Bác sĩ: Bác sĩ Lê Thị Lan Anh
Chuyên khoa: Da liễu
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (SSSS) là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở da gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu vàng nhóm 2.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da phồng rộp, đỏ trông giống như vết bỏng hoặc phỏng nước.
Hội chứng bong vảy da do tụ cầu còn được gọi với các tên gọi khác như: Ly thượng bì cấp tính do tụ cầu, Hội chứng Ly thượng bì cấp tính do tụ cầu, Pemphigus trẻ sơ sinh, bệnh Ritter von Ritterschein, bệnh Ritter.
Bệnh có thể gặp ở tất cả các quốc gia, nhưng phần lớn ở các nước đang phát triển:
Bởi vậy, bệnh có xu hướng thành dịch tại các cơ sở trông coi trẻ hoặc phòng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.
Qua số liệu thống kê trên thế giới, chỉ có khoảng 50 trường hợp được báo cáo và chỉ gặp trên những người có suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, ung thư giai đoạn cuối hoặc suy thận).
Tỉ lệ tử vong của Hội chứng bong vảy da do tụ cầu:
Vảy nến
Hội chứng bong vảy da do tụ cầu gây nên do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) nhóm 2. Chúng tiết ra ngoại độc tố, các ngoại độc tố này theo đường máu đến xâm nhập vào da khiến da bị phồng rộp, hình thành nên các bọng nước và cuối cùng là hiện tượng bong tróc da.
Người bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu có những triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào thể và giai đoạn của bệnh.
Thể khu trú:
Có thể thấy các thương tổn:
Ban đỏ
Hình ảnh minh họa trẻ bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu
Thể lan tỏa (Còn gọi là bệnh Ritter):
Sốt và phát ban đỏ
Khởi đầu của Hội chứng bong vảy da do tụ cầu thể lan tỏa, bệnh nhân thường có sốt và phát ban đỏ dạng tinh hồng nhiệt:
Bọng nước
Trong vòng 24-48 giờ từ lúc bệnh diễn biến, các thương tổn ban đỏ lan rộng và hình thành nên các bọng nước.
Dấu hiệu Nikolsky
Dấu hiệu Nikolsky dương tính trong hầu hết các trường hợp Hội chứng bong vảy da do tụ cầu thể lan tỏa, thậm chí cả khi chưa có bọng nước.
Cách làm dấu hiệu Nikolsky: dùng đầu ngón tay miết nhẹ trên vùng da bình thường cạnh bờ bọng nước sẽ làm trợt một phần lớp thượng bì hoặc dùng ngón tay xé màng bọng nước sẽ thấy da bị lột thành một dải dài lan ra cả ra phần da lành).
Trẻ nhỏ: mệt mỏi, khó chịu (cáu kỉnh), bú kém, kích thích .
Ngoài ra, có thể thấy các biểu hiện nhiễm tụ cầu ở cơ quan khác như viêm phổi, áp xe, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm cơ…
Hình ảnh da bong tróc, lột thành dải
Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không thành công, các biến chứng có thể bao gồm:
+ Ở trẻ nhỏ, Hội chứng bong vảy da do tụ cầu có thể gây tử vong do trẻ bị mất lớp da bảo vệ, gây hạ nhiệt độ, mất nước, nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng lan tỏa. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5%.
+ Ở người lớn, tiến triển của bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bệnh, mức độ đáp ứng khi điều trị và sự xuất hiện các biến chứng, các bệnh mạn tính đã có từ trước như suy thận, suy giảm miễn dịch hay bệnh ác tính góp phần làm tăng các diễn biến xấu: nhiễm trùng huyết...
Staphylococcus aureus, tức là họ có nhiễm tụ cầu trên da mà không có bất kỳ biểu hiệu nhiễm trùng nào.
Tụ cầu xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?
Hội chứng bong vảy da do tụ cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Nếu có đợt bùng phát Hội chứng bong vảy da do tụ cầu ở các cơ sở chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc nhà mẫu giáo, cần điều tra khả năng có người mang tụ cầu trong vùng lân cận.
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.
Thường xuyên lau dọn nhà bếp và khu vực ăn uống, khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C.
Ngoài ra, ở các khu vực như bệnh viện, các khu cộng đồng. cần giữ sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với các bề mặt nhiều người sử dụng như các tay nắm cửa, các vòi nước, mặt bàn ...
Tại các cơ sở y tế, nếu có thể, bệnh nhân nên được tầm soát tụ cầu vàng và nếu phát hiện thì họ cần được cách ly để tránh lây lan cho mọi người.
Chẩn đoán xác định:
Dễ dàng chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng, hoặc 1 số xét nghiệm có thể gợi ý chẩn đoán: Công thức máu, máu lắng, cấy máu, PCR, nuôi cấy dịch : mũi, bọng nước, ổ mủ trên da, phân... tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Tuy nhiên:
Hiện nay, tại Bệnh viện MEDLATEC có thể làm được tất cả các xét nghiệm trên để phục vụ tốt nhất cho việc chẩn đoán và điều trị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu.
Chẩn đoán phân biệt:
Trên thực tế, có khá nhiều bệnh lý có triệu chứng tương tự như xuất hiện các bọng nước, tình trạng viêm đỏ, bong tróc da, hoại tử da, bởi vậy cần phải phân biệt với các bệnh lý này:
+ Chốc bọng nước, viêm da liên cầu, bỏng nắng, bỏng do hóa chất, bỏng nhiệt, viêm quầng
+ Bệnh Kawasaki, sốt phát ban, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, shock do nhiễm độc.
Khi được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng. Các thương tổn da sẽ khô lại trong vòng 5-7 ngày, bong vảy da và khỏi không để lại sẹo.
Bệnh nhân bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu nên được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện là tốt nhất.
Tại chỗ:
Dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh
Toàn thân:
Đôi khi dùng Clinclamycin do cơ chế ức chế ngoại độc tố (exotoxins)
Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác cho bệnh nhân SSSS bao gồm:
1. Staphylococcal scalded skin syndrome (Dermnetnz)
2. Bệnh học Da Liễu tập 2 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!