Từ điển bệnh lý

Hội chứng Carcinoid : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Hội chứng Carcinoid

Hội chứng Carcinoid xảy ra ở những bệnh nhân có khối u carcinoid. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp và tiến triển chậm. U carcinoid hầu như không có triệu chứng hoặc rất ít, đa số khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã vào giai đoạn muộn.

Hội chứng Carcinoid xảy ra ở những bệnh nhân có khối u carcinoid

Hội chứng Carcinoid xảy ra ở những bệnh nhân có khối u carcinoid

U carcinoid có bản chất là khối u thần kinh nội tiết. Khối u này có thể xuất hiện ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể nhưng tỷ lệ xuất hiện cao nhất là ở hệ tiêu hoá và hô hấp. Khi đến giai đoạn cuối, khối u có thể tiết vào máu một số chất có bản chất là các hormon, các hormon này sẽ tác động lên cơ thể, gây nên các triệu chứng ở nhiều cơ quan, các triệu chứng này gộp lại thành hội chứng Carcinoid.

Không phải tất cả các khối u carcinoid đều gây nên hội chứng carcinoid, chỉ một số ít khối u có tiết ra các hormon và gây triệu chứng.

Tỷ lệ xuất hiện của khối u carcinoid chưa rõ ràng, một số nghiên cứu cho rằng khối u này xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/100.000 dân.

Bệnh lý này không có độ tuổi mắc bệnh đặc hiệu, nhưng tỷ lệ gặp nhiều hơn ở người lớn tuổi và nữ giới. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh lý này có yếu tố gia đình, những người hút thuốc lá, thiếu máu mác tính hoặc trong gia đình có người mắc hội chứng đa tuyến nội tiết type 1 có nguy cơ mắc u carcinoid và hội chứng carcinoid cao hơn.


Nguyên nhân Hội chứng Carcinoid

Hội chứng carcinoid thường gặp ở những bệnh nhân có khối u carcinoid phát triển từ tế bào nội tiết thần kinh. Tại các khối u này sẽ có hoạt động sản xuất các hormon có tác động lên mạch máu và thần kinh, tiêu biểu là serotonin, một số chất khác có thể gặp như các yếu tố brandykinin, histamin, các prostaglandin.

Các chất này tác động lên hệ thống mạch máu, thần kinh tự động gây nên các triệu chứng. Thông thường, các chất này sẽ bị chuyển hoá rất nhanh bởi một số enzym trong máu, do đó không gây nên triệu chứng. Do đó,  đa số các khối u carcinoid chỉ gây nên triệu chứng khi di căn đến gan, khi đó có thể có một lượng hormon được tiết ra từ khối u không bị gan chuyển hoá.

Sinh lý bệnh

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, thông qua thụ thể của mình, serotonin có ảnh hưởng lên hoạt động của rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Thông thường, các tế bào thần kinh nội tiết ở hệ tiêu hoá có tác dụng điều hoà nhu động dạ dày ruột, điều hoà sự tiết dịch và men tiêu hoá. Serotonin tác động lên hệ thần kinh tự động ruột và  gây các triệu chứng tại đường tiêu hoá.

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh

Các chất như brandykinin, histamin có tác dụng giãn mạch gây tình trạng đỏ bừng mặt, nóng vùng mặt.


Triệu chứng Hội chứng Carcinoid

- Triệu chứng da niêm mạc:

+ Đỏ da, chủ yếu vùng mặt và cổ ngực. Tình trạng này có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau căng thẳng, sử dụng đồ uống có cồn.

+ Tổn thương da: da vùng mặt có tình trạng giãn mao mạch và tĩnh mạch thành hình mạng nhện, có màu đỏ tím. Các búi giãn thường xuất hiện vùng mũi và môi trên.

da vùng mặt có tình trạng giãn mao mạch và tĩnh mạch thành hình mạng nhện, có màu đỏ tím

Da vùng mặt có tình trạng giãn mao mạch và tĩnh mạch thành hình mạng nhện, có màu đỏ tím

- Triệu chứng tiêu hoá: triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào ví trí khối u ở đường tiêu hoá.

+ Khối u ở dạ dày: bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng

+ Khối u ở ruột non và đại tràng: bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng, rối loạn nhu động ruột, có thể tắc ruột

+ Khối u ở trực tràng: thường gây đau bụng vùng hạ vị, đại tiện ra máu.

