Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Nấm phổi được xem là một trong những căn bệnh không phổ biến nhưng hậu quả mà bệnh gây ra lại cực kỳ nguy hiểm. Căn bệnh này là một dạng nhiễm trùng phổi và thường chỉ xuất hiện ở những người có chức năng miễn dịch đã bị suy giảm hoặc đang mắc phải các căn bệnh mạn tính hay từng có những tổn thương phổi không hồi phục do các bệnh lý cấp tính trước đây. Theo một nghiên cứu y học cho thấy rằng, tỉ lệ người mắc bệnh nấm phổi chỉ chiếm khoảng 0.02% các bệnh lý về phổi thế nhưng nguy cơ tử vong do bệnh có thể lên tới 70% nếu như không được kịp thời xử lý.
Nấm phổi gây nguy hiểm nếu phát hiện muộn
Hiện nay, việc điều trị bệnh nấm phổi không phải khó khăn thế nhưng để phát hiện và được chẩn đoán bệnh từ sớm là rất khó. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường bị nhầm lẫn với các dạng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thông thường khác nên người bệnh sẽ chủ quan xem nhẹ. Chỉ đến khi bệnh đã có chuyển biến khá nặng thì mới xuất hiện các triệu chứng đặc trưng.
Vi nấm có thể sống ở nhiều môi trường sống khác nhau như đất, nước, trong không khí, trên bề mặt các đồ dùng,... hay thậm chí sống trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể người. Các loại nấm gây bệnh thường có hình dạng sợi, có nhân, thành tế bào là hợp chất glucid và được bao phủ bởi kitin (hoặc cellulose). Khả năng sinh sản cực kỳ nhanh bằng hình thức sinh sản vô tính hoặc nhân đôi bào tử.
Vi nấm có thể sống ở nhiều môi trường sống khác nhau như đất, nước, trong không khí, trên bề mặt các đồ dùng
Chúng là dạng sinh vật không có rễ vì vậy cần có vật sống để ký sinh hoặc sống bằng hình thức hoại sinh. Khi cơ thể người khỏe mạnh thì hầu hết các loại nấm không thể xâm nhập vào các vùng cơ quan để gây hại, cho đến khi cơ thể chúng ta vô tình tạo ra những điều kiện thuận lợi để nấm xâm hại (ví dụ như tình trạng suy giảm miễn dịch, các bệnh lý nền gây tổn thương phổi, người bệnh đang sử dụng thuốc corticoid,...).
Một số chủng vi nấm thường được xem là tác nhân chính gây bệnh nấm phổi là: Aspergillus, Candida và Cryptococcus.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh và chủng vi nấm ký sinh mà mỗi người bệnh lại xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau.
Triệu chứng bệnh nấm phổi do nấm Candida:
Ho là triệu chứng thường gặp ở bệnh nấm phổi
Xuất hiện một lớp màu trắng bao phủ bề mặt lưỡi, miệng và họng đều bị tổn thương dẫn tới việc ăn uống khó khăn, người bệnh bị sụt cân nhanh.
Triệu chứng bệnh do nấm Cryptococcus:
Bệnh nấm phổi bắt nguồn từ nấm Aspergillus:
Dạng bệnh do nấm Aspergillus gây ra sẽ được chia làm 3 thể khác nhau: U nấm phổi, nấm phổi phế quản dị ứng và nấm phổi xâm nhập. Ở mỗi thể các triệu chứng bệnh lại xuất hiện với tần suất và biểu hiện khác nhau, thế nhưng hầu hết đều có các đặc điểm như:
Trường hợp người bệnh bị nấm phổi thể phế quản dị ứng sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng bệnh gây tổn thương hệ hô hấp khác tương tự như tình trạng hen phế quản. Còn trường hợp thể u nấm phổi hoặc nấm phổi xâm nhập có thể gây ra tình trạng ho ra máu cực kỳ nguy hiểm.
Bệnh nấm phổi nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách rất có thể gây ra những biến chứng nặng không thể chữa khỏi hay thậm chí dẫn tới tử vong.
