Bác sĩ: BSCKII. Nguyễn Đình Tuấn
Chuyên khoa: Thần kinh
Năm kinh nghiệm: 08 năm
Bại não (Cerebral palsy - CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, do não bị tổn thương một phần không tiến triển, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động, ngôn ngữ, giác quan của trẻ.
Tổn thương não có thể xuất hiện trước, trong hoặc ngay sau khi sinh và tồn tại cả đời. CP xảy ra từ 0.1-0.2% trẻ em và ảnh hưởng đến 15% trẻ sơ sinh non tháng. Biểu hiện lâm sàng ở các mức độ khác nhau giữa các cá thể.
Bại não (Cerebral palsy - CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh
Đa số bại não (85–90%) là bẩm sinh, phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân cụ thể.
Có bốn loại CP chính
Bại não co cứng
Loại CP phổ biến nhất là CP co cứng. CP co cứng ảnh hưởng đến khoảng 80% những người bị CP. Người bị co cứng CP có tăng trương lực cơ.
- Liệt nửa người:
+ Liệt cứng chủ yếu ở chân, với cánh tay ít bị ảnh hưởng hơn hoặc không bị ảnh hưởng. Những người bị chứng liệt nửa người có thể gặp khó khăn khi đi lại vì cơ hông và cơ chân bị căng khiến chân họ kéo vào nhau, quay vào trong và bắt chéo ở đầu gối.
+ Liệt cánh tay ưu thế nhiều hơn chân: ít ảnh hưởng đi lại hơn
- Liệt tứ chi: là dạng CP cứng nghiêm trọng nhất và ảnh hưởng đến cả tứ chi, thân và mặt. Những người bị chứng liệt cứng tứ chi thường không thể đi lại và thường có các khuyết tật phát triển khác như thiểu năng trí tuệ, co giật (động kinh), hoặc các vấn đề về thị lực, thính giác hoặc lời nói.
Bại não do rối loạn vận động
Người mắc chứng CP loạn vận động có vấn đề trong việc kiểm soát cử động của bàn tay, cánh tay, bàn chân và chân, gây khó khăn cho việc ngồi và đi lại. Các vận động không thể kiểm soát được có thể chậm, quằn quại hoặc có thể nhanh, giật. Đôi khi mặt và lưỡi bị ảnh hưởng và người bệnh gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói chuyện. Một người mắc chứng rối loạn vận động CP có trương lực cơ có thể thay đổi trong ngày.
Bại não mất điều hòa
Những người có CP không điều hòa có vấn đề với sự cân bằng và phối hợp. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn với các chuyển động nhanh hoặc chuyển động cần nhiều sự kiểm soát, chẳng hạn như viết. Họ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàn tay, cánh tay của mình khi với lấy một thứ gì đó hoặc có thể rối loạn dáng đi.
Bại não hỗn hợp
- Phối hợp triệu chứng của nhiều loại CP, phổ biến nhất là CP co cứng - loạn vận động.
Bại não là do não phát triển không bình thường hoặc não đang phát triển bị tổn thương. Điều này thường xảy ra trong thời kì bào, nhưng nó có thể xảy ra khi mới sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được xác định. Một số nguyên nhân thường gặp:
- Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền: đột biến này thường xuất hiện trong quá trình bào thai hình thành và phát triển.
Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền gây bệnh bại não
- Nhiễm trùng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
- Thiếu máu não ở thai nhi: nguyên nhân là giảm hoặc gián đoạn sự cung cấp máu cho não đang phát triển.
- Chảy máu não: có thể trong giai đoạn bào thai hoặc sau sinh.
- Viêm não ở trẻ: viêm não nhiễm khuẩn, viêm não tự miễn dịch ….
- Chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh: rơi từ trên giường, tai nạn...
- Thiếu oxy não liên quan đến chuyển dạ hoặc sinh khó: thường gặp trường hợp chuyển dạ kéo dài, mất cân đối thai nhi và khung chậu sản phụ…
- Bất thường phát triển hệ xương: co cứng là sự rút ngắn mô cơ do cơ bị siết chặt nghiêm trọng. Chứng co gây ảnh hưởng sự phát triển bình thường của xương: biến dạng xương, cong vẹo cột sốt, biến dạng khớp, trật khớp ….
