Từ điển bệnh lý

Thoái hóa khớp gối : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Thoái hóa khớp gối

c là tình trạng thoái triển của khớp, xảy ra chủ yếu ở người nhiều tuổi và đặc trưng bởi tình trạng loét ở sụn khớp, quá sản của tổ chức xương ở bờ khớp tạo thành các gai xương, xơ xương dưới sụn cũng như tổn thương màng khớp.

Thoái hóa khớp được chia làm hai nhóm chính là thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra ở người cao tuổi do tiến triển tự nhiên của cơ thể và thoái hóa khớp thứ phát sau chấn thương, các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp- Gút...

Bốn giai đoạn của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gặp chủ yếu ở người cao tuổi. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO năm 2013, có 10-15% người lớn trên 60 tuổi mắc thoái hóa khớp và tỉ lệ này tiếp tục gia tăng ở các năm tiếp theo [1]. Nghiên cứu bệnh nặng toàn cầu (Global Burden of Disease Study) năm 2010 cho thấy gánh nặng của bệnh lý cơ xương khớp lớn hơn nhiều so với ước tính trong các đánh giá trước đó và chiếm 6,8% tổng DALY (Disability Adjusted Life Years – số năm sống bị mất đi được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) và tiêu tốn khoảng 180 tỷ đô la mỗi năm ở riêng nước Mỹ [2]. Đến năm 2050, ước tính có khoảng 130 triệu người bị thoái hóa khớp trên toàn thế giới, trong đó 40 triệu người sẽ bị tàn tật nặng bởi căn bệnh này [3].

1. Các yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là một bệnh lý phức tạp, có sự tham gia của đa yếu tố.

a. Yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

- Tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn. Ước tính tế bào sụn khớp có khoảng 30-40 lần phân chia trong suốt đời người. Do vậy, tuổi càng cao, các tế bào sụn này càng lão hóa, bề mặt sụn khớp tổn thương dần dần kèm theo tổn thương các thành phần khác của khớp dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp.

Phụ nữ có tỷ lệ mắc thoái hóa khớp cao hơn nam giới. Điều này có thể do sự khác biệt hormone, cấu tạo xương và dây chằng. Phụ nữ thường có sức mạnh xương- cơ bắp, sự liên kết các dây chằng kém hơn nam giới.

- Di truyền: Các nghiên cứu gần đây phát hiện ra hơn 80 gen đột biến liên quan đến thoái hóa khớp, trong đó quan trọng nhất là các gen chịu trách nhiệm sửa chữa, duy trì và phát triển các khớp [4]. Sự thoái hóa khớp diễn ra do kết hợp nhiều gen thoái hóa dẫn đến tổng hợp các protein quan trọng. Sự biểu hiện các gen này còn thay đổi do tác động của môi trường bên ngoài.

- Chủng tộc: Một số nghiên cứu được thực hiện bởi Cuộc khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia I (NHANES I) tại Mỹ cho thấy rằng phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới và người da trắng [5].

b. Yếu tố nguy cơ thay đổi được:

- Chấn thương: Các chấn thương làm phá vỡ các thành phần của khớp, làm chúng mất tính liên kết cũng như giảm sức mạnh của khớp. Do vậy, tiến trình thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

- Vận động sai phương pháp: Khi chúng ta vận động không đúng, lực tác động lên một phần của khớp sẽ lớn hơn các phần còn lại. Sự phân bố không đều này dẫn đến một số thành phần của khớp tổn thương sớm hơn, tổn thương ở một phần sẽ dấn đến tổn thương những phần còn lại. Vì vậy, khi tập thể thao chúng ta cần có tư vấn từ huấn luyện viên thể thao, bác sĩ y học thể thao để tập luyện đạt hiệu quả tối ưu.

