Bác sĩ: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh
Năm kinh nghiệm:
Huyết khối tĩnh mạch sâu là loại bệnh lý xuất hiện do tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể, nguyên nhân thường gặp do các cục máu đông trong lòng mạch làm bít tắc, dẫn đến ứ trệ dòng máu trong tĩnh mạch ngoại vi và không trở về tim được.
Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu thường hay gặp ở tĩnh mạch chi dưới như tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu… tuy nhiên cũng có thể gặp ở các tĩnh mạch khác như tĩnh mạch não, tĩnh mạch chủ bụng…
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ người cao tuổi thường gặp nhiều hơn. Đặc biệt là ở những đối tượng nguy cơ như người yếu liệt không vận động được, người bị ung thư, người bệnh nằm lâu ngày hoặc có lối sinh hoạt lười vận động, hay thậm chí có thể gặp ở những bệnh nhân sau phẫu thuật…
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó các biến chứng xảy ra khi cục huyết khối ở tĩnh mạch di chuyển về tim và đi ra các động mạch ngoại vi gây tắc mạch máu ở tim, ở não hay ở phổi là các biến chứng nguy hiểm nhất. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi… đây đều là các bệnh lý có thể bắt nguồn từ huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó, khi chúng ta hiểu rõ về bệnh lý này, từ đó dự phòng - phát hiện - điều trị sớm chính là góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng kể trên.
Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu thường liên quan đến vị trí bị huyết khối tĩnh mạch. Mặc dù tất cả những tĩnh mạch sâu đều có nguy cơ bị huyết khối, tuy nhiên vị trí thường hay gặp ở vùng chậu, vùng đùi hoặc vùng cẳng chân…
Đau chân là một trong những triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có thể kể đến như:
Đau ngực có thể là triệu chứng của biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Các triệu chứng kể trên thường không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó khi người bệnh có các triệu chứng khác thường, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu nếu có, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng.
Nguyên nhân hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch thường do tổn thương bên trong lòng tĩnh mạch, có thể nhiễm trùng, chấn thương hay các bệnh lý viêm nhiễm hay rối loạn đông máu trong cơ thể. Ngoài ra, ở những người bệnh có yếu tố nguy cơ, việc hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ xuất hiện dễ hơn. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn người bình thường. Các yếu tố nguy cơ gồm có:
Tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và hỏi bệnh, đánh giá các yếu tố nguy cơ cũng như các triệu chứng thực thể trên người bệnh, từ đó định hướng chẩn đoán và các bệnh lý cần phân biệt, cũng như đánh giá xem mức độ, giai đoạn bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ bổ sung bằng các xét nghiệm máu cũng như các thăm dò khác về chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ.
các xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đông máu cơ bản hay chỉ số D-dimer; các xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch - đặc biệt ở những bệnh nhân rối loạn đông máu hay tiểu cầu cao. Ngoài ra các xét nghiệm thăm dò khác về sinh hoá máu cũng rất quan trọng trong đánh giá chức năng gan - thận, giúp lên kế hoạch điều trị cho người bệnh sau này.
Siêu âm tĩnh mạch là thăm dò đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất trong bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là kĩ thuật không xâm lấn, có thể thực hiện được nhiều lần với chi phí rẻ, thực hiện được ở nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên kĩ thuật này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của bác sĩ siêu âm cũng như độ phân giải của máy. Trên siêu âm tĩnh mạch, có thể đánh giá được vị trí xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu, kích thước của huyết khối, đánh giá mức độ bít tắc tĩnh mạch; từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh. Đồng thời siêu âm còn giúp theo dõi tiến triển bệnh lý, kiểm tra lại trong quá trình điều trị, đánh giá mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh. Trong một số trường hợp khó, các tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể, bị vướng hơi trong ruột hoặc bị các xương che kín, sóng siêu âm không thể xuyên tới được, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thăm dò hỗ trợ chẩn đoán.
Chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu
Là kĩ thuật sử dung tia X chiếu qua vùng cơ thể cần thăm khám, máy sẽ mã hoá tín hiệu thu được và dựng lên hình ảnh các cơ quan - bộ phận trong vùng thăm khám, từ đó xác định được chính xác vị trí, số lượng, kích thước, tình trạng bít tắc cũng như các bệnh lý đi kèm. Đồng thời có thể xác định được nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu như chấn thương, khối u hay các ổ nhiễm trùng.. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chụp được cắt lớp vi tính, kĩ thuật này sử dụng tia X nên có thể gây bức xạ, nên chỉ chụp khi bác sĩ yêu cầu, hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc phụ nữ có thai. Không những thế, do phải sử dụng thuốc cản quang i-ốt tiêm vào lòng mạch, do đó không thể sử dụng được cho những người bệnh dị ứng với thuốc. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp cộng hưởng từ để thay thế.
Kĩ thuật này sử dụng từ trường để ghi lại hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể, do không sử dụng tia X nên không gây bức xạ, an toàn cho phụ nữ có thai và trẻ em. Đồng thời do thời gian chụp lâu, một số người bệnh không nằm yên được do đau nhức, hay do hội chứng sợ buồng kín, hoặc trẻ nhỏ không chịu nằm yên, cần sự hỗ trợ của bác sĩ gây mê. Hình ảnh cộng hưởng từ mang lại sẽ cung cấp rõ hơn về các cấu trúc phần mềm trong cơ thể như động mạch, tĩnh mạch, cơ - mô. Từ đó góp phần quan trọng trong xác định huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
Chụp tĩnh mạch số hoá xoá nền là phương pháp chẩn đoán hình ảnh xâm lấn, vừa có tác dụng chẩn đoán đồng thời cũng là phương pháp tái thông lòng mạch bằng ống hút, giúp phá tan cục máu đông, nhanh chóng lập lại lưu thông dòng chảy trong tĩnh mạch người bệnh. Tuy nhiên đây là kĩ thuật khó, cần máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nên không phải cơ sở nào cũng có thể xử lý được.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chủ yếu là tái thông dòng máu, ngăn ngừa cục máu đông phát triển và di chuyển gây các biến chứng khác. Trong đó, điều trị nội khoa là phương pháp chủ yếu được ưu tiên, người bệnh có thể được sử dụng thuốc chống đông, làm cho cục máu đông có thể tan ra hoặc không tăng lên, từ đó giảm sự phát triển của cục máu đông. Trong một số trường hợp còn cần kết hợp các can thiệp như đặt lưới lọc tĩnh mạch, can thiệp nội mạch lấy cục máu đông. Các chỉ định can thiệp hay điều trị đều tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, do đó cần nghiêm ngặt tuân thủ quy trình điều trị, để hiệu quả điều trị cao nhất, tránh các biến chứng cũng như giảm nguy cơ tái phát.
Để dự phòng mắc bệnh cũng như dự phòng tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ điều trị theo y lệnh của bác sĩ, tái khám đúng thời gian hẹn. Ngoài ra chế độ ăn uống - sinh hoạt cần điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, tích cực vận động. Đồng thời tránh xa các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng bia rượu… và theo dõi các triệu chứng trong cơ thể - đặc biệt là các triệu chứng chảy máu khi đang sử dụng thuốc chống đông. Khi có bất kì sự thay đổi nào trong người, bệnh nhân cần tái khám ngay để bác sĩ kịp thời điều chỉnh.
Hãy đến ngay bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Tại đây chúng tôi có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ - chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc tiên tiến hàng đầu; giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho từng người bệnh.
Liên hệ 1900 56 56 56 để biết thêm thông tin chi tiết cũng như đặt lịch khám tại bệnh viện.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!