Bác sĩ: ThS.BS Nguyễn Thị Hiền
Chuyên khoa: Sản khoa
Năm kinh nghiệm: 11 năm
Tắc mạch ối (Amniotic Fluid Embolism: AFE) là khái niệm về một cấp cứu sản khoa rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm cho tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Tắc mạch ối là do tình trạng nước ố và các thành phần trong nước ối như: tế bào thai, tóc, lông tơ hoặc các mảnh vụn khác của thai xâm nhập vào máu mẹ gây tắc mạch máu mẹ.
Tắc mạch ối là do tình trạng nước ố và các thành phần trong nước ối như: tế bào thai, tóc, lông tơ hoặc các mảnh vụn khác của thai xâm nhập vào máu mẹ gây tắc mạch máu mẹ.
Quá trình này có hai diễn biến lớn xảy ra là choáng nặng( tình trạng phản vệ) và rối loạn đông máu. Các nghiên cứu đều cho thấy tắc mạch ối thực sự là một biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao nhưng không thể dự phòng và tiên đoán trước được. Các bác sĩ chuyên khoa sản cần hết sức lưu ý, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, sẵn sàng cấp cứu khi tình huống tắc mạch ối xảy ra để cứu chữa cho mẹ và thai nhi( mặc dù rất khó khăn)
Dịch tễ
Tỷ lệ tắc mạch ối hay thuyên tắc ối rất hiếm gặp, chiếm 1-12/100.000 ca sinh, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào: trong thai kỳ hoặc thậm chí sau sinh và không thể dự phòng được, nguy cơ tử vong lên tới 90% ở mẹ và khoảng 20 – 60% ở con. Thống kê một số nước có tần suất mắc bệnh là:
- Mỹ (Gilbert 1999) là 1/21.000, chết 26%.
- Tại Anh có 60 ca (từ 2000-2002) chiếm 8%.
Bình thường nước ối sẽ hoàn toàn nằm trong buồng ối và không thể đi vào mạch máu, hệ tuần hoàn của người mẹ. Khi hàng rào giữa khoang ối và tuần hoàn của mẹ bị phá vỡ, nước ối và các thành phần có trong nước ối sẽ đi vào máu của thai phụ qua các tĩnh mạch ở ống cổ tử cung, qua vị trí rau bám đã bong hoặc qua nội mạc tử cung hay vị trí tử cung bị chấn thương dẫn đến tắc mạch ối. Cũng không phải trường hợp nước ối đi vào tuần hoàn của mẹ thì cũng gây ra tình trạng tắc mạch ối. Như vậy những trường hợp gây tắc mạch người ta nhận thấy có thể liên quan đến phản vệ, vai trò những mảnh mô thai hoặc yếu tố nào đó của người mẹ. Nước ối và tế bào thai nhi qua tĩnh mạch đi tới tim và phổi của người mẹ có thể làm tắc mạch hoặc co thắt mạch phổi nghiêm trọng gây tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Có 3 hoàn cảnh làm cho nước ối đi vào tuần hoàn của thai phụ là: khi vỡ ối, khi vỡ tĩnh mạch tử cung/ tĩnh mạch cổ tử cung và khi áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch. Tắc mạch ối có thể xảy ra trong quá trình mang thai; khi chuyển dạ/ mổ đẻ; do chấn thương bụng, do chọc ối; hoặc sau khi sinh. Thởi điểm tắc mạch ối có thể:
- Khi màng ối còn nguyên 12 %
- Khi chuyển dạ là 70%
- Sau sinh thường là 11%
- Xảy ra khi mổ đẻ là 19%
Dấu hiệu lâm sàng
Khởi phát triệu chứng xảy ra đột ngột, thường là ngay trong lúc chuyển dạ, lúc sinh hoặc có thể ngay sau khi sinh; rất hiếm khi xảy ra sau 48h sau sinh.
Bắt đầu là tình trạng suy hô hấp, bệnh nhân rơi vào trạng thái tím tái, diễn ra nhanh đột ngột trong vài phút. Sau đó là tụt huyết áp, biểu hiện phù phổi, choáng, bệnh nhân nhanh chóng mất ý thức và xuất hiện co giật.
