Bác sĩ: ThS.BS Trần Minh Dũng
Chuyên khoa: Tai mũi họng - Tai Mũi Họng
Năm kinh nghiệm:
Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh lý tâm thần đặc trưng bởi sự xuất hiện đồng thời của các triệu chứng loạn thần (như ảo giác, hoang tưởng) và rối loạn khí sắc (trầm cảm hoặc hưng cảm). Trước đây, bệnh từng được xem là một dạng của tâm thần phân liệt, nhưng hiện nay đã được phân loại thành một rối loạn riêng biệt trong các phiên bản mới của hệ thống chẩn đoán DSM, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào về cơ chế bệnh sinh đặc trưng.
Bệnh được chia thành hai thể chính:
Tỷ lệ mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc suốt đời được ước tính vào khoảng 0,3%. Bệnh thường gặp ở nữ giới và khởi phát phổ biến trong độ tuổi từ 25 đến 35. Tình trạng này chiếm khoảng 10–30% các ca bệnh nhập viện liên quan đến loạn thần.
Chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-5 bao gồm các điều kiện sau:
Đây là một bệnh lý mạn tính, việc chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn và dễ bị nhầm với tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn khí sắc có triệu chứng loạn thần. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị từ sớm, người bệnh vẫn có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh lý mạn tính, nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị từ sớm, người bệnh vẫn có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào xác định rõ cơ chế gây bệnh đặc hiệu của rối loạn phân liệt cảm xúc. Tuy nhiên, các tài liệu cho thấy bệnh có thể liên quan đến nhiều yếu tố kết hợp, tương tự như các rối loạn tâm thần khác như tâm thần phân liệt và rối loạn khí sắc.
Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc cao hơn nếu có người thân trong gia đình (bậc một) từng mắc tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn phân liệt cảm xúc.
Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn phân liệt cảm xúc có thể cùng đặc điểm di truyền với cả tâm thần phân liệt và các rối loạn khí sắc.
Nhiều bằng chứng cho thấy sự mất cân bằng trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, norepinephrine và serotonin có thể góp phần vào cơ chế hình thành bệnh lý. Những chất này sẽ gây ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin, điều hòa cảm xúc và kiểm soát hành vi - vốn là những chức năng thường bị rối loạn ở người mắc bệnh.
Một số nghiên cứu hình ảnh học cho thấy não của người mắc rối loạn phân liệt cảm xúc có thể xuất hiện những thay đổi như:
Các yếu tố như căng thẳng kéo dài, sang chấn tinh thần hoặc lạm dụng chất kích thích cũng có thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng ở những người có sẵn yếu tố nguy cơ.
Việc lam dụng chất kích thích có thể làm khởi phát hoặc tăng nặng triệu chứng ở những người bị rối loạn phân liệt cảm xúc.
Tóm lại, dù nguyên nhân chính xác chưa được xác định, nhưng bằng chứng hiện nay cho thấy rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh lý có cơ chế hình thành đa yếu tố, trong đó yếu tố di truyền, rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, bất thường cấu trúc não và tác động môi trường đều đóng vai trò quan trọng.
Triệu chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc thường bao gồm hai nhóm chính: Loạn thần và khí sắc.
Các triệu chứng này có thể dao động từ nhẹ đến nặng và thường khởi phát vào cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. Bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em hoặc người trên 50 tuổi.
Một người được chẩn đoán mắc rối loạn phân liệt cảm xúc khi đồng thời thỏa mãn các tiêu chí sau:
Người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc từng trải qua ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc, diễn ra cùng lúc với các triệu chứng loạn thần.
Hiện chưa có xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc. Tuy nhiên, một số xét nghiệm có thể được chỉ định để loại trừ nguyên nhân thực thể hoặc liên quan đến chất gây nghiện:
Rối loạn phân liệt cảm xúc cần phân biệt với:
Việc chẩn đoán chính xác đòi hỏi sự thu thập kỹ lưỡng tiền sử bệnh, theo dõi diễn tiến triệu chứng của người bệnh theo thời gian và loại trừ các nguyên nhân khác. Việc phân biệt đúng ngay từ đầu sẽ giúp xác định hướng điều trị phù hợp và cải thiện tiên lượng cho người bệnh.
Việc điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc cần kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý, tùy theo thể bệnh (lưỡng cực hoặc trầm cảm) và mức độ biểu hiện của triệu chứng. Phác đồ điều trị cần được cá nhân hóa, dựa trên mức độ đáp ứng của từng người bệnh và nguy cơ tái phát.
Biện pháp không dùng thuốc: Đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện chất lượng sống và duy trì hiệu quả điều trị. Trong đó, trị liệu tâm lý được chia thành nhiều hình thức, bao gồm:
Trị liệu cá nhân giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh mình đang mắc, thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh hành vi. Quá trình trị liệu hướng đến những mục tiêu cụ thể như cải thiện kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc và kiểm soát cảm xúc.
Trị liệu nhóm hoặc gia đình có tác dụng giúp người bệnh tăng cường tuân thủ điều trị, hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày và tạo ra môi trường chia sẻ, giảm thiểu cảm giác bị cô lập.
Bên cạnh đó, việc huấn luyện kỹ năng sống cũng rất cần thiết, tập trung vào những kỹ năng thực tế như tự chăm sóc bản thân, quản lý tài chính, công việc nhà, kỹ năng xã hội, làm việc và học tập.
