Từ điển bệnh lý

Sót rau sau sinh : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 07-07-2023

Tổng quan Sót rau sau sinh

Trong quá trình mẹ bầu mang thai, các chất dinh dưỡng và Oxy cần thiết cho thai nhi đều được cung cấp từ cơ thể người mẹ thông qua nhau thai. Nhau thai là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho thai nhi khi nằm trong bụng người mẹ, một phần của nhau thai sẽ bám vào thành tử cung người mẹ để giữ cố định bao thai trong tử cung. Thông thường, nhau thai sẽ được đẩy hết ra ngoài sau khi em bé chào đời vì nhiệm vụ nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi đã hoàn thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp một phần nhau thai không được đẩy ra ngoài hoặc vẫn bám dính vào thành tử cung, trường hợp này được gọi là hiện tượng sót một phần nhau thai (hoặc sót rau sau sinh).

Nhau thai là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho thai nhi khi nằm trong bụng người mẹ

Nhau thai là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho thai nhi khi nằm trong bụng người mẹ

Hiện tượng sót rau sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ sản phụ nào, nguyên nhân có thể đến từ người mẹ, kỹ thuật người hộ sinh không tốt hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác. Nếu bệnh nhân được phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sót rau thai thì sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình sức khỏe người mẹ. Trong trường hợp rau thai còn sót không được phát hiện hoặc phát hiện quá muộn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sản phụ, thậm chí đe dọa tính mạng.


Nguyên nhân Sót rau sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động làm tăng nguy cơ bị sót rau sau sinh, người ta đã phân ra 4 loại nguyên nhân chính như sau:

- Rau thai bị mắc kẹt: Sau khi em bé được sinh ra, rau thai tách khỏi thành tử cung hoàn toàn tuy nhiên trong quá trình bong tróc thì một phần rau thai bị kẹt ở phía sau cổ tử cung, cổ tử cung hoạt động co bóp để đẩy hết phần rau thai ra ngoài nhưng vẫn còn sót lại. Sau khoảng nửa giờ sau khi sinh, cổ tử cung sẽ có xu hướng đóng dần lại vì vậy rau bị sót sẽ khó phát hiện và xử lý.

- Đờ tử cung: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sót rau sau sinh. Tử cung có vai trò co bóp sau khi em bé được sinh ra với mực đính chính là đẩy toàn bộ phần nhau thai ra khỏi tử cung vì chúng không có chức năng tái sử dụng. Tử cung đang co bóp tự nhiên ngừng lại hoặc tử cung co bóp không đủ mạnh được gọi là tình trạng đờ tử cung.

Đờ tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sót rau sau sinh.

Đờ tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sót rau sau sinh.

- Rau tiền đạo: Tình trạng bánh rau không được bám dính ở đáy tử cung mà lại nằm tại vị trí gần cổ tử cung được gọi là tình trạng rau tiền đạo. Rau tiền đạo cũng được chia thành 3 loại khác nhau dựa theo mức độ che lấp đường sinh nở: Rau tiền đạo bám mép, rau tiền đạo bán trung tâm và rau tiền đạo trung tâm. Mẹ bầu mang thai khi có rau tiền đạo sẽ cản trở quá trình sinh nở vì đường di chuyển của thai nhi bị bó hẹp hơn. Sau khi sinh, nguy cơ sót rau thai cũng cao hơn nhất nhiều.

- Rau cài răng lược: Đây là trường hợp ít xảy ra, một phần hoặc toàn bộ nhai thai xâm lấn thành tử cung dẫn đến tình trạng nhau thai không thể bong hết hoàn toàn ra khỏi thành tử cung sau khi sinh. Trường hợp mẹ bầu gặp phải trường hợp rau cài răng lược thì khả năng xuất hiện biến chứng sau sinh là rất cao, cần kịp thời xử lý tránh nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

Bên cạnh 4 nguyên nhân chính gây sót rau sau sinh được nếu trên, các yếu tố liên quan đến nhân viên y tế hoặc các di chứng của mẹ bầu từ trước cũng có thể làm tăng nguy cơ sót rau:

- Nhân viên y tế không kiểm tra kỹ dấu hiệu rau thai còn sót hay không.

