Từ điển bệnh lý

Liệt hai chân : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Liệt hai chân

- Hội chứng liệt hai chân là bệnh lí mất hay giảm khả năng vận động chủ động của hai chi dưới, có hoặc không có kèm theo rối loạn cảm giác.

Hội chứng liệt hai chân là bệnh lí mất hay giảm khả năng vận động chủ động của hai chi dưới, có hoặc không có kèm theo rối loạn cảm giác.

Hội chứng liệt hai chân là bệnh lí mất hay giảm khả năng vận động chủ động của hai chi dưới, có hoặc không có kèm theo rối loạn cảm giác.

- Liệt 2 chân là hội chứng thường gặp trong thực hành lâm sàng bệnh lí thần kinh, có thể gặp trong nhiều bệnh lí khác nhau, do tổn thương thần kinh trung ương (bó tháp tủy sống, vùng vỏ não vận động tiểu thùy cạnh trung tâm), tổn thương thần kinh ngoại biên (sừng trước tủy sống, rễ và các dây thần kinh ngoại vi).


Nguyên nhân Liệt hai chân

- Tổn thương neuron vận động trung ương (bó tháp): có 2 vị trí tổn thương trung ương liệt 2 chi dưới

+ Vùng xuất chiếu vận động của 2 chi dưới liên quan đến bệnh lí vùng khe liên bán cầu vùng trán, tiểu thùy cạnh trung tâm. Nguyên nhân có thể do chấn thương gây xuất huyết, u não …

+ Tổn thương đường tháp ở đoạn từ phình tủy cổ trở xuống: do bệnh lí tủy cổ như viêm tủy, u tủy, rỗng tủy, do chèn ép u màng tủy, thoát vị đĩa đệm….

- Tổn thương rễ dây thần kinh ngoại biên: viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu vitamin B1 (còn gọi là bệnh beriberi),bệnh đái tháo đường, do nhiễm độc (rượu, chì…), bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối…, tổn thương neuron vận động ngoại vi ở sừng trước tủy sống (như viêm tủy xám), hội chứng đuôi ngựa do tổn thương các rễ vùng chóp cùng đuôi ngựa

Tổn thương rễ dây thần kinh ngoại biên

Tổn thương rễ dây thần kinh ngoại biên

- Liệt 2 chi dưới do bệnh lí cơ.


Triệu chứng Liệt hai chân

Lâm sàng:

Trong thực hành thường gặp 2 thể lâm sàng: liệt mềm và liệt cứng với các đặc điểm khác nhau do vị trí tổn thương khác nhau trên đường dẫn truyền thần kinh.

Diễn biến: biểu hiện bệnh có thể chuyển đổi giữa các giai đoạn liệt mệt và liệt cứng. Với trường hợp chuyển từ liệt mềm sang liệt cứng gặp khi tổn thương thần kinh trung ương và là tiên lượng tốt, chứng tỏ tủy sống còn hồi phục chức năng. Chuyển từ tình trạng liệt cứng sang tình trạng liệt mềm đánh giá tiên lượng xấu do hoại tử tủy khiến tủy mất chức năng. Diễn biến xuất hiện tình trạng liệt có thể từ từ trong bệnh lí tổn thương thần kinh ngoại biên, u tủy, thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy hay rễ thần kinh tăng dần, tuy nhiên có thể xảy ra đột ngột cấp tính và nặng ngay từ đầu như do chấn thương, do đột quỵ, ….

Liệt mềm:

- Thường gặp do nguyên nhân tổn thương thần kinh ngoại vi ( rễ và dây thần kinh), tuy nhiên có thể gặp trong trường hợp tổn thương thần kinh trung ương giai đoạn đầu.

- Đặc điểm:

+ Liệt 2 chi dưới hoàn toàn hoặc không hoàn toàn

Mức độ liệt thông qua thang điểm đánh giá cơ lực Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Vương quốc Anh như sau:

  • Độ 0/5 : Không có sự vận cơ
  • Độ 1/5: co cơ nhìn thấy được nhưng không gây ra được cử động hoặc gây ra cử động chi rất nhỏ
  • Độ 2/5: Có cử động chi nhưng không thắng được trọng lực
  • Độ 3/5: Cử động của chi có thể vượt được trọng lực nhưng không vượt qua được sức cản
  • Độ 4/5 : Cử động thắng được phần nào sức cản khi thăm khám
  • Độ 5/5: Cơ lực bình thường

+ Trương lực và cơ lực cả 2 bên giảm

+ Phản xạ gân xương 2 chi dưới giảm hoặc mất cụ thể giảm là khi cơ đáp ứng phản xạ yếu nên không thấy vận động gấp hay duỗi đoạn chi, mất là không thấy tình trạng đáp ứng vận động như bình thường.

