Bác sĩ: BSCKII. Nguyễn Đình Tuấn
Chuyên khoa: Thần kinh
Năm kinh nghiệm: 08 năm
Ngủ là một hành vi có ở tất cả các loài động vật, trong đó bao gồm cả con người. Giấc ngủ là một nhu cầu không thiếu của con người và nhu cầu đó khác nhau giữa các lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.
Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe, nhờ có giấc ngủ mà sau 1 ngày con người có thể có hoạt động bình thường vào ngày hôm sau. Rối loạn giấc ngủ là một chứng rất thường gặp trong các bệnh lý chuyên khoa tâm thần và chuyên khoa thần kinh. Trong 1 năm, có tới 30-45% số người trưởng bị rối loạn giấc ngủ ở các dạng khác nhau. Thường gặp ở người trưởng thành , người lớn tuổi và không khác nhau tỷ lệ nam nữ, xu hướng ngày càng tăng trong xã hội hiện đại.
Mất ngủ đang dần trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại
Rối loạn giấc ngủ có thể chỉ là triệu chứng duy nhất của bệnh, gặp trong mất ngủ tiên phát. Cũng có thể một triệu chứng trong các bệnh tâm thần khác như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nghiện chất, lo âu lan tỏa… Theo “Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần Hoa Kỳ, Phiên bản Thứ năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5) là bản cập nhật năm 2013” rối loạn giấc ngủ được phân chia:
Rối loạn giấc ngủ (đặc biệt là mất ngủ) sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng lao động, học tập và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Rối loạn giấc ngủ dù là tiên phát hay thứ phát nếu không được điều trị đều có thể tiến triển mạn tính, vì thế phải điều trị kiên trì nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí kéo dài suốt đời.
Ngủ không có vận nhãn cầu nhanh (NREM): Chia 4 giai đoạn từ I đến IV, giai đoạn này khi làm điện não đồ và điện nhãn cầu không ghi nhân hoặc rất ít vận động của các nhãn cầu.
Hầu hết các chức năng sinh lý của giấc ngủ đều thấp hơn trong giai đoạn ngủ NREM, ở người bình thường: Nhịp tim giảm từ 5-10 nhịp/phút, nhịp thở, huyết áp, trương lực cơ giảm nhẹ so với thức. Trong giai đoạn này có nhiều vận động không chủ ý.
Nếu con người tỉnh dậy đột ngột giai đoạn III, IV giấc ngủ NREM có thể bị rối loạn định hướng, suy nghĩ lộn xộn, nhưng sáng hôm sau thì sẽ dễ quên hết các sự kiện đó.
Các rối loạn giấc ngủ: Đái dầm, mộng du, ác mộng thường xảy ra giai đoạn III, IV.
Ngủ có vận động nhãn cầu nhanh (REM): Giai đoạn này khi làm điện não đồ và điện nhãn cầu có vận động của các nhãn cầu.
Các hoạt đông các sóng điện não của não và hoạt động điện cơ giống khi đang thức, nhịp thở, tần số mạch, huyết áp có thể cao hơn cả khi đang thức.
Điều đáng chú ý trong giai đoạn REM là thưỡng xuất hiện giấc mơ (thường giác mơ không thực tế).
Trong 1 đêm sẽ luân phiên giữa giấc ngủ REM và NREM khoảng 4 – 6 chu kỳ với mỗi chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 90 phút và dao động trong khoảng 70 – 110 phút.
Tuy nhiên giai đoạn 3 và 4 của NREM chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, ít xuất hiện lại trong đêm. Giai đoạn REM đầu tiên ngắn nhất (khoảng 10 phút) và tăng dần thời gian ở các chu kỳ sau ( khoảng 15-40 phút ). Do vậy sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, có thể không ngủ sâu lại được nữa mà phần lớn thời gian chỉ là giấc ngủ REM.
Với giấc ngủ trưa có thể thay đổi về tỷ lệ giấc ngủ NREM và REM và tỷ lệ này khác nhau theo các lứa tuổi. Ở người già thời gian ngủ giảm dần ở cả 2 giai đoạn NREM và REM.
Cũng như chu kỳ ngày – đêm thì chu kỳ giấc ngủ là 24 giờ. Trong 24 giờ, người lớn cần ngủ 1 lần hoặc 2 lần (ngủ tối và ngủ trưa). Chu kỳ thức ngủ của trẻ sơ sinh là chưa có nhưng sẽ được hình thành trong 2 năm đầu của cuộc đời.
Mỗi độ tuổi khác nhau và mỗi cá thể khác nhau sẽ có nhu cầu khủ khác nhau
Tuổi: Nhu cầu giấc ngủ giảm dần theo lứa tuổi.
Trẻ mới sinh thường cần đến 20 giờ/ngày, khi trẻ được 6 tuổi cần khoảng 10 - 12 giờ/ngày để ngủ.
Nhu cầu thời gian ngủ trong ngày khác nhau giữa các cá thế: Giấc ngủ tăng lên khi người lao động thể lực tăng, khi bị bệnh (đặc biệt bệnh cấp tính, bệnh mạn tính có xu hướng mất ngủ), căng thẳng tâm lý ( có thể tăng hoặc giảm)...