- Triệu chứng hô hấp: thường xuất hiện nếu khối u carcinoid tại phổi. Các triệu chứng thường gặp là khó thơ, thở rít. Bệnh nhân có thể có viêm phổi tái phát nhiều lần, đau ngực, ho ra máu.

- Triệu chứng tim mạch: có thể thấy tim đập nhanh.


Các biến chứng Hội chứng Carcinoid

- Biến chứng tim mạch: hội chứng carcinoid có thể gây một số biến cố trên hệ tuần hoàn, và được gọi chung là bệnh tim carcinoid. Hội chứng carcinoid thường gây ảnh hưởng nhiều đến buồng tim phải hơn buồng tim trái, nguyên nhân và cơ chế hiện chưa được nghiên cứu rõ.

+ Trên hệ thống van tim: bệnh nhân có thể có hiện tượng dày các lá van. Một số van có tỷ lệ tổn thương cao là van hai lá, van ba lá (gây hở van) và van động mạch phổi (gây hiện tượng hẹp van).

+ Trên nội tâm mạc: gây hiện tượng dày lớp nội tâm mạc.

+ Dày thành mạch máu.

+ Biến chứng nặng nề và ở giai đoạn cuối là suy tim.

Biến chứng nặng nề và ở giai đoạn cuối là suy tim.

Biến chứng nặng nề và ở giai đoạn cuối là suy tim.

- Biến chứng trên hệ tiêu hoá:

+ Tắc ruột: các khối u có kích thước lớn có thể gây hiện tượng tắc ruột hoặc bán tắc ruột do khối u. Nếu hiện tượng tắc ruột không được phát hiện và xử trí kịp thời, vùng ruột bị tắc có thể hoại tử do thiểu dưỡng. Sau đó các vi khuẩn kí sinh trong đường ruột sẽ phát triển gây tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

+ Loét dạ dày: thường gặp ở những bệnh nhân có khối u carcinoid trong dạ dày. Một số khối u gây tăng tiết dịch vị đặc biệt là gastrin, gây viêm, loét dạ dày, thậm chí gây thủng.

- Biến chứng lên hệ nội tiết

+ Hội chứng Cushing; thường gặp do những khối u carcinoid ở phổi., đặc biệt trên nền ung thư phổi tế bào nhỏ. Các khối u này tiết ra ACTH - đây là hormon hướng thượng thận. Hormon này sẽ kích thích tuyến thượng thận tăng sinh tế bào và tăng sản xuất các hormon trong đó có cortisol. Dưới tác động của cortisol, cớ thể sẽ có những triệu chứng như béo trung tâm, rậm lông, mặt tròn, đỏ, giãn các mao mạch dưới da, lớp mỡ dưới da dày chủ yếu vùng bụng, đì và mông, da mỏng…

+ Bệnh to đầu chi: một số khối u carcinoid ở phổi có thể sản xuất ra GH - Growth Hormon). Đây là yếu tố tăng trưởng do tuyến yên tiết ra. Dưới tác đông của hormon này cơ thể sẽ tăng khối lượng cơ, tăng chiều dài xương…Tuy nhiên, ở người trưởng thành, nếu lượng hormon GH dư thừa sẽ gây dày màng xương và làm đầu chi to lên.

Tiến triển

- Việc tiên lượng với các bệnh nhân mắc hội chứng carcinoid chủ yếu dựa trên tiên lượng của khối u đã gây nên hội chứng này. Đa số các khối u carcinoid tiến triển chậm, tiên lượng sống phụ thuốc vào vị trí, mức độ di căn của khối u. Nếu khối u chưa di căn tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến trên 90% và khi đã có di căn thì tỷ lệ sống sau 5 năm vẫn trên 60%.

- Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc mắc hội chứng carcinoid làm gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư:

+ Khối u carcinoid ở phổi: làm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

+ Khối u ở hệ tiêu hoá làm gia tăng nguy cơ ung thư ú, ung thư phổi, ung thư dại tràng, ung thư bàng quang.


Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Carcinoid

- Trước đây, khi chưa có sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và những xét nghiệm sinh hoá chuyên sâu, việc chẩn đoán dựa trên việc thực hiện một số nghiệm pháp ở những đối tượng có triệu chứng nghi ngờ. Bác sĩ sẽ thực hiện một số nghiệm pháp với cathecholamin, calcigluconat hoặc rượu để gây triệu chứng đỏ mặt.

