Từ điển bệnh lý

Rối loạn chức năng tiền đình : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Rối loạn chức năng tiền đình

Cơ quan tiền đình là một trong các cơ quan tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể. Rối loạn chức năng tiền đình là tình trạng rối loạn hoạt động  chức năng của cơ quan tiền đình là bệnh lý khá thường gặp trên lâm sàng có ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và tâm lý của người bệnh.

Cơ quan tiền đình là một trong các cơ quan tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể

Cơ quan tiền đình là một trong các cơ quan tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể

Trong các triệu chứng chủ quan thì chóng mặt là triệu chứng đặc trưng hay gặp và là lý do khiến bệnh nhân đi khám . Chóng mặt là một cảm giác mà khi đó bệnh nhân cảm thấy mình chuyển động xoay tròn xung quanh các đồ vật  trong không gian, hoặc các vật chuyển động xoay tròn  xung quanh mình.

Cơ quan tiền đình bao gồm hai hệ thống:

  • Cơ quan tiền đình ngoại vi bao gồm: hệ thống ống bán khuyên, bóng bán khuyên, soan nang, cầu nang, nhánh tiền đình dây thần kinh số VIII
  • Cơ quan tiền đình trung ương bao gồm: nhân tiền đình ( ở ranh giới hành - cầu não ), thùy nhung nút của tiểu não.

Nguyên nhân Rối loạn chức năng tiền đình

Rối loạn tiền đình thường do nhiều nguyên nhân gây nên, căn cứ vào vị trí tổn thương có thể có các nguyên nhân chính sau:

a, Tổn thương tiền đình trung ương:

- Nguyên nhân mạch máu: Nhồi máu thân não (hội chứng Wallenberg), nhồi máu tiểu não, thiểu năng tuần hoàn não hệ động  mạch cột sống - thân nền,  thiếu máu não cục bộ tạm thời,  Migraine

- Chấn thương sọ não gây tổn thương cơ quan tiền đình trung ương

- Đột quỵ não

Đột quỵ não

Rối loạn tiền đình thường do nhiều nguyên nhân gây nên đột quỵ não

b, Bệnh lý u não:

- U củ não sinh tư

- U hành cầu não / u góc cầu tiểu não

- U não hố sọ sau,

- U trên lều tiểu não

- U tiểu não, áp xe tiểu não

c, Bệnh thần kinh trung ương:

- Bệnh xơ não tủy rải rác

- Bệnh rỗng hành não

- Bệnh Tabès

- Bệnh thất điều di truyền

d, Tổn thương tiền đình ngoại vi

Do bệnh lý mê đạo

- Bệnh lý thạch nhĩ

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
  • Thiểu sản thạch nhĩ

- Nhiễm độc tiền đình

  • Nhiễm độc mê nhĩ: do ruợu, khí CO2, CO … 
  • Ngộ độc các thuốc : thuốc kháng lao, aminoside, thuốc chống sốt rét ….

- Dò ngoại dịch tai trong:

  • Chủ yếu do chấn thương vỡ xương đá
  • Viêm tai xương chũm có cholesteatoma
  • Sau viêm mê nhĩ do lao, giang mai
  • Rò ngoại dịch tự phát thường xảy ra vào những đợt có tăng áp lực nội dịch tai trong
  • Tai biến do phẫu thuật: do sang chấn vào vùng khớp bàn đạp tiền đình như thay thế xương bàn đạp bằng một trụ dẫn quá dài
  • Sau một kích thích âm thanh quá mạnh

- Bệnh chuyển hóa

  • Thuốc lợi niệu
  • Rượu
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu

- Viêm mê nhĩ do  vi khuẩn (lao, giang mai, do viêm tai xương chũm cấp hoặc mạn tính ),  virus

- Hội chứng Ménière

- Bệnh xốp xơ tai

Nguyên nhân sau mê đạo

- Viêm thần kinh tiền đình

- U dây thần kinh số VIII

- U góc cầu tiểu não: u màng não, phình mạch, u nang

Nguyên nhân tâm lý


Triệu chứng Rối loạn chức năng tiền đình

Triệu chứng cơ năng

- Chóng mặt

- Rối loạn thăng bằng

- Rung giật nhãn cầu ( nystagmus )

- Các triệu chứng khác:

  • Rối loạn thần kinh thực vật như da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh…
  • Triệu chứng tiêu hóa: nôn, đau bụng…
  • Đau đầu

