Từ điển bệnh lý

Tăng huyết áp trong thai kỳ : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Tăng huyết áp trong thai kỳ

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất trong thời kỳ thai nghén. Khoảng 70% sản phụ THA sẽ có biến chứng tiền sản giật. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm THA trong quá trình mang thai có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy THA trong thai kỳ là gì, hãy cùng các chuyên gia của MEDLATEC tìm hiểu về bệnh lý này.

Tăng huyết áp thai kỳ không nên chủ quan

Phân loại THA trong thai kỳ:

Theo WHO, tăng huyết áp thai nghén được xác định khi HATT ≥140mmHg và hoặc HATTr ≥ 90 mmHg. Tăng huyết áp nặng khi HATT ≥170 và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg

Các rối loạn tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 10-22% thai kỳ và được phân thành 4 nhóm, bao gồm :

- Tăng huyết áp mạn tính: Theo Who, tăng huyết áp mạn là  tình trạng huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg, tình trạng tăng huyết áp này được xác định trước khi mang thai hay trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Tăng huyết áp mạn cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ vì dễ gây ra các biến chứng như: tiền sản giật ghép, nhau bong non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sanh non và thai lưu

- Tăng huyết áp thai kỳ: là tình trạng THA mới xuất hiện ở ≥ 20 tuần thai ở phụ nữ trước đó có HA bình thường, không có protein niệu. Nguy cơ biến chứng phụ thuộc vào tuổi thai lúc nó xuất hiện. THA thai kỳ quan trọng vì TSG có thể xuất hiện ở 25% trường hợp, tỷ lệ này cao hơn khi THA xuất hiện sớm hơn.

- Tiền sản giật - sản giật: TSG là tình trạng THA thai kỳ mới khởi phát ở ≥ 20 tuần thai ở phụ nữ trước đó có HA bình thường và kèm theo ≥ 1 tình trạng sau:

  • Protein niệu (≥ 0,3g protein / nước tiểu 24 giờ)
  • Rối loạn chức năng cơ quan khác của mẹ, bao gồm: Tổn thương thận cấp, Phù phổi, Tổn thương gan, Các biến chứng thần kinh (sản giật, thay đổi trạng thái tâm thần, mù, đột quỵ, tăng trương lực, đau đầu trầm trọng, ám điểm thị giác dai dẳng)

- Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn tính: là tình trạng sản giật xuất hiện trên nền phụ nữ mang thai có THA mạn tính. Có Khoảng 25% phụ nữ mang thai THA mạn sẽ xuất hiện TSG, tỷ lệ này còn có thể cao hơn ở những phụ nữ có bệnh thận nền.


Nguyên nhân Tăng huyết áp trong thai kỳ

Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai được nghĩ đến như:

  • Do chế độ ăn quá mặn, nhiều chất béo khi mang thai. Thai phụ uống ít nước;
  • Ít vận động;
  • Yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột như quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi;
  • Thai phụ có tiền sử mắc các bệnh lý nền như: Đái tháo đường hoặc các bệnh lý liên quan dẫn đến biến chứng cao huyết áp khi mang thai.

Triệu chứng Tăng huyết áp trong thai kỳ

Không phải trường hợp thai phụ nào bị tăng huyết áp cũng có triệu chứng, nhiều trường hợp chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám thai, đặc biệt là mang thai những tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng tăng huyết áp thường xuất hiện trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ như:

  • Phù chi
  • Tăng cân nhiều
  • Buồn nôn;

Mẹ bầu buồn nôn cảnh báo tăng huyết áp thai kỳ

  • Đau đầu dữ dội
  • Các dấu hiệu của ối loạn thị lực như: nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực thoáng qua,…)

Các biến chứng Tăng huyết áp trong thai kỳ

Đối với thai phụ, huyết áp lên cao trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Tiền sản giật: Thống kê cho thấy, 25% phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, 5 – 8% các trường hợp sản giật tử vong. 
  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ sau sinh, khả năng hồi phục sau sinh chậm.
  • Dễ gặp tình trạng cao huyết áp ở những lần mang thai tiếp theo.
  • Có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thận…

Đối với thai nhi có mẹ mắc hội chứng tăng huyết áp thai kỳ:

  • Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ khiến bé chậm phát triển, không đạt cân nặng trung bình theo tiêu chuẩn, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến hiện tượng thai lưu khi còn trong bụng mẹ.
  • Sinh non: Mặc dù đã được điều trị nhưng một số trường hợp thai phụ bị huyết áp cao hoặc sản giật có thể cần sinh sớm hơn để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Những em bé sinh non, không đủ sức khỏe có nguy cơ tử vong cao.

