Bác sĩ: Bác sĩ. Võ Thị Lê
Chuyên khoa:
Năm kinh nghiệm:
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là một dạng của huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep venous thrombosis - DVT) - là loại rối loạn tim mạch khá phổ biến gây ra do các yếu tố làm tăng đông máu, hay gây ra biến cố tắc mạch phổi và nếu không được chẩn đoán kịp thời biến chứng này có thể gây ra tử vong cho người bệnh.
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể được phát hiện sớm và dự phòng để cải thiện tiên lượng sống còn cho người bệnh.
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chẩn đoán cũng như điều trị và dự phòng Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới - căn bệnh khá phổ biến nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm trong thực hành lâm sàng hiện nay.
Sơ đồ tĩnh mạch chi dưới nhìn từ phía trước chân phải
Có 3 yếu tố chính gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, bao gồm:
Ứ trệ: ứ máu tĩnh mạch dẫn đến tuần hoàn tĩnh mạch chi dưới ứ trệ thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối. Các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này như bất động thời gian dài trên các bệnh nhân di chứng đột quỵ não, gây mê toàn thân kéo dài (thời gian gây mê trên 30 phút), liệt tứ chi do tổn thương tủy sống, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,..
Tăng đông máu: nhiều nguy cơ gây tăng đông máu như ung thư, béo phì, mang thai, điều trị hormone estrogen, dùng thuốc tránh thai kéo dài, viêm ruột, hội chứng thận hư, nhiễm khuẩn huyết, tăng đông máu do di truyền.
Tổn thương nội mô: tổn thương tế bào nội mô thúc đẩy sự hình thành huyết khối, thường bắt đầu ở các van tĩnh mạch. có thể xảy ra sau các thủ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, chấn thương, tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu,...
Cả hai giới đều có nguy cơ mắc VTE lần đầu như nhau, nam giới có nguy cơ huyết khối tái phát cao hơn.
Chủ yếu ở người bệnh cao tuổi và tỷ lệ này tăng đáng kể theo tuổi tác
Tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao ở nữ thanh thiếu niên do mang thai và sử dụng thuốc tránh thai đường uống
Tỷ lệ mắc bệnh thấp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ em là trong giai đoạn sơ sinh, tiếp theo là một đỉnh khác ở tuổi vị thành niên.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn nhiều so với phụ nữ không mang thai ở cùng độ tuổi và nguy cơ này đã được chứng minh là cao hơn sau khi sinh mổ so với sau khi sinh thường và tăng cao trong 6 tuần sau sinh.
- Huyết khối đoạn xa: khi tĩnh mạch vùng cẳng chân bị ảnh hưởng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể có hoặc không có triệu chứng. Triệu chứng thường xuất hiện ở một bên chân. Giai đoạn sớm có thể triệu chứng kín đáo làm thầy thuốc khó phát hiện, yêu cần thăm khám cẩn thận, kỹ càng, đặc biệt khai thác tiền sử người bệnh có các yếu tố nguy cơ cao gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới rất có ý nghĩa trong chẩn đoán
Khai thác triệu chứng cơ năng như đau hoặc dị cảm ở bắp chân
Khám thực thể: so sánh hai chân
Thay đổi màu sắc da và sưng một bên chân trong huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
- Viêm tĩnh mạch.
- Hội chứng hậu huyết khối, một tình trạng suy tĩnh mạch mãn tính thường xảy ra sau huyết khối tĩnh mạch sâu, có khả năng gây tàn tật, đặc trưng bởi sưng chân, đau, phù, loạn dưỡng, loét, xuất hiện sau 1 năm bị DVT ở 17% đến 50% trường hợp.
- Thuyên tắc phổi (pulmonary embolism - PE).
- Tăng áp phổi do huyết khối mạn tính.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới tái phát.
- Huyết khối có thể lan rộng sang bên đối diện/
- Loét da, hoại tử chi.
- Tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim do cục máu đông.
- Người bệnh trên 40 tuổi.
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
- Yếu tố di truyền: Đột biến gen prothrombin G20210A, Yếu tố V Leiden, thiếu hụt protein S, protein C, thiếu hụt antithrombin III.
- Hội chứng kháng phospholipid.