Triệu chứng đau đầu thường gặp trong rối loạn tiền đình

Triệu chứng thực thể

- Rung giật nhãn cầu: có thể gặp rung giật nhãn cầu ngang , dọc hoặc xoay tròn

- Rối loạn thăng bằng:

  •  Dấu hiệu Romberg (+): Người bệnh ở tư thế đứng hai chân khép lại thấy bệnh nhân nghiêng về một bên
  •  Nghiệm pháp dáng đi hình sao Babinski - Weill (+): Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, bước tới 5 bước sau đó lùi lại 5 bước lập lại nhiều lần khoảng 30 giây. Nêu giảm chức năng tiền đình một bên bệnh nhân có khuynh hướng lệch về một bên (bên bệnh) khi tiến lên và lệch theo hướng ngược lại khi lùi ra sau vẽ nên hình ngôi sao.  
  •  Nghiệm pháp lệch ngón tay (+)

Các biến chứng Rối loạn chức năng tiền đình

Rối loạn tiền đình thường hay tái phát. Rối loạn tiền đình ngoại vi thường tiên lượng tốt, thoái lui nhanh; rối loạn tiền đình trung ương thường dai dẳng, cần thời gian điều trị khá dài.


Đường lây truyền Rối loạn chức năng tiền đình

Các bệnh lý viêm mê nhĩ, viêm thần kinh tiền đình ốc tai do nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể lây lan qua đường hô hấp hoặc dịch tiết mũi họng, dịch tai giữa gây ra bởi các tác nhân vius hoặc vi khuẩn: Cúm, hợp bào hô hấp, á cúm, phế cầu, Moraxella catarrhalis, Hemophillus influenza , Haemophilus, Proteus, não mô cầu, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas,…

 


Đối tượng nguy cơ Rối loạn chức năng tiền đình

  • Trẻ em hoặc thanh thiếu niên dễ có nguy cơ viêm mê nhĩ do dễ bị viêm tai xương chũm có biến chứng viêm mê nhĩ.
  • Có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
  • Bệnh Ménière thường gặp ở cả nam và nữa với tỷ lệ ngang nhau , thường gặp trong độ tuổi 20 - 50 tuổi.
  • Cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường gặp ở nữ giới, tỉ lệ Nữ : Nam = 2:1, độ tuổi trên 40 tuổi.
  • Thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch sống nền, thiếu mãu não cục bộ tạm thời có thể gặp ở những người. thoái hóa cột sống cổ hoặc người cao tuổi có mắc các bệnh lý nền: Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu,…
  • Đột quỵ não có thể xảy ra ở những những đối tượng nghiện rượu, thuốc lá, người cao tuổi mắc các bệnh lý nền.

Phòng ngừa Rối loạn chức năng tiền đình

  • Hạn chế uống rượu bia;
  • Tránh tiếp xúc với các nguồi khí độc hại: CO2, CO;
  • Điều trị tốt các bệnh lý mạn tính: Rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý thận;

Điều trị tốt các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp

  • Không tự ý mua thuốc uống, chỉ uống thuốc khi có chẩn đoán và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa;
  • Điều trị ổn định các bệnh lý viêm tai giữa mạn tính, tránh những đợt cấp tái phát;
  • Khi có các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nôn, rối loạn thăng bằng, động mắt… cần đưa bệnh nhân đến các cơ; sở y tế khám càng sớm càng tốt để điều trị xử trí cơn chóng mặt và tìm nguyên nhân.

Các biện pháp chẩn đoán Rối loạn chức năng tiền đình

Chẩn đoán xác định

Hội chứng tiền đình điển hình thường có các triệu chứng sau đây:

- Chóng mặt

- Rối loạn thăng bằng: Nghệm pháp Romberg (+), nghiệm pháp dáng đi hình sao (+)

- Rung giật nhãn cầu (nystagmus): Dọc, ngang, xoay

- Các triệu chứng khác:

  • Rối loạn thần kinh thực vật như da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh… 
  • Triệu chứng tiêu hóa: Nôn, đau bụng…
  • Đau đầu

Chẩn đoán nguyên nhân

Dựa vào thời gian cơn chóng mặt người ta có thể chẩn đoán  một số nguyên nhân như:

- Kéo dài không quá một phút: Thường do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính;

- Kéo dài vài phút: Thường do thiểu năng hệ sống nền thoảng qua;

- Kéo dài vài giờ: Thường hay gặp ở bệnh Ménière;

- Kéo dài vài ngày: Thường do tổn thương thần kinh tiền đình hoặc  tổn thương não.