Liệu pháp sốc điện (ECT) có thể được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như bệnh kháng trị với thuốc, người bệnh có triệu chứng gồng cứng, kích động nặng hoặc nguy cơ tự sát. ECT được ghi nhận là an toàn và hiệu quả, đặc biệt ở những trường hợp điều trị nội trú lâu dài.
Về điều trị nội khoa, thuốc chống loạn thần là nền tảng bắt buộc cho tất cả các thể bệnh, với mục tiêu kiểm soát các triệu chứng như ảo giác, hoang tưởng, rối loạn tư duy và hành vi bất thường. Trong đó, Paliperidone là thuốc duy nhất được phê duyệt đặc hiệu cho rối loạn phân liệt cảm xúc. Các thuốc thường dùng khác bao gồm risperidone, olanzapine, quetiapine, ziprasidone, aripiprazole, haloperidol và clozapine (dùng trong trường hợp kháng trị). Một nghiên cứu cho thấy có đến 93% người bệnh được điều trị bằng thuốc chống loạn thần, 20% dùng thêm thuốc điều chỉnh khí sắc, và 19% sử dụng thêm thuốc chống trầm cảm.
Thuốc chống loạn thần là nền tảng bắt buộc cho tất cả các thể bệnh của rối loạn phân liệt cảm xúc.
Thuốc điều chỉnh khí sắc thường được chỉ định cho thể lưỡng cực hoặc khi có biểu hiện hưng cảm, bao gồm các thuốc như lithium, valproic acid, carbamazepine, oxcarbazepine và lamotrigine. Các thuốc này giúp kiểm soát các triệu chứng như tăng động, mất ngủ, nói nhiều hoặc hành vi bốc đồng. Với những trường hợp có giai đoạn trầm cảm rõ rệt, thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc thường được ưu tiên do hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trong nhóm này gồm fluoxetine, sertraline, citalopram, escitalopram, paroxetine và fluvoxamine. Tuy nhiên, trước khi sử dụng chúng cần loại trừ rối loạn lưỡng cực để tránh nguy cơ khởi phát cơn hưng cảm.
Trong một số trường hợp, người bệnh cần được điều trị nội trú nếu có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác, mất khả năng tự chăm sóc hay suy giảm chức năng nghiêm trọng. Điều trị nội trú giúp ổn định triệu chứng trong giai đoạn cấp tính và xây dựng kế hoạch điều trị lâu dài.
Việc phối hợp giữa điều trị bằng thuốc, trị liệu tâm lý và hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng đóng vai trò thiết yếu trong việc phục hồi chức năng cũng như phòng ngừa tái phát. Sự phối hợp giữa bác sĩ tâm thần, điều dưỡng, nhà tâm lý và gia đình là yếu tố then chốt trong quá trình điều trị cho người mắc rối loạn phân liệt cảm xúc.
Tiên lượng của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể khác nhau ở từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, mức độ nặng của triệu chứng, khả năng tuân thủ điều trị và mức độ hỗ trợ từ gia đình hoặc cộng đồng. Dù cho đây là một bệnh lý mạn tính, người bệnh vẫn có thể cải thiện chất lượng sống và khả năng sinh hoạt tương đối tốt nếu được điều trị đúng cách và kịp thời.
Về khả năng hồi phục, một nghiên cứu trên các rối loạn loạn thần nói chung cho thấy khoảng 50% người bệnh có kết quả điều trị thuận lợi, nghĩa là còn rất ít hoặc không còn triệu chứng, và/hoặc có thể đi làm trở lại. Kết quả điều trị phần lớn phụ thuộc vào việc chẩn đoán sớm và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm sử dụng thuốc và kết hợp trị liệu tâm lý. Ngoài ra, việc duy trì điều trị lâu dài là cần thiết. Ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm, người bệnh vẫn cần tiếp tục dùng thuốc để giảm nguy cơ tái phát.
Nếu không được điều trị đầy đủ, rối loạn phân liệt cảm xúc có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy giảm chức năng xã hội, mất khả năng tự chăm sóc, thất nghiệp hoặc sống cô lập. Đáng lo ngại hơn, nguy cơ tự sát cũng tăng lên rõ rệt. Ước tính khoảng 5% người mắc rối loạn loạn thần tử vong do tự sát trong suốt cuộc đời, và khoảng 10% các trường hợp tử vong do tự sát được ghi nhận xảy ra ở những người có rối loạn loạn thần.
Một số yếu tố có thể giúp cải thiện tiên lượng bao gồm: Phát hiện và can thiệp bệnh từ sớm, tuân thủ điều trị, nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội, tham gia trị liệu tâm lý và các chương trình huấn luyện kỹ năng sống, đồng thời kiểm soát tốt các bệnh tâm thần đi kèm như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn do sử dụng chất kích thích.
Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh lý phức tạp, nhưng nếu được can thiệp đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt ổn định lâu dài. Mục tiêu điều trị không chỉ là kiểm soát triệu chứng, mà còn hướng đến việc phục hồi chức năng xã hội, cải thiện chất lượng sống và giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Tài liệu tham khảo:
Wy, T. J. P., & Saadabadi, A. (2023). Schizoaffective disorder. In StatPearls. StatPearls Publishing. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541012/ (Accessed May 27, 2025)
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!