Bác sĩ: Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Nga
Chuyên khoa: Chuyên khoa Nội
Năm kinh nghiệm: 05 năm
Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi sinh vật.
Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân
Tính từ khi Penicillin được phát hiện tới nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra hàng trăm loại kháng sinh khác nhau. Sự ra đời của kháng sinh đã bắt đầu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cũng cứu sống vô số người bệnh khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Các kháng sinh được phân loại dựa trên cấu trúc hóa học, dẫn đến chúng có chung phổ kháng khuẩn và cơ chế tác dụng. Các nhóm kháng sinh hiện tại bao gồm
- Beta-lactam: Gồm các penicillin, các cephalosporin, các chất ức chế beta-lactamase, carbapenem, monobactam…
- Aminoglycosid
- Macrolid
- Lincosamid
- Phenicol
- Tetracyclin: thế hệ 1 và thế hệ 2
- Peptid: Glycopeptid, polypeptid, lipopeptid
- Quinolon: các thế hệ 1, fluoroquinolon thế hệ 2, 3, 4
- Vài nhóm kháng sinh khác: Sulfonamid, Oxazolidinon, 5-nitroimidazol
Do tính phổ biến của kháng sinh nên hiện tại việc sử dụng quá liều hoặc ngộ độc kháng sinh cũng thường xảy ra, trong đó chủ yếu là quá liều và ngộ độc đường tiêm truyền, đường uống cũng có thể xảy ra song hiếm khi xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng.
Do kháng sinh có rất nhiều loại với nhiều tác dụng khác nhau nên tác dụng độc hại của chúng cũng không giống nhau nhưng đa phần là do tác dụng dược lý ở mức độ mạnh hơn và kéo dài hơn của loại thuốc gây độc. Hơn nữa việc tương tác thuốc cũng có thể làm tăng hoặc giảm độc tính của thuốc.
Liều độc cũng tùy thuộc từng loại thuốc, có thể gặp các phản ứng dạng dị ứng kèm theo gây nguy hiểm tính mạng ở những người quá mẫn cảm
Bảng một số kháng sinh và tác dụng độc của chúng
LOẠI THUỐC |
THỜI GIAN BÁN THẢI |
LIỀU ĐỘC HOẶC NỒNG ĐỘ TRONG HUYẾT THANH GÂY ĐỘC |
TÁC DỤNG ĐỘC |
Aminoglycosides |
|||
Amikacin |
2 – 3h |
Tùy từng trường hợp |
- Thường gặp: suy giảm thính lực do gây tổn thương tế bào ốc tai, suy thận. có thể gây điếc không hồi phục, hoại tử ống thận hoặc viêm thận) - Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ (có thể gây nhược cơ) - Tiêm tĩnh mạch trực tiếp ở nồng độ cao có thể gây liệt cơ hô hấp |
Gentamicin |
2h |
Tùy từng trường hợp |
|
Kanamycin |
2 – 3h |
> 30 mg/L |
|
Neomycin |
2 – 3h |
0,5 – 1 g/ngày |
|
Streptomycin |
2.5h |
> 40 – 50 mg/L |
|
Tobramycin |
|
Tùy từng trường hợp |
|
Antimycobacterials |
|||
Bedaquiline |
4 – 5 tháng |
Chưa rõ |
QT kéo dài, ngộ độc gan |
Ethambutol |
4h |
15mg/kg/ngày và cao hơn |
