Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Cũng giống như những bệnh lao phổi, lao màng não, lao ruột,... bệnh lao da là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Lao da là một bệnh lý lao ngoài phổi tương đối phổ biến.
Lao da và mô dưới da
Trực khuẩn lao đi vào cơ thể bằng những con đường khác nhau và gây bệnh ở các cơ quan trong cơ thể, sau đó mới di chuyển đến da chứ rất hiếm khi xâm nhập và gây bệnh lao da trực tiếp từ bên ngoài. Vì vậy, lao da thường là biến thể từ những bệnh lao khác, điển hình là lao phổi, lao hạch,... Điều này được thể hiện ở tỷ lệ như sau: qua số liệu thu thập được, người ta phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc lao da và mô dưới da thì có từ 3 - 40% bị lao hạch, tương tự có 25 - 30% số người lao da bị mắc lao phổi, lao sinh dục cũng có nhưng hiếm gặp hơn.
Vào thế kỷ XX, lao da và mô dưới da đã từng là một căn bệnh nan y khó chữa. Đặc biệt với sự thông hành của căn bệnh HIV/AIDS đã làm xuất hiện các chủng lao da đa kháng thuốc, càng làm tăng số lượng các trường hợp bệnh nhân điều trị ức chế miễn dịch.
Hiện nay với sự phát triển của y học tiên tiến, công tác vệ sinh được cải thiện, bệnh lao da có cơ hội được điều trị và con người cũng có thể phòng tránh được căn bệnh quái ác này nhờ vắc xin BCG. Ở các nước đông dân cư như Ấn Độ hoặc Trung Quốc, các đợt bùng phát dịch lao da thường ở mức dưới 0,1%.
Bệnh lao da thường có nhiều triệu chứng khác nhau và mức độ thay đổi tuỳ vào tải lượng, độc lực của vi khuẩn lao cũng như sức đề kháng của cơ thể con người.
Có 2 nhóm lao da:
Tác nhân dẫn đến bệnh lao nói chung và lao da nói riêng chính là vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn này ưa thích những nơi chứa nhiều oxy, có màu đỏ tươi và dạng hình que nổi bật. Đây cũng là loại vi khuẩn kháng axit cồn do chúng có thể giữ được màu nhuộm sau khi đã dùng axit để tẩy.
Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis
Vi khuẩn lao khá “dai sức" khi chúng có thể sống ở ngoài môi trường với điều kiện bình thường. Những chất sát khuẩn yếu không có khả năng tiêu diệt chúng. Có 3 nhóm vi khuẩn lao chính, đó là: trực khuẩn lao người, trực khuẩn lao chim và trực khuẩn lao bò.
Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, loại nhóm lao da mà người bệnh mắc phải, tình trạng dị ứng, miễn dịch của người bệnh,... Cụ thể như sau:
Lupus lao
Thể lao này phổ biến nhất, chiếm từ 50 - 70% và hay gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên. Các triệu chứng lâm sàng điển hình của Lupus lao đó là:
Không chỉ có vậy, Lupus lao còn có nhiều thể lâm sàng khác nhau, bao gồm:
Dấu hiệu nhận biết loét lao là tìm thấy những nốt sần có kích thường bằng đầu đinh ghim, loét lan nhanh đồng thời các đốm loét có thể liên kết lại với nhau, tạo thành những vết loét lớn, bờ lao lởm chởm có màu hơi nhạt hoặc hơi tím, đáy vết loét nông, ít mủ nhưng lại có nhiều điểm xuất huyết. Loét lao thường hình thành ở má, môi, xung quanh miệng, lưỡi, hậu môn và tầng sinh môn.
Lao cóc
Lao cóc thường xuất hiện ở người lớn và đặc biệt là nam giới. Những tổn thương trên bề mặt da là những mảng sùi kèm vảy, u sừng cứng xung quanh có viền đỏ, màu xám trắng đục nhìn giống như da cóc. Vị trí hay gặp lao cóc là ở mu bàn tay, ngón tay số 1 và 2 hoặc ở da bàn chân. Lao cóc có thể đi kèm với lao phổi, lao xương hoặc lao ruột. Bệnh kéo dài nhiều năm và không gây phá huỷ mô ở các cơ quan nhưng vẫn để lại sẹo.
Đây là thể lao hiếm gặp thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS. Có những nốt màu đỏ tầm 1 - 2mm, lấm tấm như hạt kê xuất hiện trên bề mặt da người bệnh.
Tổn thương do gôm lao hình thành ở dưới da, hình dạng khối và khi bị vỡ sẽ có một chất mủ kèm nhầy máu chảy ra, sau đó tự bít lại tạo thành lỗ dò thông nhau. Có trường hợp những tổn thương này loét ra, bờ nham nhở, dưới đáy màu vàng nhạt, bề mặt lổn nhổn. Gôm lao phát triển dai dẳng và âm thầm, lâu lành. Các gôm lao có thể hình thành đơn lẻ hoặc tụ lại thành từng nhóm và gây tổn thương tại các vị trí có hạch như bẹn, cổ, thân người hoặc tại các chi.
Gôm lao
Tổn thương do ban củ sẩn hình thành các cục, nằm sâu dưới lớp trung bì, không gây đau và có cấu tạo cứng nhắc, có thể tạo mủ và gây loét hoặc hoại tử mô, tạo thành các sẹo lõm. Các dạng ban củ sẩn có thể gặp:
Hầu hết các ca bệnh mắc lao da là do cơ quan khác trong cơ thể đã mắc vi khuẩn lao như lao phổi, lao hạch, lao xương,... rồi vi khuẩn lan đến da thông qua những con đường như sau:
Vi khuẩn lao đi qua con đường bạch huyết
Ngoài ra, lao da và mô dưới da còn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc trực tiếp đó là các vết thương hở trên da và niêm mạc.
Những yếu tố nguy cơ sau làm tăng khả năng mắc bệnh lao da của người bệnh:
Có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh bệnh lao, bao gồm cả bệnh lao da:
Tiêm vắc xin BCG theo chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng tránh bệnh lao
Nhằm chẩn đoán, phát hiện bệnh lao da và mô dưới da, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm như sau:
Những bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc bệnh lao da và mô dưới da cần phải được khám để phát hiện ra các bệnh lao ở bộ phận khác. Việc điều trị lao da nói riêng và bệnh lao nói chung cần có thời gian, mang tính toàn diện, không chỉ đơn thuần là xử trí các tổn thương ở mô da. Những biện pháp được áp dụng trong điều trị lao da:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!