Từ điển bệnh lý

Phù chân khi mang thai : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Phù chân khi mang thai

Thật là diệu kỳ khi một ngày nào đó bạn đón nhận một tin vui khi có một mầm thai bé nhỏ đang phát triển trong bụng mình. Cùng với niềm vui đó, là bao sự biến đổi về cơ thể của bạn trong suốt quá trình mang. Có những sự biến đổi không gây khó chịu, đau đớn nhưng cũng có những biến đối khiến cho bạn thấy khó chịu, đau đớn. Một trong những cảm giác gây khó chịu mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai là bàn chân bị phù nề.

Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai

Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai

Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là gặp vào những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng đó có thể là do sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khi mang thai như: tiền sản giật, sản giật…Do vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin như: vì sao bạn bị phù chân, khi nào cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa, các phương pháp điều trị đơn giản hữu ích để bạn có thể áp dụng tại nhà.


Nguyên nhân Phù chân khi mang thai

Khi nào thì bàn chân của bạn bắt đầu phù nề lên? Vâng, câu trả lời là nó thường xảy ra từ những tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ khó có thể nhận ra bàn chân của mình bị phù ở những giai đoạn đầu của thai kỳ.

- Tam cá nguyệt thứ nhất:

Mức độ tăng nhanh của hormone progesterone trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến người mẹ bị rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, chướng bụng, tích nước một chút ở mắt cá chân hoặc mặt, nhưng không nhiều. Nếu không chú ý kỹ thì mẹ bầu rất khó có thể nhận ra hiện tượng phù nề đó. Nhưng nếu mẹ bầu nhận thấy phù nhiều phù sớm ở trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này, đặc biệt là có đi kèm với các triệu chứng như đau đầu hoặc đau bụng hoăc ra máu âm đạo, bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ngay.

Tam cá nguyệt thứ nhất - 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ nhất - 3 tháng đầu thai kỳ

-  Tam cá nguyệt thứ hai:

Tam cá nguyệt thứ hai được bắt đầu tính từ khi thai ở tuần 13 của thai kỳ (khoảng đầu tháng thứ tư). Trong thời kỳ này, thường vào khoảng tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu có thể nhận thấy bàn chân của mình bị sưng phù, đặc biệt khi mẹ bầu đứng hoặc đi lại nhiều.

Nguyên nhân là do thể tích máu và chất lỏng trong cơ thể mẹ bầu ở thời kỳ này ngày càng tăng. Thể tích máu của mẹ bầu có thể tăng khoảng 50% trong cả quá trình mang thai, và điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bầu sẽ giữ nước nhiều hơn. Lượng máu và chất lỏng  bổ sung này sẽ giúp làm mềm cơ tử cung để chuẩn bị cho việc sinh nở. Vài tuần sau khi sinh, lượng máu và chất lỏng này sẽ trở về nình thường.

- Tam cá nguyệt thứ ba:

Được tính bắt đầu khi thai ở tuần 28 của thai kỳ, thời kỳ này đa phần các mẹ bầu đều thấy bàn chân của mình bị sưng phù rõ. Đặc biệt là khi gần đến những ngày dự kiến sinh, các ngón chân và bàn chân của mẹ bầu có thể sưng phù nhiều hơn, các ngón chân cảm giác giống như những chiếc xúc xích nhỏ.

Lý do do thể tích máu và chất lỏng đang tiếp tục tăng nên nhiều trong cơ thể của mẹ bầu, việc giữ nước sẽ nhiều nên và bàn chân sẽ bị sưng phù nhiều hơn. Tử cung của mẹ bầu cũng trở nên nặng hơn cũng với sự lớn lên của thai nhỉ, tử cung to lên chèn ép vào các mạch máu ở dưới chân cũng làm cho lưu lượng máu trở về tim chậm hơn, khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu, không thoải mái. Mẹ bầu cũng không nên lo lắng vì đây là sinh lý tự nhiên khi mang thai.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ phù nề ở bàn chân như:

- Thời tiết nóng bức

- Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống

- Sử dụng nhiều caffeine

- Uống không đủ nước

- Đứng lâu, đứng trong một thời gian dài


Triệu chứng Phù chân khi mang thai

Phù chân là một hiện tượng rất bình thường của thai kỳ . Nó cho thấy cơ thể mẹ bầu đang làm việc chăm chỉ để nuôi dưỡng thai nhi.

