Bác sĩ: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Chuyên khoa: Nội tiết
Năm kinh nghiệm: 02 năm
Loạn dưỡng mỡ là bệnh lý ít gặp, tuy không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nhưng cũng gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh loạn dưỡng mỡ qua bài viết dưới đây nhé:
Loạn dưỡng mỡ là tình trạng bệnh lý gặp phải khi người bệnh bị rối loạn quá trình tiêu thụ và quá trình dự trữ chất béo trong cơ thể. Bệnh còn được biết đến với cái tên hội chứng Lipodystrophy. Bệnh lý tác động chủ yếu đến lớp mỡ dưới da, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đồng thời cũng gây ra một số triệu chứng bất thường của cơ thể. Tình trạng có thể gặp như teo các mô mỗ và mất chất béo ở những vùng thông thường tích nhiều mỡ như bụng, mặt và tăng mô mỡ ở các vùng khác như cánh tay; chúng ảnh hưởng đến diện mạo của bệnh nhân, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đồng thời gián tiếp giảm chất lượng cuộc sống.
Bệnh loạn dưỡng mỡ gây tích tụ mỡ vùng trung tâm cơ thể
Về bản chất, bệnh là tình trạng rối loạn chuyển hoá chất béo, đặc biệt rối loạn phân bố chất béo trên cơ thể. Việc phân bố chất béo không đều có nguy cơ tích tụ chất béo đến các cơ quan, bộ phận như tim mạch, gan thận, dẫn đến các biến chứng về tim mạch, huyết áp và mỡ máu, một số ít trường hợp gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.
Việc phân loại loạn dưỡng mỡ dựa trên tình trạng xảy ra ở toàn cơ thể hay cục bộ ở 1 bộ phận; do đó có thể chia thành
- Loạn dưỡng mỡ toàn thân (còn gọi là hội chứng Lawrence)
- Loạn dưỡng mỡ cục bộ
- Loạn dưỡng mỡ một phần, còn gọi là loạn dưỡng mỡ tiến triển hay hội chứng Barraquer-Simons
Đặc trưng cơ bản của triệu chứng gồm tích tụ mỡ ở trung tâm cơ thể - tăng tích tụ mỡ và giảm mỡ vùng ngoại vi - teo mỡ. Bệnh thường đi kèm với rối loạn chuyển hoá Lipid và đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở những người bị HIV do tác dụng phụ của các thuốc điều trị HIV.
Loạn dưỡng mỡ là bệnh lý đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy, có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này như:
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, sởi, viêm gan...
- Các bệnh lý tự miễn
- Tiêm hoặc gây áp lực lên một vùng nào đó trên cơ thể trong nhiều lần
- Người đái tháo đường có sử dụng insulin đường tiêm
- Một số yếu tố di truyền cũng liên quan đến bệnh
- Chấn thương có thể là yếu tố nguy cơ
- Mắc bệnh HIV có điều trị thuốc kháng virus
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc loạn dưỡng mỡ
Tuỳ theo mỗi người bệnh mà triệu chứng sẽ khác nhau, tuy nhiên thường gặp nhất là tình trạng
Loạn dưỡng mỡ toàn thân: tiêu mỡ dưới da trên toàn bộ cơ thể: chân tay, lòng bàn chân bàn tay, cơ thể không còn săn chắc; ở trẻ em thường thấy triệu chứng đói thường xuyên và có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
- Loạn dưỡng mỡ một phần sẽ chỉ ảnh hưởng đến một phần trên cơ thể, thường gặp ở vùng nửa trên, bắt đầu từ mặt và lan dần ra cổ ngực và hai tay, bệnh xảy ra đối xứng hai bên.
- Loạn dưỡng cục bộ: xuất hiện các nốt loạn dưỡng rải rác trên cơ thể, teo mỡ hoặc tích tụ mỡ, một số nốt loạn dưỡng có thể gây đau.
Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh nhân có thể còn gặp các dấu hiệu khác tuỳ theo bệnh lý kèm theo trên cơ thể. Do đó để chẩn đoán chính xác, bạn cần đến gặp các Bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cẩn thận và kĩ càng.
Khác với các bệnh lý khác, Loạn dưỡng mỡ chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc xác định có lây truyền không rất khó nói. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền và yếu tố gia đình là một yếu tố thuận lợi của bệnh. Do đó, gần như có thể khẳng định đây là bệnh không dễ lây truyền.
Tuy nhiên, một số đối tượng sau có nguy cơ gặp loạn dưỡng mỡ như:
- Loạn dưỡng gây tăng tích tụ mỡ: lớn tuổi, nữ giới, điều trị ARV kéo dài...
- Loạn dưỡng gây teo mỡ: do tác dụng phụ của một số loại thuốc, người lớn tuổi, nhẹ cân...
Ngoài ra, có một số phản ứng tự miễn dịch của cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng loạn dưỡng mỡ. Việc giảm các yếu tố nguy cơ cũng là góp phần kiểm soát và tránh mặc bệnh.
