Bác sĩ: ThS.BS Nguyễn Thu Trang
Chuyên khoa: Da liễu
Năm kinh nghiệm:
Hồng ban đa dạng (Erythema multiforme - EM) là một bệnh cấp tính ảnh hưởng đến da và niêm mạc, có cơ chế miễn dịch và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc trưng của bệnh là tổn thương da hình bia bắn, có thể kèm theo tổn thương ở niêm mạc.
Nhiều yếu tố được xác định có liên quan đến EM.
2.1. Yếu tố nhiễm trùng:
Nhiễm trùng: chiếm đến 90% các trường hợp, chủ yếu là Herpes simplex virus (HSV). HSV1 phổ biến hơn HSV2. Với trẻ nhỏ, vai trò của Mycoplasma pneumoniae cũng là một nguyên nhân quan trọng gây EM.
2.1. Yếu tố do thuốc:
Thuốc: chiếm tỷ lệ dưới 10%. Hay gặp nhất là nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhóm sulfonamides, thuốc chống động kinh và kháng sinh.
2.1. Các nguyên nhân khác:
Bệnh ác tính, bệnh tự miễn, phóng xạ, tiêm chủng, .…
3.1 Triệu chứng lâm sàng
3.1.1 Tổn thương da
- Tổn thương điển hình của hồng ban đa dạng có hình bia bắn, dạng tròn với đường kính dưới 3cm, ranh giới rõ ràng so với vùng da lành.Chúng có ít nhất ba vòng tròn đồng tâm, với hai vòng ngoài mang màu sắc khác nhau và bao quanh một lõi trung tâm sẫm màu. Khu vực trung tâm này là nơi thượng bì bị phá hủy, có thể hình thành mụn nước hoặc vảy tiết.
Tổn thương hình bia bắn: (1) quầng đỏ tươi, (2) vòng đỏ nhạt màu, (3) dát thẫm màu hoặc (4) mụn nước trung tâm ở lòng bàn tay.
Tổn thương hình bia bắn: (1) quầng đỏ tươi, (2) vòng đỏ nhạt màu, (3) mụn nước trung tâm, đóng vảy tiết - vị trí mu bàn tay
- Ngoài ra, trên da bệnh nhân còn có các tổn thương khác như dát đỏ, sẩn phù, mụn nước, bọng nước.
- Vị trí tổn thương: Các tổn thương thường xuất hiện trên tay chân và khuôn mặt, đặc biệt ở mặt duỗi của cánh tay, cẳng tay và lòng bàn tay. Tại một số khu vực như khuỷu tay và đầu gối, chúng phần lớn tập trung thành từng cụm.
- Hiện tượng Koebner có thể xuất hiện, khi các tổn thương dạng bia bắn hình thành trên vùng da chịu tác động hoặc tổn thương.
3.1.2 Tổn thương niêm mạc
- Tổn thương niêm mạc thường gặp và thường xuất hiện đồng thời với tổn thương da. Trường hợp chỉ có tổn thương niêm mạc mà không kèm theo tổn thương da rất hiếm gặp.
- Tổn thương trợt ở miệng là biểu hiện phổ biến nhất, gặp ở 70% bệnh nhân, thường xuất hiện tại niêm mạc môi, niêm mạc má và niêm mạc lợi. Ngoài ra, tổn thương cũng có thể xuất hiện ở niêm mạc sinh dục và niêm mạc mắt.
3.1.3 Biểu hiện toàn thân
- Các triệu chứng toàn thân trong hồng ban đa dạng thể nặng thường gặp và có thể xuất hiện trước khi tổn thương da phát triển. Những biểu hiện này bao gồm đau và sưng khớp, sốt, mệt mỏi, cùng với viêm phổi không điển hình.
3.1.4. Tiến triển
- Hồng ban đa dạng thể điển hình là bệnh da tự giới hạn. Đa số các tổn thương xuất hiện trong 3-5 ngày và thường khỏi sau 1-2 tuần. Thời gian từ khi khởi phát đến khi khỏi thường dưới 4 tuần. Một số trường hợp có tổn thương niêm mạc thì bệnh có thể kéo dài đến 6 tuần.
- Tổn thương da thường lành mà không để lại sẹo nhưng có thể gây dát tăng sắc tố kéo dài. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương niêm mạc có thể dẫn đến các di chứng như viêm màng bồ đào,viêm giác mạc, sẹo kết mạc, sẹo thực quản,…
- Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm Herpes simplex hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý.
- Nếu bạn có tiền sử bị Herpes simplex tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus (như Acyclovir) để phòng ngừa.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây phản ứng (kháng sinh nhóm sulfa, NSAIDs, thuốc chống co giật, v.v.) nếu có tiền sử dị ứng.
- Kiểm tra kỹ thành phần mỹ phẩm, hóa chất, thực phẩm trước khi sử dụng để tránh dị ứng.
- Nếu bạn có bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý mạn tính khác, hãy tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ bùng phát hồng ban đa dạng.
- Nếu từng bị hồng ban đa dạng, hãy trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn phòng ngừa tái phát.
- Khi có dấu hiệu bất thường trên da như phát ban, nổi mẩn đỏ, sưng đau, cần thăm khám sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Các xét nghiệm cơ bản bao gồm công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và sinh hóa máu, giúp đánh giá các rối loạn nếu có và xác định sơ bộ nguyên nhân.
