Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Bệnh lao xương khớp là một bệnh do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra tại hệ thống xương khớp của cơ thể con người. Bên cạnh lao phổi, lao xương là một trong các bệnh lao ngoài phổi khá phổ biến, xếp sau lao màng phổi và lao bạch huyết.
Ngay từ đầu bệnh nhân sẽ không bị mắc lao xương khớp mà thường bị bệnh sau khi đã bị mắc lao phổi. Vi khuẩn lao qua đường không khí, xâm nhập và gây bệnh tại phổi sau đó đi theo đường máu hay đường bạch huyết đến các cơ quan khác, trong đó nó có thể khu trú ở xương gây nên bệnh lao xương khớp.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc lao xương khớp và thường gặp nhất là lứa tuổi từ 20 - 40. Những vị trí như cột sống, hông và gối là những nơi hay bị lao xương nhất. Trong đó hai bộ phận đĩa đệm thắt lưng và thân đốt sống ở cột sống lại là những vị trí dễ bị vi khuẩn lao tấn công và lây bệnh nhất. Các bộ phận khác như đốt sống cổ, xương cùng cũng có thể bị nhiễm lao. Còn xương ức, xương sườn, xương bàn tay, bàn chân, xương đùi, xương chậu,... thì ít bị hơn.
Trong nhiều trường hợp, lao xương khớp không chỉ cố định tại một vị trí mà còn có thể đồng thời xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, khi đó ta gọi là bị lao xương đa ổ.
Có một điều đáng lưu ý đó là bệnh lao, bao gồm bệnh lao xương khớp có liên quan chặt chẽ với bệnh HIV/AIDS. Vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS khiến cho hệ miễn dịch ở người bị suy giảm, đó chính là cơ hội để các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lao tấn công vào cơ thể. Ở những nước mà có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao thì xu hướng bệnh nhân mắc lao cũng tăng lên tại các khu vực này.
Xét về mặt vi thể, có thể chia lao xương thành 2 loại:
Số liệu về bệnh lao xương khớp:
- Lao xương khớp chiếm 10% tổng số bệnh lao ngoài phổi tại Hoa Kỳ;
- Tỷ lệ các vị trí mắc lao xương khớp:
Trong mọi bệnh lý về lao, thủ phạm gây bệnh không ai khác chính là trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong môi trường hoặc từ người bệnh phát tán ra ngoài lây nhiễm cho cộng đồng.
Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao xương khớp
Nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu không đủ sức chống lại vi khuẩn lao, khi vào đến phổi chúng sẽ khu trú, sinh sôi nảy nở ở đó. Tệ hơn, vi khuẩn lao sau khi làm tổn thương phổi, chúng có thể di chuyển theo đường máu và bạch huyết, gây bệnh ở những cơ quan khác (xương khớp, não, hệ sinh dục, hệ tiết niệu, mắt, tai, da,...).
Tại các bộ phận thuộc hệ xương khớp, vi khuẩn lao bắt đầu thiết lập “cuộc sống mới”, tạo nên những củ lao. Trung tâm củ lao là vùng hoại tử được bao bọc bởi các biểu mô, tế bào đơn nhân, tế bào khổng lồ. Những nơi chúng ưu tiên xâm lược đầu tiên đó là các xương lớn, xốp, đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể khiến cho khung nâng đỡ của cơ thể bị tàn phá và tổn thương nghiêm trọng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh lao xương khớp thường không biểu hiện hoặc có rất ít triệu chứng rõ ràng gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Chỉ khi đến giai đoạn tiến triển, có các dấu hiệu lâm sàng thì lao xương mới được phát hiện.
Triệu chứng bệnh lao xương khớp
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh:
Lao xương là một bệnh lý nguy hiểm, gây nên nhiều hệ luỵ nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Các biến chứng nghiêm trọng có thể gặp ở người bị lao xương thể nặng đó là:
Lao xương là một bệnh lý nguy hiểm, gây nên nhiều hệ luỵ nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời
Theo như nguyên nhân gây nên các bệnh lý về lao là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có khả năng lan truyền qua không khí, đi vào phổi và sau đó di chuyển theo đường máu gây bệnh tại các cơ quan khác trong cơ thể, và hệ xương khớp cũng không ngoại lệ. Các con đường mà bệnh lao xương khớp có thể lây truyền đó là:
Những người có tỷ lệ cao mắc lao xương khớp đó là:
Những đã từng mắc bệnh lao trước đó như: Lao phổi, lao hạch, lao sơ nhiễm, lao tiết niệu,... dễ có nguy cơ cao mắc bệnh lao cơ xương khớp
Chữa bệnh không bằng phòng bệnh. Việc áp dụng các phương pháp phòng chống bệnh lao xương khớp có ý nghĩa quan trọng để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như sau:
Tiêm phòng lao ở trẻ
Chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Mặc dù ở giai đoạn đầu bệnh còn mơ hồ nhưng cũng giúp ích phần nào cho bác sĩ định hướng;
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán bệnh lý lao xương khớp
Việc phát hiện và chẩn đoán sớm giúp ích rất nhiều trong công tác điều trị bệnh lao xương khớp, khi đó bệnh nhân sẽ được áp dụng đúng phác đồ điều trị và hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như những biến chứng nghiêm trọng về sau. Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh lao xương khớp có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn.
Mục đích trong điều trị lao xương khớp:
Có thể áp dụng các biện pháp điều trị như sau:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!