- Viêm dây thần kinh thị giác, mù màu, bệnh lý thần kinh ngoại vi - Nguy cơ tác dụng phụ trên mắt tăng theo liều: 1% ở 15 mg/kg/ngày, 5% ở 25 mg/kg/ngày, 18% ở 35 mg/kg/ngày |
Ethionamide |
1.92 ± 0.27 h |
Tác dụng mãn tính |
Buồn nôn, nôn, viêm gan, suy giáp, hạ đường huyết, tăng nhạy cảm với ánh sáng, gây độc thần kinh |
Isoniazid (INH) |
0.5–4 h |
Uống 1 – 2g |
Co giật, toan chuyển hóa, hạ huyết áp, suy gan cấp tính; nhiễm độc gan và bệnh thần kinh ngoại vi khi sử dụng kéo dài |
Pyrazinamide |
9–10 h |
40-50mg/kg/ngày kéo dài |
Nhiễm độc gan, tăng uric máu |
Rifampin, rifabutin, rifapentine
|
1.5–5h, 36 h, 13 h |
100mg/kg/ngày |
- Gây đổi màu nước tiểu, nước mắt, mồ hôi thành màu đỏ cam - Ngộ độc cấp tính có thể gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, phù mặt, ngứa - Gây giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán, ức chế sinh tủy - Ngộ độc nặng gây bao gồm suy gan cấp tính, tổn thương thận cấp, co giật, ngừng tim |
Carbapenems |
|||
Doripenem |
1h |
Dùng kéo dài |
- Viêm tại chỗ - Rối loạn tiêu hóa - Khoảng 2% bệnh nhân dùng Imipenems xuất hiện co giật |
Ertapenem |
4h |
Dùng kéo dài |
|
Imipenems/ cilastatin |
1h |
|
|
Meropenem |
1h |
Dùng kéo dài |
|
Cephalosporins |
|||
Cefazolin Cephalothin |
90 – 120 phút |
Chưa rõ |
Cefazolin có thể gây rối loạn đông máu |
Cefaclor |
0,6 – 0,9 h |
Dùng kéo dài |
Giảm bạch cầu trung tính |
Cefoperazone |
102 – 156 phút |
2 – 4 mg/L |
- Viêm gan - Rối loạn đông máu - Nhóm này có chuỗi bên N-methylthiotetrazole có thể gây ức chế aldehyde Dehydrogenase tác dụng giống Disufiram |
Cefamandole |
30 – 60 phút |
|
|
Cefotetan |
3 – 4,6 h |
|
|
Moxalactam |
114 – 150 phút |
|
|
Cefmetazole |
72 phút |
|
|
Ceftriaxone |
4,3 – 4,6 h |
Bolus tĩnh mạch 3 - 5 phút |
- Tạo sỏi bùn túi mật |
Cefepime |
2h |
Dùng kéo dài |
- Giảm bạch cầu trung tính - Hạ huyết áp, giãn mạch, lú lẫn |
Chloramphenicol |
4h |
> 40 mg/L |
- Giảm bạch cầu lưới - Hội chứng Gray baby |
Clindamycin Lincomycin |
2.4 - 3h 4.4 - 6.4h |
Chưa rõ |
- Hạ huyết áp - Tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây ngừng tim |
Daptomycin |
8 – 9h |
Dùng kéo dài |
- Mệt mỏi, đau cơ, có thể tăng CK - Tiêu cơ vân |
Trimethoprim |
8 – 11h |
Chưa rõ |
- Methemoglobin - Tăng kali máu |
Fosfomycin |
12h |
Chưa rõ |
- Buồn nôn, nôn - Ảnh hưởng thính giác và vị giác |
Vancomycin |
4 – 6h |
Cấp: > 80mg/L |
- Độc cho thận - Phát ban, đỏ da - Có thể ảnh hưởng đến tai |
Azithromycin |
68h |
Dùng kéo dài |
- Phát ban, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa - Giảm thính giác có hồi phục |
Clarithromycin |
3 – 4h |
Dùng kéo dài |
- Rối loạn tiêu hóa, ứ mật, rối loạn chức năng gan - Điếc |
Erythromycin |
1.4h |
Chưa rõ |
- Đau bụng, tăng men gan - Ù tai |