Các phản xạ gân xương thường được đánh giá gồm phản xạ xương bánh chè ( phản xạ gân gối), phản xạ gân gót

Phản xạ gân gối: tiến hành tư thế bệnh nhân nằm ngửa đưa tay xuống dưới kheo nâng nhẹ khoeo chân của bệnh nhân lên hoặc bệnh nhân tư thế ngồi buông thõng hai chân không chạm đất, dùng búa gõ vào gân gối bình thường gây duỗi cẳng chân.

Phản xạ gân gối

Phản xạ gân gối

Phản xạ gân gót: tư thế bệnh nhân nằm ngửa, đặt cẳng chân bên này lên cẳng chân bên kia, bác sĩ cầm bàn chân của bệnh nhân lên tạo một góc vuông với cẳng chân sau đó gõ vào gân gót bằn búa phản xạ, kết quả bình thường gây gấp bàn chân.

+ Ngoài ra bệnh nhân có thể giảm hay mất cảm giác, không nhận biết được chân của mình. Đặc điểm rối loạn cảm giác theo vạt da được chi phối bởi rễ và dây thần kinh tương ứng.

+ Rối loạn cơ tròn: bí đại tiểu tiện.

+ Rối loạn chức năng dinh dưỡng, thực vật: loét điểm tỳ, teo cơ, da lạnh, tím….Các dấu hiệu về thực vật dinh dưỡng thường xảy ra sớm.

+ Phản xạ bó tháp babanski âm tính, không rung giật bàn chân.

Liệt cứng:

- Thường do nguyên nhân tổn thương trung ương ( não hoặc tủy sống). Liệt cứng có thể gặp ngay từ ban đầu hoặc là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn liệt mềm.

- Đặc điểm:

+ Liệt 2 chi dưới với thang điểm đánh giá mức độ liệt từ 0-5

+ Phản xạ gân ương 2 chi dưới tăng. Tăng phản xạ là tình trạng biểu hiện giật đoạn chi đột ngột với mức độ mạnh và biên độ rộng. Có những mức độ tăng hơn như sau:

Phản xạ lan truyền: gõ ngoài vùng gây phản xạ a9 gõ vào các vùng lân cận) vẫn gây phản xạ.

Phản xạ đa động: kích thích một lần nhưng đáp ứng nhiều lần.

Rung giật bàn chân và xương bánh chè: tiến hành tư thế bệnh nhân nằm ngửa bác sĩ cầm bàn chân đẩy lên hoặc nắm lấy xương bánh chè đẩy xuống rồi giữ nguyên tư thế như vậy. Kết quả xương bánh chè hay bàn chân tự đưa lên đưa xuống là dương tính.

+ Tăng trương lực cơ

+ Phản xạ bệnh lí bó tháp (+) hay gọi là dấu Babinski (+)

Tiến hành: tư thế bệnh nhân nằm duỗi thẳng 2 chân, dùng kim vạch từ từ dọc bờ ngoài lòng bàn chân từ gót đến hết nếp gấp lòng bàn chân. Kết quả bình thường tất cả các ngón chân gấp xuống. Dấu Babinski(+) gặp trong tổn thương tháp nếu có hiện tượng ngón cái duỗi ra từ từ và các ngón khác xòe ra như nan quạt .

Ngoài ra có 1 số nghiệm pháp có giá trị tương đương trên lâm sàng như:

Dấu Schaeffer: bóp vào gân gót.

Dấu Gordon: bóp vào cơ dép.

Dấu Oppenheimn : vuốt từ trên xuống dưới dọc theo xương chày.

Dấu Meige: vạch từ sau ra trước ở gan bàn chân phía trong.

Dấu Chadock : vạch vùng ngàydưới mắt cá ngoài.

Dấu Lê Văn Thành tiến hành bật ngược ngón chân giữa lên.

Khi thực hiện các kĩ thuật trên cũng thu được đáp ứng các ngón chân tương tự như nghiệm pháp babainski.

+ Rối loạn cảm giác kiểu khoanh tủy

+ Có thể có phản xạ tự động tủy: 3 co hay 3 duỗi.

+ Rối loạn cơ vòng: bí đại tiểu tiện

+ Teo cơ xảy ra muộn do cơ không vận động, ít gặp loét do tỳ đè hơn.