- Tăng homocystein máu .
- Phụ nữ mang thai nguy cơ huyết khối cao hơn so với phụ nữ không mang thai cùng lứa tuổi (ít vận động, ngồi lâu), cơ chế do tăng đông cũng như cản trở hồi lưu tĩnh mạch, sinh mổ nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cao hơn so với sinh thường, tỷ lệ bệnh tăng cao ở thời kỳ hậu sản.
- Dùng thuốc tránh thai đường uống kéo dài, liệu pháp hormon estrogen trong điều trị tiền mãn kinh.
- Sử dụng ma túy đường tĩnh mạch.
- Người bệnh phải nhập viện nằm lâu một chỗ, đặc biệt trong khoa nội, chấn thương chỉnh hình, khoa hồi sức, bất động lâu dài trong di chứng tai biến mạch máu não, chấn thương có bó bột hoặc phẫu thuật ít vận động đi lại tối thiểu 3 ngày.
- Người bệnh suy hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng nặng sau đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.
- Mắc các bệnh như: Suy tim phải, đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tĩnh mạch chi dưới.
- Rối loạn sinh tủy, bệnh tạo keo.
- Bệnh lý ác tính đặc biệt ung thư phổi.
- Phẫu thuật lớn như mổ bắc cầu nối động mạch vành, phẫu thuật ung thư, có gây mê toàn thân (tăng lên nếu thời gian gây mê trên 30 phút).
- Sau phẫu thuật sản khoa như mổ lấy thai, cấp cứu sản khoa như tiền sản giật, trong thời kỳ hậu sản (dưới 6 tuần sau sinh).
- Phẫu thuật lớn vùng chi dưới như thay khớp háng hoặc phẫu thuật gãy xương đùi, gãy xương chậu, chấn thương cột sống.
Cải thiện các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như:
- Thừa cân, béo phì.
- Hạn chế đứng ngồi lâu một tư thế.
- Phụ nữ có thai nên vận động thích hợp tránh ngồi lâu một chỗ.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước để tránh táo bón.
- Chủ động tầm soát kỹ càng trên người bệnh có triệu chứng nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu, đặc biệt trên nền các bệnh lý nguy cơ cao gây huyết khối như: Hội chứng thận hư, lupus ban đỏ hệ thống, ung thư, đột quỵ não di chứng liệt nửa người, Tổn thương tủy sống có liệt tứ chi, béo phì, phụ nữ có thai, người đã trải qua phẫu thuật lớn vùng chi dưới như thay khớp háng,...
- Điều trị dự phòng bằng các biện pháp dược lý hoặc cơ học với các bệnh nhân được đánh giá nguy cơ cao huyết khối tĩnh mạch sâu, thường ưu tiên sử dụng chống đông trừ khi có chống chỉ định.
Chẩn đoán chính xác huyết khối tĩnh mạch sâu là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa biến chứng cấp tính có khả năng gây tử vong như thuyên tắc phổi (PE) và các biến chứng lâu dài như hội chứng hậu huyết khối. Điều quan trọng nữa là tránh điều trị không hợp lý bằng thuốc chống đông máu có nguy cơ chảy máu cao ở những bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với tình trạng này.
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng kết hợp xét nghiệm máu và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ.
Đôi khi việc thăm khám lâm sàng để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới khá khó khăn, vì vậy đã có nhiều nghiên cứu cho ra đời các công cụ để xác định bệnh nhân có nguy cơ cao trong môi trường ngoại trú, trong đó thang điểm Wells do Wells và các cộng sự nghiên cứu là hệ thống tính điểm được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay. Điểm Wells giúp chia nhóm bệnh DVT thành các nhóm có xác suất thấp, trung bình và cao dựa trên biểu hiện lâm sàng và các yếu tố nguy cơ.