Chẩn đoán loạn dưỡng mỡ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên để có thể chắc chắn hơn, các bác sĩ thường chỉ định thêm xét nghiệm cũng như một số thăm dò chức năng cũng như chẩn đoán hình ảnh khác như:
- Sinh thiết da đánh giá tình trạng lớp mỡ dưới da
- Đo độ dày lớp mỡ dưới da bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ
- Đánh giá mật độ xương
- Đo chỉ số khối cơ thể: đánh giá tỉ lệ mỡ, nạc, nước trong cơ thể theo tỉ lệ phần trăm
- Xét nghiệm các chỉ số máu cơ bản: tổng phân tích tế bào máu, sinh hoá máu, các loại viêm gan B,C
- Kiểm tra xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, các cặn nước tiểu
- Các xét nghiệm thăm dò bệnh lý đi kèm: điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch
Chủ yếu điều trị loạn dưỡng mỡ dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Với những bệnh nhân bị teo mỡ, có thể sử dụng phẫu thuật để bù đắp mỡ hoặc bơm các chất thẩm mỹ làm đẹp, làm đầy cơ thể. Còn với những bệnh nhân tăng tích tụ mỡ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hút mỡ hoặc khuyên người bệnh tăng cường tập luyên thể dục thể thao. Ngoài ra, những bệnh nhân loạn dưỡng mỡ cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Chế độ ăn cần hạn chết chất béo, tuy nhiên cần bổ sung các thành phần khác để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Tập thể dục thể thao là phương pháp tốt nhất giúp cơ thể tránh loạn dưỡng mỡ, đồng thời tạo cho cơ thể nền tảng thể lực tốt, giúp chống lại bệnh tật. Giúp tiêu hao lượng đường và lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Tập thể dục thể thao là phương pháp tốt nhất giúp cơ thể tránh loạn dưỡng mỡ
Bữa ăn của bệnh nhân loạn dưỡng mỡ cần lưu ý hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, tăng các thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp như cá và dầu thực vật; giảm lượng thịt đỏ trong các bữa ăn - sử dụng các thịt trắng như thịt gà, vịt...; tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin trong mỗi bữa ăn bằng các loại rau củ quả; uống nhiều nước để tăng quá trình bài tiết của cơ thể.
Các món ăn nên sử dụng cho người loạn dưỡng mỡ
Người loạn dưỡng mỡ cần tuân thủ chế độ ăn khoa học, giảm bớt lượng chất béo trong khẩu phần ăn, tăng lượng chất xơ và chất đạm. Do đó, việc ăn món gì để đảm bảo chế độ này là rất quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia khuyên sử dụng:
- Các loại ngũ cốc: không chỉ giàu chất xơ, loại thực phẩm này còn chứa ít chất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu hằng ngày. Một số loại ngũ cốc còn cung cấp nguồn protein dồi dào như đậu tương, đậu nành... Ngoài ra, các loại ngũ cốc hằng ngày thường sử dụng như gạo, ngô, lúa mì cũng rất tốt.
- Các loại rau quả: giá đỗ, cải xanh, bí ngô, súp lơ.. Là các loại rau xanh rất tốt cho giảm lượng cholesterol trong máu, giúp cải thiện tình trạng loạn dưỡng mỡ; đồng thời cung cấp các vitamin đảm bảo cho cơ thể trao đổi chất được điều hoà, cung cấp chất khoáng thiết yếu cho cơ thể. Không những thế, rau quả xanh còn giúp bổ sung vitamin E, làm tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn, tránh mắc các loại bệnh truyền nhiễm
- Các loại cá: các loại cá là thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì hàm lượng chất đạm cao, dễ tiêu hoá, ít chất béo; ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch. Việc sử dụng cá thường xuyên đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, mỗi tuần nên sử dụng ít nhất 2-3 bữa cá, và không nên sử dụng dầu cá dạng chiên nướng vì có thể làm biến đổi chất thành không tốt cho sức khoẻ.
- Các loại thịt trắng: Không chỉ cần rau củ quả hay các loại ngũ cốc, người loạn dưỡng mỡ cũng cần được bổ sung nhiều protein cho cơ thể, đặc biệt các loại thịt trắng như gà, vịt,ngan là các loại được chuyên gia khuyên dùng; trái ngược với các loại thịt đỏ - nội tạng động vật bị khuyên không nên dùng.
- Uống nhiều nước là lời khuyên chúng tôi dành cho bạn, nhằm làm tăng lượng nước để đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể
Các thực phẩm trên đây chỉ là một phần mà chúng tôi gợi ý cho bạn, không chỉ cần tuân thủ ăn uống mà bạn cần tích cực tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn, nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa, giúp cơ thể săn chắc, tránh loạn dưỡng mỡ.
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần hạn chế ăn nhiều đồ xào nấu, dầu mỡ động vật, hạn chế thịt đỏ cũng như ăn nội tạng động vật, hạn chế ăn nhiều trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa; đây là lượng thực phẩm có nhiều chất béo, không tốt cho cơ thể.
Cá là thực phẩm nên được sử dụng ở bệnh nhân loạn dưỡng mỡ
Ngày nay, tình hình kinh tế ngày càng khá giả, dẫn đến bệnh lý loạn dưỡng mỡ gặp càng nhiều và ở các lứa tuổi khac nhau, do đó việc hiểu và phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. Hi vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã có được cái nhìn tổng quát về bệnh Loạn dưỡng mỡ. Để được tư vấn và chẩn đoán bệnh, bạn có thể đển BVĐK MEDLATEC ở 42 Nghĩa Dũng, chúng tôi luôn có các máy móc tiên tiến nhất ( như máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy hàng đầu của Đức, máy chụp cộng hưởng từ 1.5T của Mỹ, hệ thống máy xét nghiệm tự động lớn nhất miền Bắc...) cùng với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn để thăm khám và chẩn đoán bệnh cho bạn.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!