Từ đặc điểm của triệu chứng chóng mặt và các triệu chứng khác, người ta phân biệt tổn thương tiền đình trung ương hay ngoại biên:

Đặc điểm lâm sàng

Tiền đình trung ương

Tiền đình ngoại vi

1.Vị trí tổn thương

Nhân tiền đình, đừơng liên hệ trong thân não

Tai trong, dây thần kinh tiền đình

2.Chóng mặt

Thời gian

Tính chất

 

 

Cường độ

Thường xuyên

Cảm giác bồng bềnh, tròng trành, mất cảm giác thăng bằng (chóng mặt không hệ thống)

 

 

Vừa phải

Từng đợt, đột ngột

Cảm giác xoay tròn hoặc đồ đạc xoay xung quanh mình (chóng mặt có hệ thống)

 

 

Rất nặng

3.Rung giật nhãn cầu

Theo chiều dọc

Theo chiều ngang hoặc xoay

4.Rối loạn thăng bằng ( chiều ngã khi làm nghiệm pháp Romberg )

Không phù hợp với chiều của rung giật nhãn cầu

Cùng chiều với chiều của rung giật nhãn cầu

5.Các triệu chứng khác

Hội chứng tiểu não

Hội chứng giao bên

Tổn thương mắt phối hợp

Ù tai, giảm thính lực

Đau đầu

 

Thường gặp

Có thể có

Có thể liệt nhìn

Hiếm

 

Không

Không

Không

Thường gặp

Không

6.Tiến triển

Chậm, lâu khỏi

Thoái lui nhanh

* Rối loạn tiền đình ngoại biên

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

- Thường gặp ở nữ giới độ tuổi trên 40 tuổi

- Lâm sàng:

  • Các cơn chóng mặt ngắn < 1 phút  khi thay đổi tư thế của đầu: đang nằm, ngồi dậy hoặc khi nằm và xoay người, cúi người hoặc xoay đầu
  • Triệu chứng thường nặng về buổi sáng và giảm dần trong ngày
  • Có thể có rung giật nhãn cầu thường, không có ù tai và giảm thính lực
  • Nghiệm pháp Dix – Hallpike (+)

Bệnh Ménière:

- Thường gặp ở cả nam và nữ , độ tuổi từ 20 - 50 tuổi

- Lâm sàng:

  • Các cơn chóng mặt, nặng tai, ù tai tiếng trầm, giảm thính lực một bên tai, thường kèm theo nôn, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài vài giờ.
  • Sau khi lui bệnh thính lực có thể trở về bình thường, bệnh thường tái phát sau một thời gian, nếu tái phát thính lực bên tổn thương  sẽ giảm dần, lâu dài sẽ điếc đặc.
  • Nghe kém tiếp nhận hoặc hỗn hợp.

Viêm thần kinh tiền đình

- Tiền sử: Đang có biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính.

- Chóng mặt vài giờ thường kèm theo nghe kém.

U dây thần kinh số VIII

- Điếc tiến triển từ từ, giảm hoặc mất cảm giác ống tai ngoài và nửa mặt cùng bên.

- Ù tai không thường xuyên, chóng mặt không điển hình, thường có cảm giác mất thăng bằng.

Ù tai không thường xuyên

Dò ngoại dịch

Sau viêm tai xương chũm mạn tính có cholesteatome.

Ngộ độc tiền đình

Tiền sử sử dụng các thuốc chống lao, thuốc chống sốt rét, aminoside.

*Tổn thương tiền đình trung ương

- Thiểu năng tuần hoàn động mạch cột sống thân nền

  • Tường gặp ở người trên 50 tuổi , có bệnh lý mạn tính THA, ĐTĐ, rối loạn chuyển hóa lipid máu;
  • Chóng mặt đột ngột kéo dài vài phút, kèm theo buồn nôn, nôn;
  • Loạng choạng mất thăng bằng, tê bì mặt, song thị.

Tổn thương tiền đình trung ương đi loạng choạng mất thăng bằng

- Xơ hóa não rải rác:

  • Có thể xuất hiện ở lứa tuổi 20-50 , thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40, nữ : nam = 2:1;
  • Có yếu tố di truyền và chủng tộc;
  • Rối loạn màu sắc ( đỏ và xanh), đột ngột giảm thị lực một mắt;
  • Nhược cơ, khó phối hợp vận động và thăng bằng, động mắt, mệt mỏi, tê bì, đau cơ, co thắt cơ, cảm giác kiến; bò, giảm tập trung, giảm trí nhớ, trầm cảm, hoang tưởng.

- Bệnh lý khối u: Chẩn đoán xác định qua chụp MRI, CT scanner sọ não


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