Đặc điểm lâm sàng | Điểm |
Bệnh nhân đang điều trị ung thư 6 tháng gần đây hoặc đang điều trị giảm nhẹ | 1 |
Liệt, yếu cơ hoặc các bất động chi dưới gần đây | 1 |
Gần đây có nằm liệt giường từ 3 ngày trở lên hoặc phẫu thuật lớn trong vòng 12 tuần trước đó cần gây mê toàn thân hoặc gây tê vùng | 1 |
Đau cục bộ dọc theo hệ thống phân bố của tĩnh mạch sâu | 1 |
Sưng toàn bộ chân | |
Sưng bắp chân lớn hơn ít nhất 3cm so với bên chân không có triệu chứng (đo ở vị trí thấp hơn củ xương chày 10cm) | 1 |
Tuần hoàn bàng hệ tĩnh mạch nông chi dưới (không phải là chứng giãn tĩnh mạch) | 1 |
Tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch sâu | 1 |
Chẩn đoán thay thế nhiều khả năng khác hơn là chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu | -2 |
Tiêu chuẩn Wells dự đoán nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu
Hệ thống thang điểm Wells cho huyết khối tĩnh mạch sâu:
Xét nghiệm máu:
- D-dimer: Đây là dấu ấn sinh học được công nhận tốt nhất để đánh giá ban đầu ở người bệnh nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu. Sự kết hợp của phân tầng nguy cơ lâm sàng và xét nghiệm D-dimer có thể loại trừ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở hơn 25% bệnh nhân có triệu chứng.
Xét nghiệm D-dimer có độ nhạy cao (giá trị lên đến 95%), nhưng độ đặc hiệu kém để chứng minh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, vì nó còn tăng trong nhiều bệnh lý khác, tuy nhiên trị âm tính của D-dimer có thể có ý nghĩa loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu.
Các nguyên nhân khác gây ra kết quả D-dimer âm tính giả là đến khám muộn (triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần) và huyết khối tĩnh mạch sâu nhỏ dưới đầu gối.
- Xét nghiệm máu khác:
Ngoài D-dimer có giá trị chẩn đoán cao, bác sĩ lâm sàng còn chỉ định các xét nghiệm như công thức máu, đông máu, máu lắng (VSS), chức năng gan, chức năng thận, đường máu, điện giải đồ, tổng phân tích nước tiểu
- Siêu âm tĩnh mạch
Siêu âm tĩnh mạch là phương pháp được lựa chọn ở những bệnh nhân nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu.
Siêu âm tĩnh mạch không xâm lấn, an toàn, có sẵn và tương đối rẻ.
Có ba loại siêu âm tĩnh mạch: siêu âm B-mode, siêu âm kết hợp giữa chụp B-mode và phân tích dạng sóng Doppler và chỉ chụp Doppler màu.
Siêu âm B-mode thường được thực hiện trên các tĩnh mạch sâu gần, đặc biệt là tĩnh mạch đùi chung, đùi và khoeo, trong khi siêu âm doppler màu kết hợp B-mode hoặc siêu âm doppler màu thường được sử dụng để nghiên cứu tĩnh chậu hoặc tĩnh mạch xa như bắp chân.
Ở nhiều trung tâm, siêu âm chỉ giới hạn ở các tĩnh mạch gần (từ tĩnh mạch đùi chung về phía vùng tĩnh mạch bắp chân nơi chúng hợp với tĩnh mạch khoeo), độ nhạy là 97%. Đối với huyết khối tĩnh mạch sâu ở tĩnh mạch cẳng chân, độ nhạy chỉ là 73%. Vì bắp chân xa không được quét, nên người ta đã chứng minh rằng nên siêu âm lại sau 1 tuần (xét nghiệm nối tiếp) nếu kết quả âm tính để phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu lan vào các tĩnh mạch gần.
Quy trình siêu âm: Để người bệnh nằm ngửa, có thể nâng đầu 30 độ nhằm mục đích dồn máu về phía tĩnh mạch chi dưới tạo điều kiện quan sát rõ hơn các tĩnh mạch. Đặt chân ở tư thế nghiêng ngoài, gập đầu gối. Đây là tư thế thường được các bác sĩ siêu âm sử dụng nhất nhằm giúp bộc lộ tĩnh mạch sâu chi dưới để dễ quan sát trên đầu dò siêu âm, tư thế này còn giúp các bác sĩ khảo sát tĩnh mạch đùi chung đến tĩnh mạch khoeo mà không cần phải đặt lại tư thế bệnh nhân.