Giấc ngủ được điều hòa bởi các trung tâm trong não, tuy nhiên cơ chế này đến nay chưa được hiểu rõ.
Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở trong não, có chức năng tiết ra melatonin. Đây là một loại hormone giúp điều chỉnh nhịp sinh học và được sản xuất theo lượng ánh sáng mà cơ thể tiếp xúc. Vào ban đêm , tuyến tùng giải phóng một lượng melatonin lớn hơn khiến cơ thể con người có cảm giác buồn ngủ.
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh nguồn gốc từ L-tryptophan, được sản xuất trong hạt nhân Raphe ở cuống não, hệ thống tiêu hóa. Các bệnh nhân mất ngủ tiên phát, trầm cảm , lo âu nó nồng độ serotonin trong não giảm hơn so với người bình thường.
Mất ngủ là ngủ ít hơn so với bình thường trên 2 giờ
Các tế bào thần kinh ở nhân đỏ sản xuất norepinephrin (còn gọi là noradrenaline). Norepinephrine được giải phóng thấp nhất trong khi ngủ, tăng lên trong lúc thức giấc. Tác dụng lên hệ thần kinh, norepinephrine làm tăng hưng phấn và tỉnh táo, thúc đẩy sự cảnh giác, tăng cường sự hình thành và phục hồi trí nhớ, và tập trung sự chú ý. Các thuốc kính thích tế bào sản xuất norepinephrine sẽ làm giảm giấc ngủ REM.
Theo hội tâm thần học Hoa Kỳ thì mất ngủ là ngủ ít hơn so với bình thường trên 2 giờ.
Mất ngủ tiên phát
Triệu chứng: Bệnh nhân thường than phiền khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ. Các triệu chứng thường xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần và ít nhất trong 3 tháng mà không có mối liên quan đến các bệnh cơ thể, không liên quan thuốc, chất gây nghiện chất hay các bệnh tâm thần khác. Mất ngủ tiên phát được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu: Khó vào giấc ngủ và hay thức giấc trong đêm
Mất ngủ thường gặp ở người trung niên.
Bệnh sinh rối loạn giấc ngủ tiên phát
Serotonin được chứng minh có vai trò quan trọng trong rối loạn giấc ngủ và đặc biệt mất ngủ tiên phát.
Trong mất ngủ tiên pháp nồng độ serotonin trong dịch não tủy giảm xuống rõ rệt so với người binh thường cùng lứa tuổi, có thể giảm tới 20-30% so người bình thường. Tuy nhiên nông độ serotonin trong dịch não tủy không giảm sâu như trong trầm cảm, do vậy trong mất ngủ tiên phát không triệu chứng trầm cảm.
Tiêu chuẩn chấn đoán mất ngủ thiên phát theo DSM-5
Mất ngủ thứ phát
Mất ngủ có triệu chứng rất đa dạng có thể là hậu quả của bệnh lý khác
Triệu chứng rất đa dạng trong đó mất ngủ chỉ là 1 triệu chứng, là hậu quả của bệnh lý khác:
Mất ngủ tự phát
Là loại mất ngủ khởi phát sớm trong đời, đôi sinh sau sinh ra và kéo dài cả đời. Cả tên gọi và căn nguyên của bệnh chưa được tìm ra. Tuy nhiên dạng mất ngủ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và hôm sau bệnh nhân thấy hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân chỉ than phiền nhu cầu ngủ hơn rất ít so với mọi người.
Mặc dù mất ngủ là bệnh thường gặp tuy nhiên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tới sức khỏe nên người bệnh rất cần khám và tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh .
Điều trị : Mất ngủ tiên phát điều trị thường khó hơn so với các điều trị mất ngủ khác. Bệnh cần được phối hợp nhiều phương pháp điều trị:
Thuốc: Các thuốc chống trầm cảm, đặc biệt thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amytriptylin...), đa vòng (mirtazapin..) có hiệu quả cao trong điều trị mất ngủ tiên phát do có tác dụng ức chế thụ thể serotonin dẫn đên tăng nồng độ serotonin trong dịch não tủy. Nhóm này có ưu điểm là không gây phu thuộc thuốc, ít độc với gan, thận ... nên có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên thường gặp các tác dụng phụ như: cảm giác khô miệng, táo bón, mệt mỏi...
Những thuốc tác dụng ngắn (zolpidem, triazolam…) được sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ giai đoạn đầu giấc ngủ nhưng thường được sử dụng dưới 2 tuần để tránh gây nghiện.
Một số thức ăn giàu melatonin, L-tryptophan về mặt lý thuyết có tác dụng tốt với mất ngủ nhưng trong điều trị mất ngủ tiên phát còn nhiều hạn chế.
Vệ sinh giấc ngủ
- Điều trị mất ngủ thứ phát cần điều trị nguyên nhân, trong những bệnh lý khác nhau thì thuốc điều trị triệu chứng mất ngủ cũng được lựa chọn khác nhau.
Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ( với GS, BS chuyên khoa sâu) cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ.
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC
Thông tin liên hệ:
Giáo trình thần kinh học, bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội
Rối loạn giấc ngủ. GS. TS Bùi Quang Huy, Nhà xuất bản Y học 2019
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!