Xét nghiệm chẩn đoán Hội chứng Carcinoid

Xét nghiệm chẩn đoán Hội chứng Carcinoid

- Ngày nay việc chẩn đoán có thể tiến hành nhờ vào xét nghiệm 5-hydroxyindoleacetic axit trong nước tiểu. Đây là chất chuyển hoá của Serotonon. Việc định lượng Serotonin hầu như không thể tiến hành được do serotonin bị chuyển hoá rất nhanh.

- Cách tiến hành xét nghiệm:

+ Bệnh nhân hạn chế các thuốc và thực phẩm làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như hạt óc chó, chuối, mận, cà tím… hoặc một số thuốc như phenothiazine trong vòng hai ngày.

+ Đến ngày thứ 3 bệnh nhân được hướng dẫn thu thập mẫu nước tiểu 24h và làm định lượng 5-HIAA.

+ Kết quả: Nếu 5-HIAA <10mg/ngày (52mcmol) thì bệnh nhân không mắc hội chứng carcinoid. Nếu 5-HIAA cao trên 50 mg/ngày (260 mcmol) thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng carcinoid.

- Chẩn đoán vị trí khối u: có thể sử dụng phương pháp chup cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính để đánh giá vị trí và kích thước khối u. Ngoài ra có thể chụp cắt lớp phát xa positron (PET/CT) để chẩn đoán mức độ di căn của khối u carcinoid.

Chẩn đoán phân biệt

- Cần chẩn đoán phân biệt với những nguyên nhân khác có thể gây triệu chứng tương tự như lupus, sau uống rượu, triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, ung thư tuyến giáp thể tuỷ…

- Chẩn đoán phân biệt với những trường hợp tăng 5-HIAA do những nguyên nhân liên quan đến thức ăn và thuốc sử dụng.


Các biện pháp điều trị Hội chứng Carcinoid

Việc điều trị hội chứng carcinoid bao gồm điều trị liên quan đến khối u và điều trị làm giảm triệu chứng lâm sàng của hội chứng carcinoid.

Điều trị liên quan đến khối u

- Nếu khối u vẫn khu trú, chưa có di căn, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u vẫn đang là phương pháp được ưu tiên hàng đầu. Sau khi loại bỏ được khối u thì các triệu chứng của hội chứng carcinoid cũng sẽ hết theo.

- Nếu khối u đã di căn thì phương pháp chủ yếu là làm nhỏ khối u và hạn chế quá trình tiến triển.

+ Nút mạch: thường áp dụng với các khối u ở gan hoặc khối u di căn đến gan. Việc nút mạch sẽ làm giảm lượng máu đến khối u, làm khối u giảm kích thước. Tuy nhiên đây là một thủ thuật xâm lấn và có nhiều nguy cơ như gây thuyên tắc mạch.

+ Điều trị bằng sóng có tần số Radio (RFA): dưới hướng dẫn của siêu âm, dùng máy phát năng lượng có tần số Radio, để tiêu diệt tế bào trong khối u. Thủ thuật này ít nguy cơ hơn so với phương pháp nút mạch.

Điều trị bằng sóng có tần số Radio (RFA)

Điều trị bằng sóng có tần số Radio (RFA)

+ Ngoài ra, việc điều trị bằng hoá chất cũng có tác dụng làm giảm kích thước khối u.

+ Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Octreotide - một đồng vận của Somatostatin cũng có tác dụng làm chậm tiến triển của khối u Carcinoid.

Điều trị triệu chứng

- Tình trạng giãn mạch, đỏ bừng mặt có thể sử dụng một số phương pháp điều trị như:

+ Sử dụng octreotide

+ Tamoxifen (chất đối kháng recetor của estrogen) hoặc interleukin alpha cũng được đánh giá có tác dụng làm giảm triệu chứng đỏ bừng mặt trong thời gian ngắn.

+ Một số thuốc cũng có tác dụng giảm tình trạng này nhưng ít được sử dụng hơn như kháng histamin thụ thể H2, phenothiazine.

+ Cortioid được dùng để điều trị những bệnh nhân có triệu chứng đỏ mặt do u carcinoid phế quản.

- Tiêu chảy: có thể điều trị bằng thuốc đối kháng với serotonin ở ngoại vi hoặc dùng codein, loperamide…

Tài liệu tham khảo:

1. Jonathan R Strosberg, MD, 2021, Diagnosis of carcinoid syndrome and tumor localization, uptodate.

2. Jonathan R Strosberg, MD , Clinical features of carcinoid syndrome, uptodate.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