Bệnh nấm phổi nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách rất có thể gây ra tử vong
Ngay từ những triệu chứng bệnh nặng như hiện tượng ho ra máu đã khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như tâm lý. Tình trạng ho ra máu do nấm phổi nếu chuyển biến biến nặng sẽ gây bít tắc các nhóm động mạch vùng phế quản. Trường hợp các tổn thương do nấm phổi đã lan rộng hết lá phổi bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ 1 lá phổi, sức khỏe người bệnh khi chỉ còn 1 lá phổi chắc chắn sẽ không được khỏe mạnh như trước.
Một số bệnh lý khá nghiêm trọng có thể bắt nguồn từ việc điều trị bệnh nấm phổi không dứt điểm như: Biến chứng suy hô hấp cấp, hội chứng nhiễm trùng huyết, tình trạng nhiễm nấm lan tỏa khắp cơ thể (Da, màng não, thận, lách, gan, thượng thận, tim, mắt,...), nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,... Trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc tình trạng ho ra máu ồ ạt dẫn đến mất máu, kiệt sức thì nguy cơ tử vong rất cao.
Một số biến chứng khác có nguy cơ gặp phải ít hơn nhưng mức độ nguy hiểm cũng tương tự như: Lỗ rò khí quản - thực quản (hoặc rò phế quản - màng phổi), viêm màng ngoài tim, xơ hoá trung thất, các triệu chứng hô hấp mạn tính, sỏi phế quản hình thành gây tắc nghẽn đường thở,...
Nguyên nhân dẫn tới bệnh nấm phổi chủ yếu là do các loại vi nấm xâm nhập vào cơ thể và ký sinh gây hại khi cơ thể chúng ta đang gặp vấn đề không tốt về sức khỏe. Chính vì vậy, những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh nấm phổi cao hơn bình thường:
Những người sống ở vùng núi rừng núi thường dễ bị nấm phổi
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng sẽ loại bỏ nấm gây bệnh
Ngay khi người bệnh bắt gặp các triệu chứng có nghi ngờ là do nấm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác thì cũng cần tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất. Các biện pháp chẩn đoán bệnh sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh và thông tin về tiền sử các bệnh lý có liên quan.
Chẩn đoán nấm phổi đòi hỏi sự can thiệp của các phương pháp y khoa hiện đại
Việc chẩn đoán bệnh nấm phổi được xem là khá khó khăn bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với các bệnh lý hô hấp thông thường khác. Ngoài ra, loại vi nấm gây bệnh khác nhau cũng cần được lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố biểu hiện lâm sàng của người bệnh để xác định phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất.
Chẩn đoán bệnh nấm phổi do nấm Candida:
Chẩn đoán nấm phổi bắt nguồn từ nấm Cryptococcus:
Chẩn đoán bệnh do nấm Aspergillus gây ra:
Điều trị bệnh nấm phổi không khó nếu như bệnh nhân được chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng nấm sẽ được thực hiện dựa vào việc xác định loại vi nấm gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ.
Điều trị bệnh nấm phổi không khó nếu như bệnh nhân được chẩn đoán bệnh chính xác
Thuốc kháng nấm có rất nhiều loại trên thị trường tuy nhiên các nhóm thuốc sau thường đem lại kết quả điều trị nấm phổi cao nhất:
Trường hợp bệnh nhân nấm phổi bắt nguồn từ di chứng của bệnh lao phổi tạo hang lao thì việc điều trị nội khoa sẽ không có tác dụng. Các bác sĩ sẽ chỉ định bơm trực tiếp một lượng amphotericin vào hang lao có u nấm thông qua ống soi phế quản. Biện pháp này sẽ được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân nấm phổi có triệu chứng ho ra máu nhẹ, còn nếu như tình trạng ho ra máu đã chuyển biến nặng thì khả năng phải thực hiện phẫu thuật (động mạch phế quản có thể đã bị bít tắc).
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!