
  • Đau ngực.
  • Thở gấp.
  • Vã mồ hôi.
  • Rùng mình.
  • Buồn nôn .
  • Hồi hộp trống ngực (nhịp tim tăng nhanh).
  • Cảm giác ngứa ran hoặc tê ở ngón tay hoặc ngón chân.
  • Khó tỉnh lại hoặc không nhớ chuyện gì đã xảy ra.



Các biến chứng Hoảng sợ khi ngủ

Thức dậy trong cơn hoảng loạn sẽ làm gián đoạn giấc ngủ ngon của bạn. Lo lắng về việc bị hoảng loạn vào ban đêm có thể khiến bạn trì hoãn việc đi ngủ hoặc dẫn đến mất ngủ.

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách. Nó có thể dẫn đến:

  • Lo lắng và trầm cảm.
  • Khó tập trung hoặc ghi nhớ công việc, dẫn đến hiệu suất làm việc hoặc học tập kém..
  • Căng thẳng thường xuyên dẫn đến cáu kỉnh.
  • Các cơn hoảng loạn vào ban ngày thường xuyên hơn.
  • Tăng cân.

Hoảng sợ khi ngủ làm rối loạn giấc ngủ khiến nhiều trẻ sợ hãi không dám ngủ

Hoảng sợ khi ngủ làm rối loạn giấc ngủ khiến nhiều trẻ sợ hãi không dám ngủ



Đối tượng nguy cơ Hoảng sợ khi ngủ

Những yếu tố nguy cơ gây ra chứng hoảng loạn về đêm là gì?

  • Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi, đặc biệt là trẻ quá hiếu động hoặc nhạy cảm.
  • Người trưởng thành có tiền sử rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Người sử dụng nghiện chất hoặc lạm dụng rượu lâu ngày.
  • Người có lịch làm việc ban đêm hoặc thay đổi múi giờ thường xuyên.
  • Người sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ không theo hướng dẫn.
  • Người trải qua biến cố tâm lý lớn trong thời gian gần đây.



Phòng ngừa Hoảng sợ khi ngủ

Các bước sau đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị hoảng loạn:

  • Ăn uống lành mạnh, hạn chế caffeine và tập thể dục thường xuyên.
  • Tìm những cách lành mạnh để kiểm soát căng thẳng, như thiền, thái cực quyền hoặc tâm sự với bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
  • Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thảo dược hoặc thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc có thể làm tăng sự lo lắng.

Ở trẻ nhỏ, hoảng sợ khi ngủ thường là hiện tượng sinh lý tạm thời và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý:

  • Không đánh thức trẻ trong cơn hoảng loạn, chỉ cần giữ an toàn cho trẻ.
  • Tạo lịch trình ngủ đều đặn, hạn chế các kích thích mạnh trước giờ ngủ.
  • Đưa trẻ đi khám nếu các cơn hoảng sợ xảy ra thường xuyên, dữ dội.

Sử dụng cà phê thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Sử dụng cà phê thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Hoảng sợ khi ngủ là một hiện tượng phản ánh sự rối loạn bên trong tâm trí và thần kinh, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Việc hiểu rõ cơ chế, nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt hơn giấc ngủ, mà còn là cơ hội để chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện hơn.

Nếu bạn hay người thân đang gặp tình trạng tương tự, đừng chờ đến khi mất ngủ triền miên mới tìm kiếm giải pháp. Giấc ngủ chất lượng không chỉ là phần thưởng sau một ngày dài mà còn là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.



Các biện pháp chẩn đoán Hoảng sợ khi ngủ

Việc chẩn đoán hoảng sợ khi ngủ không đơn thuần dựa trên một vài biểu hiện bề mặt. Thay vào đó, nó đòi hỏi sự tổng hợp nhiều yếu tố, từ mô tả chi tiết triệu chứng, lịch sử tâm lý đến các phương pháp kiểm tra giấc ngủ chuyên sâu. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử của người bệnh: các hành vi bất thường trong giấc ngủ, thời điểm xảy ra, tần suất, các yếu tố kích hoạt (căng thẳng, mệt mỏi, chất kích thích…), cũng như mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống ban ngày.