+ Tăng áp lực nên khớp nên dễ gây các tổn thương khớp như thoái hóa khớp, viêm điểm bám gân ….
+ Tăng nguy loãng xương: gãy xương bệnh lý do mật độ xương thấp có thể do một số yếu tố như ít vận động, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và tác dụng phụ của thuốc điều trị
- Suy dinh dưỡng: đặc biệt là trẻ sơ sinh, các rối loạn chức năng bú và nuốt ảnh hường đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong một số trường hợp đặc biệt trẻ em hoặc người lớn cần một ống sonde dạ dày để có đủ dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ giảm mật độ xương …
- Rối loạn tâm thần: nguyên nhân của những rối loạn này có thể là: sự cô lập với xã hội, bản thân tổn thương não của bệnh nhi gây tâm thần thực tổn... Các vấn đề về rối loạn hành vi cũng có thể xảy ra.
Rối loạn tâm thần
- Bệnh tim và phổi: Các rối về nuốt có thể dẫn đến các bệnh lý hô hấp, chẳng hạn như viêm phổi do hít phải. Tăng nguy cơ bệnh lý hô hấp và tim mạch do suy dinh dưỡng, hạn chế vận động.
- Trạng thái động kinh nếu bệnh nhân có cơn co giật không được kiểm soát được cơn giật, tình trạng này có thể gây tổn thương não mới.
- Các biến chứng khác bao gồm: rối loạn giấc ngủ, đau mãn tính, hỏng da, các vấn đề về đường ruột, các vấn đề về sức khỏe răng miệng, loét vùng tì đè...
Sức khỏe sản phụ
Sản phụ trong thời gian mang thai mắc một số nhiễm trùng (sản khoa hoặc toàn thân) hoặc tiếp xúc với độc chất (bắt nguồn từ công việc, môi trường sống…) sẽ làm tăng nguy cơ bại não cho thai nhi.
- Virus cự bào (Cytomegalovirus - CMV): CMV gây ra các triệu chứng giống như cúm và có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, nguy cơ cao hơn sẽ ở thai phụ lần đầu tiên mắc CMV và mắc CMV trong những tháng đầu thai kỳ.
- Bệnh sởi Đức (rubella): hiện tại có thể phòng tránh được bằng tiêm vaccin phòng rubella trước khi mang thai
- Mụn rộp sinh dục: Nhiễm trùng này có thể qua được hàng rào máu - rau thai để truyền từ mẹ sang con khi mang thai, hoặc khi trẻ được sinh ra tự nhiên qua đường âm đạo.
- Bệnh giang mai: đây là bệnh lây tryền qua đường tình dục có thể kèm theo đồng nhiễm lậu, vi rút viêm gan B, C và HIV.
- Bệnh ký sinh trùng: có thể có trong phân của động vật nhiễm bệnh như thú nuôi, trong thức ăn bị ô nhiễm
- Nhiễm vi rút Zika: lây lan qua vết muỗi đốt có thể thành dịch.
- Nhiễm trùng trong tử cung bao gồm nhiễm trùng nhau thai hoặc màng thai.
- Các bệnh lý khác: rối loạn chức năng tuyến giáp, tiền sản giật, động kinh không kiểm soát được cơn khi mang thai.
Bệnh ở trẻ sơ sinh
- Cân nặng trẻ sau sinh thấp: trẻ sau sinh có trọng lượng dưới 5,5 pound (2,5 kg), cân nặng càng thấp thì nguy cơ bại anox càng cao.
- Đa thai: nguy cơ bại não tăng lên khi số lượng thai trong mỗi lần mang thai tăng lên. Nguy cơ này liên quan cân nặng mỗi trẻ, khả năng sinh non và yếu tố nguy cơ sức khỏe thai phụ. Trong một lần đa thai nếu có một thai nhi chết tăng nguy cơ bại não cho những thai nhi cong lại.
- Sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn. Trẻ sinh ra càng sớm, nguy cơ bại não càng lớn.
Trẻ sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn
Các biến chứng khi chuyển dạ
- Các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể làm tăng nguy cơ bại não như: ngạt...
Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm có thể được sử dụng khi định hướng các rối loạn về di truyền.
Xét nghiệm gen định hướng các rối loạn về di truyền
- Chẩn đoán hình ảnh
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não: để phát hiện tổn thương não gây CP hoặc bệnh lý phối hợp CP. Do chụp MRI sọ não cần bệnh nhi nằm yên và thời gian chụp tương đối lâu trong phòng kín, do vậy phần lớn trẻ cần được an thần trước đó.
+ Siêu âm sọ não: Đước thực hiện trong thời kỳ sơ sinh qua thóp. Siêu âm không tạo ra hình ảnh chi tiết, nhưng nó có thể cung cấp đánh giá sơ bộ về não một cách nhanh chóng.
- Điện não đồ (EEG): EEG ghi lại hoạt động điện của não của trẻ bại não, được chỉ định khi có có giật hoặc nghi ngờ co giật, hoặc theo dõi cơn động kinh ở trẻ.
Người bị bại não tùy mức độ bệnh mà có thể cần được chăm sóc suốt đời cùng với sự phối hợp nhân viên y tế nhiều chuyên khoa: chuyên khoa thần kinh nhi, dinh dưỡng, vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, bác sĩ tâm lý.
Không có cách chữa khỏi bại não. Tuy nhiên, có thể giúp cải thiện hoạt động hàng ngày. Lựa chọn dịch vụ chăm sóc sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và nhu cầu cụ thể của trẻ, và nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian. Cần can thiệp sớm có thể cải thiện kết quả.
Điều trị thuốc
- Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ sử dụng để cải thiện các khả năng hoạt động, điều trị đau và kiểm soát các biến chứng
- Tiêm BotulinumtoxinA (Botox) khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng.
Tiêm BotulinumtoxinA (Botox) khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng
- Thuốc giãn cơ uống: baclofen…
- Thuốc an thần kinh: diazepam …
- Trong một số trường hợp đặc biệt baclofen được bơm vào tủy sống được kiểm soát bởi thiết bị y tế chuyên dụng đặt dưới da bụng (baclofen nội tủy).
- Thuốc giảm chảy nước dãi, một lựa chọn là tiêm Botox vào tuyến nước bọt khi lợi ích lớn hơn nguy cơ
Trị liệu
- Vật lý trị liệu: giúp tăng cường sức mạnh của các cơ, tăng tính linh hoạt các khớp,tăng khả năng giữ thăng bằng. Người chăm sóc cũng sẽ học cách chăm sóc an toàn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày của trẻ bại liệt tại nhà.
- Trẻ có thể nên dùng nẹp các thiết bị hỗ trợ khác để giúp cải thiện chức năng vận động.
- Thiết bị hỗ trợ di chuyển gồm khung tập đi, gậy(nạng) chống , hệ thống đứng, ghế ngồi, hoặc xe lăn điện để tái hòa nhập cộng đồng
- Liệu pháp ngôn ngữ: có thể giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ bào gồm cả ngôn ngữ kí hiệu. Nhà trị liệu cũng có thể hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị giao tiếp (như máy tính, bộ tổng hợp giọng nói), hỗ trợ giao tiếp cho người nhà với trẻ nhi (ngôn ngữ kí hiệu), cũng như các khó khăn khi ăn và nuốt.
- Phẫu thuật chỉnh hình: trẻ bại não bị co cứng hoặc dị tật nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật, có thể cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Phẫu thuật chỉnh hình cũng có thể giúp trẻ CP sử dụng khung tập đi, nẹp hoặc nạng dễ dàng hơn.
- Cắt sợi thần kinh (cắt đốt sống lưng có chọn lọc): một số trường hợp nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị, viêc cắt chọn lọc các dây thần kinh chi phối các cơ bị co cứng có thể hiệu quả gọi là phẫu thuật cắt bỏ thân rễ có chọn lọc.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!