Metronidazole |
6 – 14h |
|
- Động kinh, bệnh thần kinh ngoại biên - Phản ứng giống như disulfiram với etanol |
Tinidazole |
12 – 14h |
Dùng kéo dài |
|
Penicillins |
- Phản ứng quá mẫn - Dùng liều cao có thể gây co giật - Dùng kéo dài gây rối loạn chứng năng thận |
||
Ampicillin, amoxicillin |
1.5h 1.3h |
Chưa rõ |
Suy thận cấp |
Methicillin |
30 phút |
Chưa rõ |
Viêm thận kẽ, giảm bạch cầu |
Penicillin G |
30 phút |
Tĩnh mạch 10 triệu UI |
Trụy mạch |
Carbenicillin |
1.0 – 1.5h |
>300mg/kg/ngày |
- Hạ kali máu - Giảm tiểu cầu gây chảy máu |
Piperacillin/tazobactam |
0.6 – 1.2h 0,6 – 1,2h |
>300mg/kg/ngày >275mg/kg/ngày |
|
Ciprofloxacin |
4h |
Cấp: 7.5g |
- Đái máu khi dùng liều cao - Ức chế CYP1A2 - tương tác với theophyline và caffeine. |
Levofloxacin |
6 – 8h |
Dùng kéo dài |
- Gây độc cho gan - Suy giảm thị lực - Thiếu máu tan máu |
Moxifloxacin |
12h |
Dùng kéo dài |
- QT kéo dài |
Ofloxacin |
6 – 9h |
Dùng kéo dài |
- Rối loạn tâm thần |
Dapsone |
10 – 50h |
|
- Viêm gan - Thiếu máu tan máu |
Sulfamethoxazole |
|
Chưa rõ |
- Suy thận cấp |
Doxycycline |
12 – 20h |
Dùng kéo dài |
- Loét thực quản |
Tetracycline |
6 – 12h |
> 1g/ngày với trẻ sơ sinh |
- Lắng đọng ở răng xương - Độc cho thận |
Đa phần các bệnh nhân ngộ độc kháng sinh đường uống thường khởi đầu bằng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Ngoài ra bệnh nhân có thể có triệu chứng đặc hiệu của ngộ độc với từng loại kháng sinh được liệt kê theo bảng trên.
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn, dùng đúng liều dùng, thời điểm dùng theo chỉ định của bác sĩ
- Đối với bệnh nhân nội viện cần kiểm tra kỹ y lệnh và thực hiện chính xác
- Việc chẩn đoán ngộ độc kháng sinh phần lớn dựa trên khai thác bệnh sử, tiền sử sử dụng thuốc, bằng chứng vỏ thuốc kèm theo bên cạnh bệnh nhân.
- Một số loại thuốc kháng sinh có thể xét nghiệm nồng độ trong máu hoặc nước tiểu để đánh giá mức độ độc.
Xét nghiệm nồng độ thuốc trong máu hoặc nước tiểu để đánh giá mức độ độc
1. Cấp cứu ban đầu ổn định chức năng sống của bệnh nhân
Đánh giá toàn trạng của bệnh nhân, cần giải quyết ngay khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp, tuần hoàn, thần kinh
* Hô hấp: Một số loại kháng sinh có thể gây suy hô hấp do nhiều cơ chế khác nhau như suy hô hấp do sặc, liệt cơ hoặc tổn thương phổi. Lúc này cần khai thông đường thở, đảm bảo thông khí cho bệnh nhân
Biện pháp: Thở oxy, hút đờm dãi, đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu cần thiết.
Cấp cứu ban đầu ổn định chức năng sống của bệnh nhân
* Tuần hoàn: có thể có tình trạng loạn nhịp tim và tụt huyết áp
+ Loạn nhịp tim: Làm điện tim cấp cứu, xem xét xử trí dựa trên loại loạn nhịp.