Để xác định rõ ràng hiện tượng này không phải do các nguyên nhân thực thể hay rối loạn thần kinh khác, có thể cần thực hiện đa ký giấc ngủ (polysomnography) – một phương pháp theo dõi toàn diện các chỉ số sinh lý trong lúc ngủ, như sóng não, chuyển động mắt, nhịp tim, cử động cơ và nhịp thở. Đây là công cụ giúp phân biệt hoảng sợ khi ngủ với các rối loạn khác như động kinh khi ngủ, ngưng thở khi ngủ hay mộng du.

Ngoài ra, đánh giá sức khỏe tâm thần là bước không thể thiếu. Các thang đo lo âu, trầm cảm hoặc chấn thương tâm lý (như thang đánh giá PTSD) sẽ hỗ trợ phát hiện các yếu tố nền đang âm thầm chi phối giấc ngủ. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác, mở ra hướng can thiệp phù hợp cho từng cá nhân, thay vì chỉ xử lý triệu chứng bề ngoài.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để loại trừ các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và bệnh tuyến giáp gây ra các triệu chứng tương tự như các cơn hoảng loạn. Nếu họ không tìm thấy nguyên nhân thực thể, bác sĩ có thể chẩn đoán các cơn hoảng loạn về đêm dựa trên các triệu chứng và yếu tố rủi ro.

Chẩn đoán phân biệt

Hoảng sợ về đêm cần phân biệt với một số bệnh lý sau đây:

  • Mộng du.
  • Động kinh khi ngủ.
  • Ác mộng.
  • Rối loạn lo âu.
  • Stress sau sang chấn (PTSD).



Các biện pháp điều trị Hoảng sợ khi ngủ

Khi cơn hoảng sợ khi ngủ bắt đầu, lựa chọn duy nhất là để các triệu chứng diễn ra. Một số người thấy rằng họ có thể giảm mức độ nghiêm trọng của cơn hoảng loạn bằng cách hít thở sâu, có kiểm soát hoặc các bài tập thư giãn cơ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng trong cơn hoảng sợ.

Các phương pháp điều trị chứng hoảng loạn về đêm bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hoảng loạn. Các cơn hoảng loạn có thể biến mất hoàn toàn. Các loại thuốc này có thể mất đến sáu đến tám tuần để có tác dụng hoàn toàn.
  • Thuốc an thần gây nghiện như Benzodiazepine có thể nhanh chóng làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Thuốc chẹn beta, chẳng hạn như propranolol, có thể làm giảm các triệu chứng của cơn hoảng loạn ví dụ như thuốc làm giảm nhịp tim. 
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một loại liệu pháp tâm lý (liệu pháp trò chuyện) giúp người bệnh nhận diện và điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực, từ đó cải thiện giấc ngủ.
  • Liệu pháp thư giãn: thiền, hít thở sâu, yoga nhẹ nhàng.
  • Viết nhật ký giấc ngủ để theo dõi mô hình và nguyên nhân gây hoảng sợ.

Ngồi thiền là một liệu pháp thư giãn hỗ trợ giúp tạo giấc ngủ ngon

Ngồi thiền là một liệu pháp thư giãn hỗ trợ giúp tạo giấc ngủ ngon



Tài liệu tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22776-nocturnal-panic-attacks
  • Đánh giá phát triển tâm thần vận động trẻ em - Trang 36-44- Thực Hành Lâm Sàng Nhi Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1087079204001078
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15893248/
  • https://www.vinmec.com/vie/benh/hoang-so-khi-ngu-hoang-so-ban-dem-4915
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleep-terrors/symptoms-causes/syc-20353524#:~:text=Sleep%20terrors%20are%20times%20of,are%20a%20type%20of%20parasomnia.
  • https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8193803/






Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