Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Lịch sử của bệnh lao mắt
Năm 1882, Robert Koch là người công bố đã tìm thấy nguyên nhân gây nên bệnh lao. 7 năm sau (tức năm 1889), Haab đã tìm thấy vi khuẩn lao gây bệnh ở cả mắt. Đến năm 1937, Guenod đã đưa ra những bằng chứng nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của các tổn thương do vi khuẩn lao gây nên tại các phần cấu tạo của mắt, nhiều nhất là ở màng bồ đào của những bệnh nhân bị lao kê. Nhiều người cho rằng lao mắt là thể bệnh lao rất ít gặp, nhưng theo các nhà nghiên cứu, căn bệnh này cũng khá phổ biến hơn những gì chúng ta tưởng tượng.
Vi khuẩn lao có thể dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể người bệnh thông qua những chất dịch mà bệnh nhân ho, khạc, hắt hơi bắn ra ngoài, dính vào người xung quanh. Vi khuẩn lao từ đó đi vào mắt của người lành gây tổn thương mắt, trong đó có các cấu tạo như: củng mạc, da mi, màng bồ đào,...
Lao ở mắt
Lao ở mắt có phải là một thể lao nguy hiểm?
Vi khuẩn lao có thể gây tổn thương tại bất kỳ khu vực nào của mắt. Vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu vào cơ thể qua niêm mạc mắt được gọi là lao sơ nhiễm.
Một điều đáng lưu ý đó là bệnh lao ở mắt rất khó trong việc chẩn đoán, đợi đến khi được phát hiện và điều trị thì cũng khá muộn vì những tổn thương do lao sẽ khiến thị lực bệnh nhân giảm sút, nhìn mờ, thậm chí mù loà, là một thể lao nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Không giống như lao phổi, việc chẩn đoán và điều trị lao mắt thường khó khăn vì dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về mắt khác. Do đó nếu việc sử dụng thuốc kháng sinh để chữa các bệnh viêm ở mắt không đem lại hiệu quả, cần nghĩ ngay đến nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn lao.
Có các loại vi khuẩn lao: Lao người, lao bò, lao lợn,... nhưng nguyên nhân gây lao ở mắt chủ yếu là do lao người.
Vi khuẩn lao người có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis hay tìm đến những nơi chứa nhiều oxy để trú ngụ ở đó và gây bệnh. Chúng không bị acid và cồn tiêu diệt và có thể tồn tại được lâu trong môi trường không khí bình thường;
Vi khuẩn lao người có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis
Như đã đề cập trước đó, con đường vi khuẩn lao đi vào cơ thể người là từ các chất dịch chứa vi khuẩn lao do người bệnh bắn ra, dính vào niêm mạc mắt rồi gây tổn thương ở màng bồ đào, mi mắt, củng mạc,...
Các vị trí bị tổn thương chủ yếu là ở vùng mặt trong mi dưới hoặc mi trên, hoặc vùng cùng đồ. Các triệu chứng lao mắt giai đoạn sơ nhiễm giống với khi bị viêm kết mạc như:
- Chảy nước mắt, mắt sưng, cộm, ra nhiều ghèn;
Triệu chứng của bệnh lao ở mắt
- Khi khám soi mắt phát hiện kết mạc xung huyết, xuất hiện các nốt loét hoặc nốt màu vàng;
- Vùng dưới ta cùng bên mắt bị đau có hạch sưng to.
Triệu chứng của lao mắt cũng được biểu hiện theo khu vực cấu tạo mắt bị bệnh, cụ thể như sau:
- Lao giác mạc: Hay gặp ở một bên mắt. Mắt nhiễm lao sẽ sợ ánh sáng, đau nhức, chảy nước mắt và thị lực giảm. Khi thăm khám sẽ thấy giác mạc bị cương tụ, thẩm lậu, có vết mạch máu hằn lên và xuất hiện nốt nhỏ màu vàng hoặc loét;
- Lao kết mạc, củng mạc: Dấu hiệu nhận biết là bệnh nhân bị cộm mắt, đau nhức và chảy nước mắt. Khi soi lên thấy các nốt nhỏ loét hoặc màu vàng, có các đám xung huyết. Những đám loét liên kết với nhau thành những ổ loét lớn, rìa ổ loét nham nhở chứa cả mủ hoặc giả mạc ở xung quanh;
- Lao da mi: Biểu hiện ở thể lao này có thể nhận ra sự thay đổi trên mi mắt đó là: có các nốt sần sùi, đóng vảy hoặc loét,... lâu ngày dễ để lại sẹo, gây co kéo và làm hở mi, lộn mi mắt thậm chí có thể lan cả vào trong nhãn cầu;
- Lao võng mạc: Bệnh nhân có thể phải trải qua những triệu chứng như thị lực giảm, thị trường thu hẹp, nhìn mờ như thấy một màn sương hoặc nhìn thấy những vết đen trước mắt. Các biểu hiện này thuỳ thuộc vào vị trí cũng như mức độ tổn thương ở võng mạc;
