Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Ước tính trên toàn cầu, đối với những người bị nhiễm HIV thì bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các ca bệnh này. Hay nói cách khác, lao đồng nhiễm HIV là bệnh nhiễm trùng cơ hội, ý chỉ các bệnh nhiễm trùng với tần suất xảy ra thường xuyên và có tính chất nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu so với người khoẻ mạnh bình thường. Cụ thể là trong trường hợp những người bị HIV thì hệ thống miễn dịch của họ vốn đã bị tổn thương bởi virus HIV, lúc này vi khuẩn lao sẽ dễ dàng tấn công và tàn phá cơ thể họ hơn. Những ca bị lao đồng nhiễm HIV thì biểu hiện của cả 2 chứng bệnh này trên cùng một cơ thể thường có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bình thường.
Lao đồng nhiễm HIV là căn bệnh quái ác
Nguyên nhân dẫn tới bệnh lao là do vi khuẩn lao (tên tiếng Anh là Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm và tất cả các bộ phận trong cơ thể người đều có khả năng bị vi khuẩn lao tấn công, trong đó phổ biến nhất là thể lao phổi (chiếm từ 80 - 85% trên tổng số ca bệnh), đồng thời lao phổi cũng là nguồn lây chủ yếu trong cộng đồng.
Hầu hết khi bệnh nhân bị mắc lao tiềm ẩn thường sẽ không bộc lộ các triệu chứng của bệnh ra ngoài. Tuy nhiên nếu lao tiềm ẩn bắt đầu phát triển thành thể lao thực sự, các dấu hiệu của bệnh lao cũng từ đó mà bắt đầu lộ diện. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh lao cần hết lưu ý:
Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường nêu trên, người bệnh cần phải được tiến hành chụp X-quang phổi, lấy mẫu đờm để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao, trường hợp khó lấy đờm thì dùng biện pháp cấy rửa dịch phế quản để chẩn đoán sớm, đặc biệt là với những bệnh nhân mắc HIV.
Khi xuất hiện những triệu chứng trên hay đi khám ngay để được chẩn đoán
Tất cả những bệnh nhân nhiễm HIV đều được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm lao và tốt nhất là nên xét nghiệm đồng thời ngay khi vừa phát hiện bị HIV. Nguyên nhân là bởi bệnh lao ở những người nhiễm HIV thường không điển hình và diễn tiến rất nhanh, nguy cơ tử vong cao. Do vậy mỗi lần bệnh nhân HIV tới khám vì bất kỳ lý do gì đều cần phải làm xét nghiệm sàng lọc bệnh lao.
Nếu xét nghiệm cho ra kết quả bệnh nhân bị mắc lao tiềm ẩn thì cần làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để loại trừ khả năng lao có thể đã chuyển sang dạng chính thức. Càng thực hiện thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu thì càng có cơ hội phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó tăng hiệu quả điều trị sau này.
Nếu các xét nghiệm đều có kết quả là âm tính, người bệnh vẫn cần được tiếp tục theo dõi đồng thời tái khám định kỳ, lặp lại các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt là với những ca nghi ngờ mắc lao.
Cụ thể các phương pháp chẩn đoán:
- Chẩn đoán lâm sàng
Lưu ý tới các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao ở bệnh nhân bị HIV như:
- Chẩn đoán cận lâm sàng
Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng sẽ thường dựa trên kết quả xét nghiệm vi khuẩn, mô bệnh học - giải phẫu và chẩn đoán hình ảnh.
Nói chung, phác đồ để điều trị bệnh lao đối với người bị lao đồng nhiễm HIV và người không bị HIV là tương tự nhau. Mục đích của việc sử dụng thuốc điều trị lao là nhằm ngăn chặn khả năng lao tiềm ẩn tiến triển thành thể lao thực sự, hoặc dùng để tiêu diệt vi khuẩn lao trong trường hợp chúng đã chuyển sang thể hoạt động và bắt đầu gây bệnh. Khi đó sẽ có sự khác biệt trong việc chọn lựa loại thuốc và thời gian điều trị bệnh lao, tuỳ vào việc bệnh nhân bị mắc lao tiềm ẩn hay lao thực sự.
Khi người bệnh mắc lao đồng nhiễm HIV, nên điều trị song song cả 2 bệnh lý này. Tuy nhiên cần xét trên hoàn cảnh, thể trạng của người bệnh để quyết định thời điểm bắt đầu cũng như lựa chọn loại thuốc để điều trị. Các loại thuốc trị HIV và lao khi kết hợp sử dụng cùng một lúc có khả năng làm gia tăng tình trạng tương tác thuốc và việc kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc cũng khó khăn hơn.
Nhìn chung, bệnh lao thường cần được tầm soát chặt chẽ, tích cực do nguy cơ đồng nhiễm với HIV rất cao. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh lao thể hoạt động, bệnh nhân HIV cần bắt tay vào điều trị chữa lao song song với điều trị HIV. Chỉ khi phát hiện và điều trị sớm thì các cơ quan trong cơ thể mới có cơ hội tránh được các thương tổn ở mức thấp nhất. Nhờ vậy những bệnh nhân mắc HIV mới có hy vọng sống một cuộc đời khỏe mạnh gần giống với người bình thường.
Thuốc điều trị lao và thuốc kháng virus HIV:
Một chiến lược kèm theo có hướng dẫn để giải quyết các nhu cầu của bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV đã được phát triển bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO.
Nếu bệnh nhân chưa từng dùng thuốc kháng virus (ARV) trước đó thì sẽ được ưu tiên điều trị lao trước. Sau khoảng 2 tháng đầu hoàn thành giai đoạn điều trị lao tấn công, bệnh nhân sẽ bắt đầu dùng thuốc ARV để hạn chế tối đa sự tương tác thuốc qua lại giữa 2 loại thuốc kháng lao và thuốc trị virus HIV so với khi sử dụng đồng thời 2 loại cùng một lúc.
Trong trường hợp người bệnh đang dùng thuốc ARV rồi thì mới phát hiện mình mắc thêm bệnh lao, lúc này thì bệnh nhân có thể dùng song song thuốc kháng lao và thuốc ARV. Trên thực tế cả 2 loại thuốc này đều có ảnh hưởng không tốt lên gan, do đó bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận tình trạng bệnh lý đồng thời theo dõi chặt chẽ người bệnh trong suốt quá trình điều trị.
Do tác động qua lại của 2 loại thuốc, độc tính có trong thuốc và hiện tượng phản ứng của cơ thể bệnh nhân đối với thuốc sẽ khiến cho tình hình điều trị trở nên phức tạp hơn, do đó người bệnh dễ có suy nghĩ từ bỏ thuốc giữa chừng. Nếu ý chí vững vàng, quyết tâm vượt qua những trở ngại này thì bệnh nhân có cơ hội phục hồi dần và chữa khỏi bệnh lao.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!