Bắt đầu là tình trạng suy hô hấp, bệnh nhân rơi vào trạng thái tím tái, diễn ra nhanh đột ngột trong vài phút.
Chúng ta cần loại trừ các nguyên nhân khác như:
- Nhổi máu cơ tim cấp
- Tắc mạch do huyết khối
- Tắc mạch khí
- Sốc nhiễm khuẩn
- Sốc phản vệ do một số nguyên nhân khác rau bong non, phản vệ do gây tê tại chỗ.
Bệnh cảnh thường xuất hiện thường có hai giai đoạn nhưng gắn liền nhau và rất cấp tính:
Giai đoạn 1: động mạch phổi co thắt gây tăng áp lực của động mạch phổi và tâm thất phải một cách cấp tính, dẫn đến giảm oxy máu nhanh chóng, gây vỡ các mao mạch ở cơ tim, ở phổi gây suy tim trái và suy hô hấp cấp. Giai đoạn này diễn ra trong khoảng 60 phút và chỉ có khoảng 50% thai phụ có thể sống sót qua giai đoạn 1.
Giai đoạn 2: có hiện tượng chảy máu và đông máu rải rác lòng mạch (CIVD). Sản phụ thở nhanh thở gấp, có thể có ho, huyết áp tụt nhanh, kèm theo tím tái da, môi, đầu ngón chi; có thể xuất hiện phù phổi cấp và ngừng tim.
Tắc mạch ối là một tối tai biến sản khoa hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là do nước ối xâm nhập vào tĩnh mạch, vào tim, phổi của mẹ gây suy hô hấp cấp. Người mẹ tím tái đột ngột,có thể trụy tim mạch và rối loạn đông máu,…
Khám thai định kỳ kiểm tra bất thường tắc mạch ối
Tim phổi có thể ngừng hoạt động kết hợp với rối loạn đông máu hoặc mất máu ồ ạt có thể ngay lập tức dẫn đến thai phụ bị thiếu oxy toàn thân và đặc biệt là thiếu oxy lên não.
Sốc giảm thể tích tuần hoàn, suy đa tạng do mất máu quá nhiều, do rối loạn đông máu mà không bù máu được kịp thời. Có thể trụy tim mạch, phù phổi cấp do truyền bù máu/ dịch với khối lượng lớn để duy trì thể tích tuần hoàn, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Tử vong rất cao ở mẹ (90%), tử vong con (khoảng 20 – 60%) do bệnh cảnh xảy ra đột ngột nhiều trường hợp không cấp cứu kịp. Không giải quyết được nguyên nhân, chỉ cấp cứu điều trị ngay các triệu chứng khẩn cấp đe dọa tính mạng cả thai mẹ- nhi. Tình trạng thiếu oxy não có thể để lại các di chứng cho mẹ và bé:
- Hội chứng Sheehan: Mất máu nặng gây suy tuyến yên do hoại tử một phần hoặc toàn bộ thùy trước tuyến yên ở người mẹ gồm các triệu chứng: suy các tuyến nội tiết: tuyến giáp, tuyến thượng thận, suy buồng trứng, rụng lông tóc, không tiết sữa mẹ…
- Biến chứng khác: cũng do thiếu máu gây ra như suy đa tạng: gan, thận, đông máu lan tỏa nội mạch.
Một số yếu tố nguy cơ của tắc mạch ối:
- Thai phụ lớn tuổi: > 35 tuổi
Thai phụ lớn tuổi: > 35 tuổi
- Thai phụ bị tiền sản giật, tăng huyết áp
- Đa thai hoặc sinh nhiều lần
- Rau thai bất thường
- Mổ lấy thai, hoặc đẻ đường dưới có can thiệp thủ thuật như: Forceps, giác kéo, chọc nước ối gây phá vỡ hàng rào giữa người mẹ và thai nhi.