- Lao màng bồ đào: Cấu tạo của màng bồ đào bao gồm 2 phần: phía trước là mống mắt thể mi, còn phía sau là hắc mạc. nếu tổn thương do lao xảy ra ở mống mắt thể mi, bệnh nhân sẽ bị đau nhức mắt, ấn vào thì càng đau và giảm thị lực. Khi khám có thể thấy mống mắt thể mi xuất hiện các nốt màu vàng, hoặc xám và bị loét. Để lâu ngày bệnh có thể để lại sẹo, gây co kéo và dính làm méo mó đồng tử, dẫn tới mất khả năng phản xạ co giãn khi gặp ánh sáng;
- Lao màng nhện và giao thoa thị giác: Đây có thể là triệu chứng của lao màng não. Bệnh nhân bị giảm thị lực, không thể nhìn thấy ở một phía, có khi thấy hô đen ở giữa thị trường, thậm chí có khả năng bị mù hoàn toàn. Khi soi đáy mắt, phát hiện gai thị teo hoặc phù vào những nốt lao;
- Viêm mủ toàn mắt cấp tính: Vi khuẩn lao gây nên ổ áp xe phá huỷ toàn bộ nhãn cầu. Bệnh nhân có triệu chứng đau nhức mắt, mất dần thị lực, nhãn cầu có màu trắng đục. Trong trường áp xe bị vỡ thì phần hố mắt sẽ có màu đỏ, loét và chảy dịch vàng, đáy hố chứa mủ hoặc giả mạc;
Các triệu chứng khác đi kèm khi bị vi khuẩn lao tấn công cơ thể: Sốt nhẹ, ho khan, mệt mỏi toàn thân, gầy sụt cân, đổ mồ hôi trộm, nếu bị khó thở, tức ngực thì có thể là do người bệnh mắc cả lao phổi hoặc lao màng phổi;
Nhìn chung, vi khuẩn lao gây tổn thương tại mắt rất phong phú về triệu chứng cũng như thể bệnh. Cần có sự phân biệt giữa viêm mắt do lao với những bệnh lý về mắt khác để được điều trị đúng phác đồ và nâng cao khả năng được chữa khỏi bệnh càng sớm càng tốt.
- Những người chăm sóc và tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm lao thường có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn lao từ người bệnh. Đồng thời nếu sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, có yếu tố dịch tễ bệnh lao cũng dễ bị lao;
- Đối tượng hay ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng và những người xét nghiệm đờm AFB dương tính (xét nghiệm AFB cho phép tìm kiếm vi khuẩn lao có trong đờm bằng kính hiển vi);
Người xét nghiệm đờm AFB dương tính
- Những bệnh nhân không đáp ứng điều trị lao khi sử dụng thuốc mà không có hiệu quả;
- Những người hệ miễn dịch suy yếu như người bị HIV/AIDS, người dùng thuốc chống thải ghép sau khi được cấy ghép nội tạng, người dùng thuốc điều trị ung thư,...;
- Trẻ nhỏ không được tiêm phòng vắc xin BCG;
- Trẻ em mắc lao sơ nhiễm nhưng phát hiện muộn hoặc bị nhầm lẫn với bệnh khác, điều trị không đúng cách
Tiêm phòng vắc xin chống lao BCG cho trẻ
Khác với bệnh lao phổi, việc xác định lao ở mắt là tương đối khó khăn do dễ bị nhầm thành các bệnh lý khác của mắt. Nên nếu khi điều trị các bệnh viêm mắt bằng kháng sinh nhưng không đem lại kết quả khả quan cần nghĩ ngay đến bệnh lao ở mắt. Trên thực tế gần như tất cả các phần cấu tạo trong mắt đều có khả năng bị tổn thương bởi vi khuẩn lao ngoại trừ thuỷ tinh thể do khu vực này không có mạch máu.
Bác sĩ có thể chẩn đoán lao mắt dựa trên những biểu hiện lâm sàng điển hình như sau:
Ngoài việc tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng của lao mắt, những xét nghiệm cần thực hiện kèm theo bao gồm:
Chụp X-quang phổi nhằm xác định tổn thương nếu bị lao phổi hoặc lao màng phổi phối hợp
Nguyên tắc trong điều trị: theo phác đồ điều trị bệnh lao:
Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác kèm theo:
Khi đã chẩn đoán ra bệnh lao ở mắt cần phải lập tức tiến hành điều trị lao toàn thân, bằng cách giải quyết các triệu chứng, vùng viêm nhiễm và bị tổn thương do lao. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể được chữa khỏi vì tỷ lệ lao kháng thuốc đang ngày một gia tăng.
Bất kỳ bệnh nhân nào được chẩn đoán mắc lao mắt cũng cần được chữa trị bằng áp dụng chế độ đa thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả. Do các bệnh về lao có thể cùng tồn tại trên một bệnh nhân, do đó việc điều trị phải mang tính hệ thống. Bên cạnh các loại thuốc chống lao, có thể kết hợp bổ sung những thuốc điều trị tại chỗ nhiễm trùng ở mắt.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!