- Tình trạng tử cung bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng do bệnh lý từ trước hoặc có tiền sử nạo phá thai có thể khiến cho một phần rau thai bị dính vào các vị trí bị viêm nhiễm đó, không thể bong tróc khi tử cung co bóp.

- Mẹ bầu từng mổ lấy thai trước đó có thể hình thành sẹo ở tử cung. Một phần rau thai có thể bám dính tại vị trí vết sẹo, rất khó bị bong tróc ngay cả khi tử cung co bóp mạnh.

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị sót rau sau sinh cao hơn bình thường:

- Mẹ bầu sinh non (thai nhi chưa qua tuần thứ 34)

- Những người mẹ từng sinh trên 5 người con trước đó

- Những sản phụ có tiền sử từng bị sót rau sau sinh

- Phụ nữ mang thai có độ tuổi trên 35 cũng có nguy cơ bị sót rau sau sinh

- Quá trình chuyển dạ kéo dài

- Sản phụ từng có tiền sử phẫu thuật tử cung trước đó,...


Triệu chứng Sót rau sau sinh

Một số triệu chứng của tình trạng sót rau sau sinh có thể bị nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường của sản phụ mới sinh em bé, chính vì vậy mọi người thường lơ là bỏ qua nguy cơ sót rau có thể xảy ra. Sót rau sau sinh có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người mẹ, tuy nhiên rau thai còn sót nếu không được xử lý sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ. Bệnh nhân cần báo ngay cho các nhân viên y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau sinh như:

- Chảy máu bất thường sau sinh: Đây là dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của tình trạng sót rau sau sinh, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân hiểu lầm tình trạng bất thường này là biểu hiện ra sản dịch thông thường. Nếu chú ý kỹ, chắc chắn có thể nhận biết máu sản dịch và máu do sót rau có nhiều điểm khác biệt. Máu của hiện tượng sót rau sau sinh thường có màu đỏ tươi lẫn một số cục máu, dịch kèm theo có màu đen, dịch có mùi hôi khó chịu, lượng máu chảy ra nhiều.

Chảy máu bất thường sau sinh

Chảy máu bất thường sau sinh

- Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bị sót rau sau sinh như: Biểu hiện sốt cao, đau bụng âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm, khả năng co hồi tử cung kém, cơ thể người bệnh yếu ớt, có thể bị chóng mặt, choáng váng hoặc thậm chí ngất xỉu do máu ra nhiều,...


Các biến chứng Sót rau sau sinh

Sót rau sau sinh có ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tiếp theo

Tình trạng sót rau sau sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, triệu chứng bệnh gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời có thể bảo tồn tử cung và khả năng mang thai lần tiếp theo.

Tình trạng sót rau sau sinh được xử lý nhưng có thể vẫn để lại tổn thương cho thành tử cung, khả năng lần sinh nở tiếp theo cũng có nguy cơ cao bị sót rau thai.

Tình trạng sót rau sau sinh được xử lý nhưng có thể vẫn để lại tổn thương cho thành tử cung

Tình trạng sót rau sau sinh được xử lý nhưng có thể vẫn để lại tổn thương cho thành tử cung

Trường hợp tình trạng sót rau sau sinh không được phát hiện từ sớm hoặc lựa chọn biện pháp chữa trị không phù hợp có thể xuất hiện các biến chứng như: viêm nhiễm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, tắc ống dẫn trứng, xuất huyết tử cung,... Đối với những trường hợp biến chứng nguy hiểm hơn, bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ hoàn toàn tử cung người mẹ để bảo vệ tính mạng sản phụ.


Đối tượng nguy cơ Sót rau sau sinh

Sinh mổ có bị sót rau thai không?

Đối với trường hợp sinh nở thông thường, sau khi em bé chào đời tử cung người mẹ vẫn sẽ tiếp tục co bóp, rau thai bám dính tại thành tử cung sẽ tự động bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể theo lực co bóp của tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp rau thai không được đẩy hết ra ngoài vì nhiều nguyên nhân có thể xảy ra từ cấu tạo bất thường của nhau thai, tiền sử bệnh lý của sản phụ hoặc kỹ thuật hộ sinh kém, đây được coi là tình trạng sót rau sau thai.