Tiêu chuẩn siêu âm chính để phát hiện huyết khối tĩnh mạch là không nén được lòng tĩnh mạch dưới áp lực đầu dò nhẹ.
Kiểm tra siêu âm tĩnh mạch lặp lại hoặc theo chuỗi được chỉ định để kiểm tra ở những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ cao về DVT mà siêu âm ban đầu không phát hiện được hoặc không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Kiểm tra theo chuỗi được thấy là không cần thiết đối với những bệnh nhân mà điểm Wells không có khả năng mắc DVT và có xét nghiệm D-dimer âm tính.
Quy trình siêu âm tĩnh mạch chi dưới
Chụp tĩnh mạch cản quang là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán xác định đối với huyết khối tĩnh mạch sâu, tuy nhiên không được chỉ định ngay từ ban đầu do là kỹ thuật xâm lấn, nhiều tai biến và chi phí khá cao. Trong trường hợp các xét nghiệm không xâm lấn khác như D-dimer, siêu âm không thể chẩn đoán được nhưng bác sĩ lâm sàng vẫn nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, khi đó người bệnh sẽ được chỉ định chụp tĩnh mạch cản quang để đánh giá
Đặt ống thông vào tĩnh mạch bàn chân bằng cách tiêm thuốc cản quang, thường không chứa iốt, ví dụ như Omnipaque. Một lượng lớn Omnipaque pha loãng với nước muối sinh lý sẽ giúp làm đầy tĩnh mạch sâu tốt hơn và cải thiện chất lượng hình ảnh.
Dấu hiệu chính đáng tin cậy nhất để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch bằng chụp tĩnh mạch là khiếm khuyết lấp đầy lòng tĩnh mạch liên tục, thấy rõ ở hai hoặc nhiều góc chụp.
Nó có độ nhạy cao, đặc biệt trong việc xác định vị trí, mức độ và sự bám dính của cục máu đông và cũng có tính đặc hiệu cao.
Tính xâm lấn và đau đớn vẫn là nhược điểm lớn nhất của nó. Bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ và cũng có thêm nguy cơ phản ứng dị ứng thuốc cản quang và rối loạn chức năng thận. Đôi khi, một thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu mới có thể được gây ra bằng chụp tĩnh mạch.
- Chụp cộng hưởng từ mạch máu chi dưới (MRI)
MRI có độ nhạy cao trong việc phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu vị trí ở bắp chân và vùng chậu.
Nó cũng có giá trị trong việc loại trừ chẩn đoán phân biệt ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu. MRI là xét nghiệm chẩn đoán được lựa chọn khi nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch chậu hoặc tĩnh mạch chủ dưới khi chụp cắt lớp vi tính tĩnh mạch bị chống chỉ định hoặc không đủ về mặt kỹ thuật. Không có nguy cơ bức xạ ion hóa như khi chụp cắt lớp vi tính nhưng tốn kém, đòi hỏi người đọc phải có chuyên môn và không phải cơ sở nào cũng được trang bị máy chụp cộng hưởng từ.
Lưu đồ tiếp cận chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
- Phù chân do các nguyên nhân khác: Suy tim, suy thận, xơ gan, phù bạch mạch.
- Viêm mô tế bào.
- Viêm tĩnh mạch nông do huyết khối.
- Tụ máu trong cơ bắp chân.
- Vỡ kén hoạt dịch baker ở khoeo.
- Khối u vùng chậu, vùng đùi chèn ép tĩnh mạch.
Mục tiêu của liệu pháp điều trị DVT chi dưới là ngăn ngừa sự lan rộng của huyết khối và thuyên tắc phổi trong thời gian ngắn và ngăn ngừa các biến cố tái phát trong thời gian dài. Liệu pháp heparin LMWH hiện nay đã thay đổi bối cảnh điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng cách cho phép điều trị tại nhà và cung cấp thuốc chống đông máu dài hạn thay thế cho những người mà warfarin kém hiệu quả hoặc chống chỉ định.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu kết hợp nhiều biện pháp:
Bệnh nhân được khuyến khích tập vận động sớm và thường xuyên, không nên nằm một chỗ lâu.