Cận lâm sàng: tùy thuộc vào đánh giá lâm sàng xác định liệt 2 chân trung ương hay ngoại biên sẽ có các thăm dò phù hợp để đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh

- Với các trường hợp liệt 2 chân trung ương cần đánh giá não, tủy sống nhờ các phương tiện CT sọ não, MRI sọ não, MRI tủy sống

- Với các trường hợp nghi ngờ liệt 2 chân ngoại vi ngoài MRI đánh giá tủy, rễ dây thần kinh có thể thực hiện cchaarn đoán điện thần kinh cơ. Với các trường hợp có tổn thương thần kinh sẽ có hiện tượng thoái hóa điện trên bản ghi.

- Các xét nghiệm sinh hóa khác giúp gợi ý nguyên nhân và tiên lượng điều trị: bilan viêm, đường máu, viatmin B, điện giải đồ,chức năng gan thận, độc chất như chì, thủy ngân…


Phòng ngừa Liệt hai chân

- Liệt hai chân có ảnh hưởng rất lớn lên đời sống sinh hoạt và khả năng làm việc sinh hoạt độc lập của một cá nhân. Diễn biến bệnh theo thời gian có thể trở nên xấu hơn với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tiên lượng bệnh phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp điều trị có phù hợp và kịp thời hay không. Liệt 2 chân có thể điều trị khỏi hoàn toàn ( như với các căn nguyên do chèn ép được giải phóng chèn ép), tuy nhiên có các trường hợp chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu ( bại liệt gây tổn thương tủy xám, rỗng tủy, bệnh lí thoái hóa thần kinh do di truyền …). Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp giúp cải thiện triệu chứng, biến chứng giúp bệnh nhân hồi phục lại một phần chức năng của vùng bị ảnh hưởng.

- Phòng bệnh:

+ Tránh chấn thương sọ não, chấn thương vùng cột sống trong sinh hoạt lao động hàng ngày, với trẻ em đặc biệt chú ý khi chơi vận động. Không bê vác nặng, tránh động tác sai tư thế.

+ Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên.

Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên.

Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên.

+ Khám sức khỏe định kì phát hiện sớm bệnh lí để điều trị sớm. Khi được chẩn đoán bệnh cần tuân thủ kế họach điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.


Các biện pháp chẩn đoán Liệt hai chân

- Các bước tiếp cận chẩn đoán liệt 2 chi dưới bao gồm:

+ Chẩn đoán hội chứng liệt 2 chi dưới thông qua việc đánh giá cơ lực.

+ Định khu tổn thương: Phân biệt liệt trung ương hay liệt ngoại vi thông qua thăm khám các dấu hiệu: trương lực cơ, khám cảm giác, đánh giá các phản xạ bó tháp, phản xạ tự động tủy, rối loạn dinh dưỡng thực vật. Với liệt trung ương cần định hướng liệt 2 chân do tổn thương não hay tủy sống. Nếu tổn thương ở tuỷ sống cần đánh giá tổn thương không do ép (trong các bệnh lý mạch máu tủy ,viêm tuỷ, rỗng tủy…) hay ép tuỷ để có hướng điều trị nội hay ngoại khoa.

- Chẩn đoán phân biệt với các trường hợp hạn chế vận động do đau khớp, rối loạn phân li (không có các triệu chứng khách quan về thần kinh , biểu hiện bệnh thay đổi, thường liên quan đến các sang chấn tâm lí…)


Các biện pháp điều trị Liệt hai chân

Điều trị cơ bản

Điều trị nguyên nhân là liệu pháp cơ bản. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có các biện pháp điều trị tương ứng.

Ví dụ:

- Các trường hợp tổn thương não tủy do chèn ép ( u, chấn thương, thoát vị đĩa đệm gây ép tủy…) cần được phẫu thuật giải phóng chèn ép

- Các trường hợp tổn thương trung ương do nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh chống viêm phù hợp.

- Các trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi do chuyển hóa, do nhiễm độc cần được điều trị bệnh lí căn nguyên, phối hợp điều trị hỗ trợ ( tăng cường tái tạo myelin, vitamin B, magie…)

Điều trị hỗ trợ:

- Vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, hồng ngoại, điện phân, thủy phân…. Giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm cảm giác đau, giúp tăng tái tạo vị trí loét tỳ đè

- Phục hồi chức năng: tập vận động hạn chế tình trạng cứng khớp và teo cơ do không vận động, các thiết bị hỗ trợ di chuyển như xe lăn hay xe trượt, cũng rất cần thiết.

Phục hồi chức năng: tập vận động hạn chế tình trạng cứng khớp và teo cơ do không vận động

Phục hồi chức năng: tập vận động hạn chế tình trạng cứng khớp và teo cơ do không vận động


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.