Tuy nhiên, phù chân trong nhiều trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Đó có thể là tiền sản giật và/ hoặc sản giật. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong thai kỳ và gây ra tăng huyết áp.

Mẹ bầu cần phải đến gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau:

- Phù tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột

- Phù ngày một tăng

- Chóng mặt hoặc mờ mắt

- Đau đầu dữ dội

- Rối loạn tâm thần

- Khó thở

- Hoặc nếu mẹ bầu chỉ thấy phù một bên chân và kèm theo hiện tượng sưng, đau, đỏ hoặc nóng, cũng có thể nghĩ đến bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Vì: phụ nữ khi mang thai nguy cơ bị rối loạn đông máu cao hơn so với phụ nữ không mang thai.

Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)


Phòng ngừa Phù chân khi mang thai

Mặc dù phù chân khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị đau hoặc không, nhưng chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu, không thoải máu cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp sau giúp giảm bớt được hiện tượng phù bàn chân:

- Giảm lượng natri

Một cách để giảm phù chân khi mang thai là mẹ bầu nên hạn chế lượng natri (thường có trong muối) ăn vào. Muối sẽ làm cho cơ thể mẹ bầu giữ nước, gây ra phù.

Hạn chế sử dụng các  thực phẩm ăn nhanh, đóng hộp …, vì các thực phẩm này chứa nhiều muối. Cũng thay đổi thói quen khi nấu ăn  không cho thêm muối.

Thay bằng sử dụng các loại thảo mộc có vị mặn như cỏ xạ hương, hương thảo và rau kinh giới vừa để tăng thêm hương vị cho món ăn, vừa để làm giảm lượng muối không cần dùng đến trong quá trình nấu ăn của mình.

- Bổ sung thêm kali

Kali có tác dụng cân bằng lượng chất lỏng có trong cơ thể mẹ bầu. Do vậy, nếu không bổ sung đủ lượng kali sẽ làm cho tình trạng giữ nước của cơ thể nhiều lên và làm cho tình trạng phù chân khi đó cũng tăng lên.

Kali có tác dụng cân bằng lượng chất lỏng có trong cơ thể mẹ bầu

Kali có tác dụng cân bằng lượng chất lỏng có trong cơ thể mẹ bầu

Kali có nhiều trong một số thực phẩm như: khoai tây hoặc khoai lang còn vỏ, chuối tiêu, rau chân vịt. đậu lặng, củ cải, cá hổi, sữa chua… một số loại nước hoa quả từ quả lựu, cam, cà rốt và chanh dây.

-  Giảm lượng caffeine có trong cà phê

Trong qua trình mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng một chút cà phê nhưng không  không thường xuyên và không có hại cho thai kỳ. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều cà phê thì lại không tốt cho thai nhi. Caffein trong cà phê khi sử dụng nhiều cũng khiến cho tình trạng phù chân trở tăng lên.

Ngoài ra, Caffeine còn có tác dụng lợi tiểu, khi uống nhiều khiến mẹ bầu phải đi tiểu liên tục. Thay vì uống cà phê nguyên chất, mẹ bầu có thể sử dụng cà phê hòa tan sữa hoặc thay cà phê bằng rà thảo mộc để giúp mình tỉnh táo và thêm năng lượng cho mình.

- Tăng cường lượng nước đưa vào cơ thể bằng đường uống.

Nghe hơi mâu thuẫn nhưng uống nhiều nước hơn thực sụ có tác dụng làm giảm phù chân, nhưng nó thực sự có tác dụng. Khi cơ thể  nhận được tín hiệu đang bị mất nước, nó sẽ cố gằng bù lại lượng nước mất bằng cách giữ lại nhiều chất lỏng hơn trong cơ thể, vì vậy sẽ gây tích nước và gây ra phù.

Vì vậy, hãy cố gắng uống từ 1.5-2l nước trở lên mỗi ngày vừa giúp cho thận đào thải những chất độc hại ra ngoài cơ thể và vừa giúp cho cơ thể bạn không bị nhận những tín hiệu về việc cơ thể đang bị mất nước.