Rau thai bám dính tại thành tử cung sẽ tự động bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể theo lực co bóp của tử cung

Rau thai bám dính tại thành tử cung sẽ tự động bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể theo lực co bóp của tử cung

Đối với trường hợp mẹ bầu được sinh mổ thì việc lấy rau thai và sản dịch sẽ được bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp rau thai vẫn bị sót lại một phần do rau thai bị mắc kẹt và ẩn nấp tại vị trí khó phát hiện, quá trình vệ sinh tử cung của nhân viên y tế chưa tốt hoặc một phần rau thai bị dính quá chặt vào thành tử cung nên không thể gỡ hết được. Hầu hết sản phụ được sinh mổ đều được kiểm tra tình trạng sức khỏe sau khi sinh, bao gồm cả siêu âm phát hiện sót rau thai để kịp thời xử lý bằng các biện pháp điều nội khoa. 


Các biện pháp chẩn đoán Sót rau sau sinh

Sau khi sinh, nếu sản phụ phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường  (đặc biệt là tình trạng chảy máu có mùi hôi và kèm dịch màu đen), sản phụ cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ chuyên khoa sản nhằm kiểm tra nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không được giấu diếm hoặc tự ý mua thuốc xử lý khi chưa tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng của sản phụ trước, nếu có dấu hiệu nghi ngờ có sót rau thai thì có thể tiến hành thực hiện siêu âm hoặc nội soi. Hình ảnh siêu âm có thể xác định được vị trí rau thai còn sót và các thương tổn có thể xuất hiện trong tử cung. Nội soi có thể được chỉ định thực hiện nhằm kiểm tra kỹ hơn vị trí của những phần rau thai còn sót, kết hợp loại bỏ rau thai.

Phương pháp xử lý tình trạng sót rau sau sinh:

- Điều trị nội khoa: Sau khi có kết quả chẩn đoán sản phụ bị sót rau sau sinh, tùy thuộc vào mức độ rau thai còn sót và mức độ chảy máu của sản phụ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Thông thường, biện pháp sử dụng thuốc để điều trị loại bỏ rau thai sẽ được chỉ định thực hiện đầu tiên. Nếu dịch và máu bị ra nhiều hoặc hiệu quả điều trị thuốc không có tác dụng thì các thủ thuật nạo hút rau thai có thể được chỉ định thực hiện. Rau thai tích tụ, bám dính trong tử cung quá lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này hoặc thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ. Ví dụ như tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng một phần thành tử cung do rau thai bám dính nếu không được xử lý kịp thời có thể lan rộng ra toàn bộ tử cung và các tổ chức xung quanh.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ quá trình đẩy nhau thai ra khỏi tử cung bằng cách ăn rau ngót hoặc xay lấy nước rau ngót để uống, ăn đu đủ xanh,... Các loại thực phẩm này có tác dụng kích thích tử cung co bóp mạnh hơn, sản dịch và rau thai sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn.

Hỗ trợ quá trình đẩy nhau thai ra khỏi tử cung bằng cách ăn rau ngót hoặc xay lấy nước rau ngót để uống, ăn đu đủ xanh,...

Hỗ trợ quá trình đẩy nhau thai ra khỏi tử cung bằng cách ăn rau ngót hoặc xay lấy nước rau ngót để uống, ăn đu đủ xanh,...

- Phẫu thuật xử lý tình trạng bệnh nghiêm trọng: Trường hợp tử cung của sản phụ đã bị rau thai gây viêm nhiễm nghiêm trọng, tình trạng chảy máu kéo dài không thể kiểm soát, sức khỏe người bệnh suy yếu,... bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung để bảo vệ cơ thể.


Các biện pháp điều trị Sót rau sau sinh

Chăm sóc sản phụ bị sót rau sau sinh

- Sau khi sinh, sản phụ cần được chăm sóc kỹ càng về chế độ ăn uống, thời gian ngủ nghỉ và đặc biệt theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xảy ra để kịp thời xử lý. Trường hợp sản phụ bị ra máu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ khoa sản nhằm kiểm tra nguyên nhân gây bệnh, khả năng cao là do sót rau thai.

- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các loại rau củ xanh như rau ngót, đu đủ nhằm thúc đẩy quá trình co bóp tử cung đẩy sản dịch và rau thai nhanh hơn.

- Giữ ấm bụng giảm thiểu các cơn đau bụng khó chịu, uống nước ấm, nước hoa quả,...

- Tái khám bệnh kiểm tra sức khỏe cả mẹ và con.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.