Thuốc chống đông:
Trong giai đoạn cấp, thường là 10 ngày đầu, các thuốc chống đông được lựa chọn gồm: Heparin TLPT thấp, Fondaparinux, Rivaroxaban, Dabigatran (sau 5 ngày dùng Heparin TLPT thấp), Apixaban.
Điều trị duy trì 10 ngày - 3 tháng hoặc điều trị chống đông kéo dài trên 3 tháng, các nhóm thuốc có thể được lựa chọn gồm: kháng vitamin K, Rivaroxaban, Dabigatran, Heparin TLPT thấp.
● Đối với phần lớn bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, liệu pháp uống với thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ, warfarin) rất hiệu quả trong việc phòng ngừa huyết khối tái phát lâu dài. Mặc dù phương pháp điều trị ban đầu của DVT là tương tự nhau đối với hầu hết bệnh nhân, thời gian điều trị dài hạn thay đổi tùy thuộc vào nguy cơ tái phát DVT được đánh giá.
- Điều trị chống đông trên đối tượng đặc biệt:
Việc điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trong thời kỳ mang thai đáng được đề cập đặc biệt, vì liệu pháp chống đông đường uống thường được tránh trong thời kỳ mang thai do tác dụng gây quái thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và nguy cơ chảy máu nội sọ ở thai nhi trong 3 tháng cuối. Heparin trọng lượng phân tử thấp là phương pháp điều trị được lựa chọn cho huyết khối tĩnh mạch sâu trong thời kỳ mang thai. Nếu DVT cấp tính xảy ra gần ngày dự sinh, việc ngừng liệu pháp chống đông có thể gây nguy hiểm do nguy cơ thuyên tắc phổi. Trong trường hợp này, cần cân nhắc đến việc đặt bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới có thể thu hồi được.
Lưới lọc tĩnh mạch chủ được chỉ định trong rất ít trường hợp, khi người bệnh có chống chỉ định tuyệt đối với thuốc chống đông, xuất huyết đe dọa tính mạng khi dùng thuốc chống đông hoặc có nguy cơ cao thuyên tắc phổi.
Chống chỉ định tuyệt đối với thuốc chống đông bao gồm nhồi máu não hoặc xuất huyết não không rõ nguyên nhân, xuất huyết sau phúc mạc, ho ra máu ồ ạt, di căn não, xuất huyết não diện rộng, nhồi máu não 3 tháng gần đây, xuất huyết tiêu hóa 1 tháng gần đây, chấn thương hoặc u hệ thần kinh trung ương, nghi ngờ bóc tách động mạch chủ ngực.
Đối với bệnh nhân chống chỉ định tương đối với thuốc chống đông nên được chỉ định chống đông khi nguy cơ xuất huyết giảm.
Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của lưới lọc cho thấy số bệnh nhân mắc thuyên tắc phổi (PE) ít hơn đáng kể trong thời gian ngắn, nhưng không có tác dụng đáng kể nào đối với PE. Tỷ lệ DVT tái phát cao hơn trong thời gian dài.
Các biến chứng của lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới bao gồm tụ máu tại vị trí chèn, huyết khối tĩnh mạch sâu tại vị trí chèn, bộ lọc di chuyển, xói mòn bộ lọc qua thành tĩnh mạch chủ dưới, thuyên tắc bộ lọc.
- Tiêu huyết khối.
- Phẫu thuật lấy huyết khối.
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là một bệnh lý nguy hiểm với vô số yếu tố nguy cơ, trong đó có các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Đây là một căn bệnh mà đôi khi cả thầy thuốc cũng rất khó nhận biết chỉ qua khám lâm sàng và cần sự hỗ trợ tối ưu của các thăm dò xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Hệ thống y tế MEDLATEC với ưu thế về các phương tiện chẩn đoán tiên tiến như Siêu âm Doppler, chụp cắt lớp vi tính mạch máu và cộng hưởng từ cùng các xét nghiệm đầy đủ sẽ giúp thầy thuốc chẩn đoán được căn bệnh nguy hiểm này ngay từ sớm để có phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng, từ đó giúp nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
Hãy đặt lịch ngay từ hôm nay để được các bác sĩ tư vấn khám và điều trị bệnh.
Số điện thoại đặt lịch tổng đài: 1900 56 56 56
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!