- Nâng cao chân và nghỉ ngơi

Việc ngồi và đứng liên tục không tốt cho quá trình tuần hoàn. Do vậy, vào cuối ngày mẹ bầu có thể ngồi tư thế thả lỏng, gác chân lên cao hơn một chút, có ý nghĩa   giúp lượng chất lỏng tích tụ ở dưới chân sau một ngày được lưu thông. Nên thay đổi tư thế thường xuyên 30 phút/ lần khi bạn ngồi hoặc đứng quá lâu.

Nên dành khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc liên tục. Sau mỗi 30 phút làm việc, mẹ bầu có thể đi lại, thư giãn,

- Lựa chọn các trang phục rộng rãi vàthoải mái

Mặc các trang phục chật, bó sát, đặc biệt là bó sát quanh cổ tay, vòng bụng và ở mắt cá chân, sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu trở về tim, khiến cho tình trạng phù nề tăng lên.

Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái. Gợi ý: Vào mùa hè, mẹ bầu nên lựa chọn những chiếc váy phom rộng hoặc váy bầu hoặc vào mùa đông lựa chọn những chiếc áo len dáng thụng hay áo len với quần co giãn vào mùa đông vừa thoải mái mà vẫn kín đáo, lịch sự.

- Giữ bình tĩnh

Khi mang thai, việc thay đổi cảm xúc của mẹ bầ là không tránh khỏi. Do vậy, nên tránh những cảm xúc mạnh hoặc đột ngột. Mẹ bầu nên có thái độ thật bình tĩnh và bình tĩnh đón nhận trước những sự việc hoặc hoàn cảnh không hay có thể xảy ra.

- Mang tất cao đến thắt lưng

Nếu bàn chân mẹ bầu bị phù nề liên tục hoặc mẹ bầu phải đi lại nhiều thì nên lựa chọn các loại tất bó sát nhưng đàn hồi cao đến thắt lưng . Loại tất này bóp nhẹ vào bàn chân để giúp máu và chất lỏng lưu thông dễ dàng.

- Đi bộ

Đi bộ mỗi ngày 30 phút, chia làm nhiều lần, mỗi lần từ 5-10 phút, giúp tuần hoàn máu, và giảm phù nề. Đi bộ phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu là bài tập thể dục an toàn trong thai kỳ. Đi bộ cũng giúp mẹ bầu có thời gian thư giãn sau những giờ làm việc. 

- Đi giày hoặc đi dép thoải mái

Mẹ bầu nên đi giầy thấp gót, hoặc những đôi dép vừa vặn với bàn chân của mình, không nên đi giầy cao gót. Việc mang giày thoải mái, vừa vặn sẽ giúp giảm phù chân.

-  Bơi lội

Một số mẹ bầu cảm thấy cơ thể giảm phù nề khi họ đứng thả lỏng hoặc vận động nhẹ nhàng trong bể bơi ( có độ sâu gần đến cổ), mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng áp lực nước làm giảm phù nề khi mang thai.

- Mát- xa

Mát-xa giúp các chất lỏng tích tụ ở bàn chân của mẹ bầu được lưu thông tốt hơn, do đó sẽ làm giảm phù nề. Mẹ bầu cũng có thể ngâm chân kết hợp với mat-xa nhẹ nhàng bạn chân trong nước ấm có nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc oải hương từ 15-30 phút mỗi ngày.

- Nằm ngủ nghiêng sang bên trái

 Nằm nghiêng về bên trái có tác dụng giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là mạch máu lớn đưa máu về tim, giúp cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm phù chân.

Phù chân là hiện tượng sinh lý hết sử bình thường trong thai kỳ. Phù là do khối lượng cơ thể cơ thể mẹ bầu tăng lên, cũng như giảm lưu thông tuần hoàn trong cơ thể.

Nếu mẹ bầu thấy phù chân đột ngột hoặc phù ngày một nghiêm trọng, hãy đến khám bác sỹ chuyên khoa ngay, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nguy hiểm hay gặp trong thai kỳ là tiền sản giật. Mẹ bầu có thể làm giảm phù chân bằng cách thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn uống khoa học và thư giãn.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