Mẹ bầu tăng huyết áp thai kỳ có thể sinh non


Đối tượng nguy cơ Tăng huyết áp trong thai kỳ

Những yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai:

  • Tăng huyết áp xảy ra sớm ở lần mang thai trước
  • Tăng huyết áp mạn tính
  • Tăng huyết áp kéo dài trên 5 tuần sau đẻ
  • Huyết áp ở giới hạn cao từ những tháng đầu của thai kỳ

Phòng ngừa Tăng huyết áp trong thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp trước và trong thai kỳ hết sức quan trọng:

  • Tránh mang thai, sinh nở khi tuổi đã cao;
  • Phụ nữ thừa cân cần có kế hoạch giảm cân trước khi mang thai;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành lạnh, ăn nhiều hoa quả, rau xanh,… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu đã mắc bệnh đái tháo đường, thai phụ cần kiểm soát tốt đường huyết trước và trong suốt quá trình mang thai;

Trước và trong khi mang thai, mẹ bầu nên ăn uống khoa học 

  • Tập thể dục thể thao điều độ trước và trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật cần vận động nhẹ nhàng, không khuyến khích nằm tại giường trong thời gian dài.

Các biện pháp điều trị Tăng huyết áp trong thai kỳ

Ngoại trừ trường hợp tăng huyết áp nặng và cấp tính, việc điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp trong thai kỳ vẫn còn đang bàn cãi. Trong nhiều trường hợp, có sự giảm huyết áp sinh lý trong 3 tháng đầu thai kỳ trở về mức bình thường mà không cần dùng thuốc. Không có bằng chứng cho thấy điều trị tiếp tục tăng huyết áp mạn làm giảm nguy cơ các biến chứng thai kỳ.3 Lợi ích hướng đến là giảm được tình trạng tăng huyết áp nặng (≥170/110 mmHg), tuy nhiên phần lớn các bệnh viện bắt đầu hoặc tiếp tục các thuốc điều trị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu vượt trên 160 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 100 mmHg với hơn một lần đo.3 Bảng 2 trình bày các thuốc chống tăng huyết áp thường được sử dụng trong thai kỳ.3,4

Mục tiêu điều trị được chấp nhận là huyết áp tâm thu giảm còn 140-160 mmHg và huyết áp tâm trương 90-100 mmHg. Kiểm soát huyết áp chặt chẽ hơn có thể dẫn đến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, được cho là có liên quan đến giảm tưới máu bào thai. Điều quan trọng là thai phụ cần được theo dõi sát bất cứ dấu hiệu nào của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp nặng thêm và protein niệu mới xuất hiện hay gia tăng (xem bảng). Cần đánh giá lặp lại tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mặc dù tần suất theo dõi thường phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ sản khoa đang điều trị.

Điều trị không dùng thuốc: Ăn nhạt, nghỉ ngơi.

Loại thuốc

Lưu ý

Methydopa ( luwacj chọn số 1)

Cơ sở khoa học :các nghiên cứu dài hạn của thuốc trên sự phát triển của trẻ em và sự tưới máu bánh rau

Beta Blocker

Thai nhi chậm lớn, nhất là sử dụng atenolon trong 3 tháng đầu

Labetalol

Được lực chọn  nhiều hơn do hiệu quả hạ áp và ít tác dụng phụ

Clonidine

KHông có nhiều dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn của thuốc

Thuốc ức chế ccanxxi

Không có nhiều nghiên cứu:Hay sử dụng Nifedipin và nicardipine( Loxen 50mgx 2-6 viên/ ngày)

Không làm tăng nguy cơ quái thai

Lợi tiểu

Có thể an toàn nhưng không phải là thuốc lựa chọn hàng đầu

Thuốc ức chế men chuyển

CCD ( nhiễm độc, thai chết lưu)

Thuốc ức chế TT Angiotensin

CCD ( nhiễm độc, thai chết lưu)


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.