- Chuyển dạ nhanh bất thường, thai to
- Sử dụng thuốc tăng co tử cung gây vỡ ối đột ngột, truyền dịch vào buồng ối, chấn thương ổ bụng…
Hiện nay, các nghiên cứu đều cho thấy không có phương pháp dự phòng tai biến sản khoa tối nguy hiểm này. Người phụ nữ khi mang thai vẫn phải đi khám thai đầy đủ, quản lý thai nghén định kỳ, siêu âm thai, xét nghiệm máu và nước tiểu theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản. Khám thai sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe mẹ và thai, để cảnh báo và có cách hỗ trợ cho thai phụ.
Làm hồ sơ sinh, lựa chọn các bệnh viện các trung tâm sản phụ khoa uy tín, đảm bảo về chuyên môn sẽ giúp bạn vượt qua cuộc chuyển dạ thành công, hạn chế tối đa các tai biến sản khoa không mong muốn. Mặc dù không dự phòng được nhưng các bệnh viện đều có sự chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc, phương tiện khi có tình huống cấp cứu xảy ra.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ và Anh khuyến cáo 4 tiêu chuẩn trong chẩn đoán tắc mạch ối:
- Thiếu oxy và suy hô hấp cấp tính
- Tụt huyết áp hay sốc tim
- Hôn mê hoặc co giật
- Đông máu lan tỏa trong lòng mạch (DIC)
Các triệu chứng trên thường xảy ra trong chuyển dạ, lúc sinh hoặc trong vòng 30 phút sau sinh mà không có các lý giải khác, đã loại trừ các nguyên nhân như: nhổi máu cơ tim cấp, tắc mạch do huyết khối, tắc mạch khí, phản vệ do gây tê tại chỗ…
Tắc mạch ối là một tối cấp cứu sản khoa cần được cấp cứu nhanh chóng vì vậy các bác sĩ cần phải luôn cảnh giác và có kiến thức để chẩn đoán sớm.
Cận lâm sàng:
- Công thức máu
Xét nghiệm công thức máu
- Các chỉ số đông máu
- Các chỉ số khí máu
- Sinh hóa máu
- X quang tim- phổi: có thể thấy dấu hiệu phù phổi, loại trừ các nguyên nhân khác
- Điện tim: có thể xuất hiện nhịp tim nhanh, ST và sóng T thay đổi.
- Các xét nghiệm chuyên sâu khác phục vụ chuẩn đoán và xử trí cấp cứu.
Khám nghiệm tử thi: có thể phát hiện thấy các tế bào vảy và tóc thai nhi có trong tuần hoàn phổi của mẹ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số trường hợp tế bào thai nhi đôi khi được có thể vẫn phát hiện ở những bệnh nhân không bị hội chứng tắc mạch ối.
Tắc mạch ối khi sinh là tai biến sản khoa nguy hiểm mà không một bác sĩ nào muốn gặp phải, tỷ lệ tử vong cao mẹ có thể tới 90% và thai nhi là 20-60%. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời nhanh chóng, có thể cả thai phụ và thai nhi đều có thể vượt qua được.
“Phác đồ” chung có thể là:
- Thông khí tối đa, duy trì oxy nồng độ cao.
- Hỗ trợ tuần hoàn tích cực
- Xử trí tình trạng đông máu (phải loại bỏ được các nguyên nhân suy tuần hoàn khác).
Các phương pháp điều trị, cấp cứu bao gồm:
- Đặt catheter: Đặt ngay catheter vào một trong các động mạch để theo dõi huyết áp thai phụ. Đồng thời, đặt catheter tĩnh mạch ở ngực, cung cấp dịch truyền, máu, thuốc cần thiết cho thai phụ.
- Cung cấp oxy: Đặt nội khí quản, cung cấp oxy giúp thai phụ.
- Sử dụng thuốc: Thai phụ có thể được chỉ định dùng các loại thuốc trợ tim, trợ phổi, cải thiện tuần hoàn, chống phù phổi cấp.
- Truyền máu, truyền dịch: Khi thai phụ mất máu nhiều hoặc giảm thể tích tuần hoàn.
Với tiến bộ của y học, chẩn đoán đúng, xử trí nhanh kịp, giải quyết các vấn đề hồi sức cấp cứu, theo các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy có thể sống được từ 80-85% các trường hợp được chẩn đoán tắc mạch ối (mặc dù theo quan niệm cũ): “người bệnh sống sót có thể không phải là tắc mạch ối”.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!