+ Tụt huyết áp: do giảm thể tích tuần hoàn, do mất dịch qua đường tiêu hóa, do phản vệ,… Nếu cần có thể đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc đặt đường truyền tĩnh mạch nếu tình trạng nhẹ. Trường hợp tụt huyết áp không mất dịch lòng mạch cần sử dụng các loại thuốc vận mạch như
+ Dopamin (5 – 15 mcg/kg/phút) hoặc
+ Dobutamin liều khởi đầu 10 mcg/kg/phút
+ Noradrenalin liều khởi đầu 0,05 mcg/kg/phút
*Thần kinh: Có thể xuất hiện tình trạng co giật hoặc hôn mê
- Co giật: Cần cắt cơn co giật bằng các loại thuốc an thần:
+ Seduxen 10mg tiêm tĩnh mạch nhắc lại cho tới khi cát được con giật, sau đó chuyển truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cách quãng phòng co giật trở lại;
+ Thiopental tĩnh mạch 2 – 4mg/kg, nhắc lại cho tới khi cắt cơn giật và duy trì 2mg/kg/giờ
+ Khi tình trạng co giật tái phát có thể cân nhắc uống Gardenal liều duy trì.
- Hôn mê: Đặt nội khí quản, sonde dạ dày, thông khí nhân tạo, dinh dưỡng tĩnh mạch đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân.
2. Sử dụng các thuốc giải độc đặc hiệu nếu có
- Ngộ độc trimethoprim hoặc Pyrimethamine: dùng leucovorin
- Quá liều Dapsone: dùng xanh methylen đối với methemoglobin trên 20% hoặc thấp hơn và có triệu chứng thiếu máu.
3. Biện pháp hạn chế hấp thu chất độc đường uống
- Gây nôn: Khi mới uống, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hợp tác tốt.
Cách làm: Cho bệnh nhân uống khoảng 200ml sau đó kích thích họng, để bệnh nhân cúi thấp nôn, tránh sặc vào phổi, cần lưu lại một phần chất nôn, đặc biệt là phần có màu của chất độc để gửi xét nghiệm
Biện pháp này không thực hiện trên các bệnh nhân rối loạn tri giác, không hợp tác.
- Rửa dạ dày:
+ Hiệu quả nhất sau uống trong 60 phút, sau 6h không còn chỉ định rửa dạ dày nữa, đặc biệt không áp dụng cho các bệnh nhân hôn mê, co giật
+ Đặt bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu thấp, đặt sonde dạ dày, đưa nước ấm sạch có pha thêm 5g muối/lít vào cơ thể mỗi lần 200ml với người lớn và 50 – 100ml với trẻ em, sóc bụng rồi tháo nước này ra, cần lưu lại mẫu dịch rửa lần đầu gửi xét nghiệm độc chất.
+ Sau khi rửa dạ dày xong, cho bệnh nhân uống Sorbitol 1 – 4g/kg trộn cùng than hoạt liều 1g/kg với tổng liều bằng nửa liều Sorbitol trong 100ml nước ấm hoặc bơm qua sonde dạ dày.
Rửa dạ dày
4. Biện pháp bài niệu tích cực:
Hầu hết các kháng sinh đều có thể bài tiết qua nước tiểu, nên việc duy trì lượng nước tiểu sẽ làm giảm tác dụng độc của kháng sinh lên cơ thể.
Ngoài ra có một số loại kháng sinh như Sulfonamide, Ampicillin, Amoxicillin có tác dụng gây suy thận cấp, việc đảm bảo lưu lượng nước tiểu cũng có thể tránh được tình trạng này.
- Sử dụng dung dịch đẳng trương (thường là Glucose 5% và Natri clorua 0,9%)
- Truyền dịch tốc độ 150 – 200ml/giờ ở người lớn và 20 – 100ml/ giờ với trẻ em.
- Theo dõi lượng nước tiểu, nếu không đạt 100 – 200ml/giờ với người lớn và 2 – 4ml/kg vưới trẻ em thì cần bổ sung thuốc lợi tiểu Furosemid.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!