- Mô bệnh học: Hình ảnh mô bệnh học của hồng ban đa dạng không mang tính đặc hiệu để chẩn đoán xác định nhưng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt. Dấu hiệu sớm nhất trên giải phẫu bệnh là sự hoại tử của tế bào sừng, tiếp đến là phù nề lớp gai và thoái hóa từng điểm của tế bào đáy. Bên cạnh đó, còn quan sát thấy tình trạng xâm nhập viêm dạng lichen ở mức độ nhẹ đến vừa của tế bào lympho và mô bào tại ranh giới giữa thượng bì và trung bì.
Mô bệnh học hồng ban đa dạng - (1) tết bào dị sừng, thoái hóa lớp đáy (2), xâm nhập viêm bạch cầu đơn nhân (3).
- Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trong hồng ban đa dạng không mang tính đặc hiệu, nhưng có thể cho thấy sự lắng đọng của IgM và C3 tại ranh giới thượng bì trung bì hoặc xung quanh các tế bào thượng bì hoại tử.
- Xét nghiệm xác định nguyên nhân do vi sinh vật:
3.3 Chẩn đoán xác định
Việc chẩn đoán hồng ban đa dạng chủ yếu dựa trên biểu hiện lâm sàng, nhưng trong những trường hợp không điển hình, có thể cần thêm xét nghiệm mô bệnh học để hỗ trợ xác định.
3.4 Chẩn đoán mức độ nặng
Dựa vào vị trí và số lượng tổn thương niêm mạc, hồng ban đa dạng được chia thành hai cấp độ:
3.5 Chẩn đoán phân biệt
- Tổn thương da
- Tổn thương niêm mạc
Hồng ban đa dạng thường tự thuyên giảm trong vòng 3 - 6 tuần, do đó, phương pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ và giám sát tiến trình bệnh.
4.1 Nguyên tắc điều trị
- Xác định, loại bỏ và điều trị theo căn nguyên nếu có thể phát hiện.
- Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ, giai đoạn và nguyên nhân gây bệnh.
4.2 Điều trị cụ thể
4.2.1 Điều trị tại chỗ:
- Tổn thương niêm mạc và da:
- Tổn thương mắt cần được khám chuyên khoa để can thiệp kịp thời, ngăn ngừa di chứng.
4.2.2 Điều trị toàn thân:
- Corticosteroid: với thể nặng, liều tương đương 40-60mg prednisolon/ngày, giảm liều dần trong 2-4 tuần. Tuy nhiên vài trường hợp báo cáo không mang lại hiệu quả, kéo dài thời gian điều trị
- Bồi phụ nước, điện giải.
- Kháng histamin nếu có ngứa.
4.2.3 Hồng ban đa dạng tái phát
- Tránh tái phát bằng điều trị kháng virus kéo dài liên tục 6 tháng - 2 năm hoặc ức chế miễn dịch.
- Kháng virus được chỉ định phòng ngừa tái phát đối với HBĐD liên quan virus (HSV1, HSV2). Liều acyclovir 400mg x 2 lần/ngày hoặc valacyclovir 500mg x 2 lần/ngày hoặc famciclovir 250mg x 2 lần/ngày.
- Trường hợp HBĐD thể nặng tái phát, không đáp ứng với kháng virus: azathioprin (100 - 150 mg/ngày hoặc 2 mg/kg/ngày ở bệnh nhân có hoạt tính methyltransferase bình thường), mycophenolate mofetil (1000mg x 2 lần/ngày) hoặc dapson (100 - 200 mg/ngày).
- Theo David và cộng sự: các bệnh nhân HBĐD tái phát 77% không đáp ứng với corticoid toàn thân, 69% đáp ứng hoàn toàn với thuốc kháng virus liên tục ( 1 năm). Các thuốc khác: dapson, MMF, HCQ, azathioprin, colchicin, methotrexat cho thấy có đáp ứng trong các trường hợp báo cáo riêng lẻ khi bệnh nhân không đáp ứng với kháng virus.
4.2.3 Hồng ban đa dạng dai dẳng
- Dapsone 100 mg/ngày hoặc azathioprin 100 - 150mg/ngày hoặc prednisolon 40 - 60mg trong 2 - 3 tuần đáp ứng tốt cho các tổn thương niêm mạc.
- Lenalidomid 50 - 100 mg/ngày trong 6 - 12 tháng cho HBĐD tái phát và dai dẳng không đáp ứng với kháng virus, dapson hoặc prednisolon. Theo Chia-Wei Chen và cộng sự, thalidomide là lựa chọn tốt cho hồng ban đa dạng dai dẳng, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ tái phát sau khi dừng thuốc.
- Các phương pháp khác: thuốc chống sốt rét, human immunoglobulin, interferon-a, tamoxifen, zinc sulfat, cimetidin, cyclosporin, methyl prednisolon liều pulse có hiệu quả trong các báo cáo case lâm sàng riêng lẻ.
4.2.4 Điều trị hỗ trợ
- Bù nước, điện giải, dinh dưỡng (thức ăn lỏng, dinh dưỡng đường tĩnh mạch) cho các trường hợp hồng ban đa dạng mức độ nặng, tổn thương niêm mạc nặng, khó khăn trong ăn uống.
- Giảm ngứa bằng kháng histamin H1, hạ sốt, vệ sinh mũi họng.
Hồng ban đa dạng là bệnh da liễu do nhiễm trùng, phản ứng thuốc hoặc rối loạn miễn dịch. Điều trị tùy mức độ, bao gồm thuốc kháng virus, kháng histamin hoặc corticosteroid. Để phòng bệnh, cần giảm thiểu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Qúy khách hàng đặt lịch khám bệnh tại MEDLATEC vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!