- Yếu tố nghề nghiệp: Yếu tố nghề nghiệp rất quan trọng trong thoái hóa khớp. Ví dụ, những người thợ thủ công đan lát thường bị thoái hóa khớp bàn ngón tay do họ vận động nhiều ở khớp này, nhân viên văn phòng dễ thoái hóa cột sống do ngồi nhiều ít vận động dẫn đến sai tư thế khi ngồi cũng như yếu cơ…

- Chế độ ăn, béo phì: Nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Thức ăn nhanh đang ngày càng phổ biến trong đời sống. Chế độ ăn này chủ yếu được tạo thành bởi các chất bảo quản và có hại, chẳng hạn như mỡ động vật và nồng độ đường trong thức ăn cao. Bên cạnh đó lại  thiếu các yếu tố dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Các thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn đến béo phì, làm tăng tải trọng lên khớp gối, dẫn đến thoái hóa khớp nhanh hơn.


Nguyên nhân Thoái hóa khớp gối

Một số nguyên nhân như chấn thương, yếu tố gây viêm- nhiễm trùng, yếu tố di truyền… gây nên bệnh thoái hóa khớp gối.

Bình thường, quá trình tổng hợp sụn khớp (anabolic cartilage – đồng hóa sụn) và phá hủy sụn (catabolic cartilage – dị hóa sụn) luôn cân bằng với nhau. Do một tác nhân nào đó như chấn thương, yếu tố gây viêm- nhiễm trùng, yếu tố di truyền… làm tăng phá hủy sụn, giảm quá trình tổng hợp sụn khớp sẽ gây tổn thương bào mòn sụn khớp và các thành phần khác trong ổ khớp [16]. Ban đầu, các khớp của chúng ta sẽ có các cơ chế bù như tăng tổng hợp các thành phần cấu tạo dịch khớp như collagen, proteoglycans, hyaluronate… giúp bảo vệ, bôi trơn khớp. Kèm theo đó, các tế bào sụn trong các lớp sâu phát triển sinh sản giúp duy trì các thành phần của khớp trong 1 thời gian. Nhưng cuối cùng các tế bào sụn mất đi, các phân tử tốt trong dịch khớp giảm dần, người bệnh có biểu hiện của thoái hóa khớp qua các triệu chứng lâm sàng cũng như hình ảnh.


Triệu chứng Thoái hóa khớp gối

Người bệnh bị thoái hóa khớp thường không có thay đổi về toàn thân: không sốt, không gầy sút cân, không ảnh hưởng các cơ quan khác....

Biểu hiện của thoái hóa khớp ban đầu thường thầm lặng và thay đổi theo từng người bệnh, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và số khớp bị tổn thương.

- Các dấu hiệu thường gặp bao gồm đau khớp, cứng khớp và giảm vận động: Là biểu hiện sớm và phổ biến của thoái hóa khớp. Người bệnh đau chủ yếu khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Khi thoái hóa khớp tiến triển hoặc ở giai đoạn nặng người bệnh có biểu hiện đau về đêm và sáng hoặc đau liên tục. Đôi khi người bệnh có thể thấy khớp sưng khi có tràn dịch trong khớp nhưng không nóng đỏ.

- Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi kéo dài. Thời gian cứng khớp càng dài thể hiện tình trạng thoái hóa khớp càng nặng. Tuy nhiên, khi cứng khớp kéo dài cần tìm các nguyên nhân khác có thể gây thoái hóa khớp thứ phát.

- Giảm vận động do đau, cứng khớp, hẹp khe khớp, tổn thương dây chằng và các thành phần khác của khớp, gây ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Người bệnh có thể thấy khớp không co duỗi được hết tầm như trước. Khi đi lại vận động thấy đau nhiều nên ít vận động hơn.

- Lục cục khớp: Người bệnh có thể thấy tiếng khớp kêu lục cục khi đi lại. Tiếng lục cục có thể phát hiện trước cả khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đau.

Bác sỹ khám lâm sàng sẽ thấy các biểu hiện sau:

- Ở giai đoạn thoái hóa khớp sớm: Các khớp bình thường, không đau, không sưng nề, không nóng đỏ, khả năng vận động không bị ảnh hưởng.

- Giai đoạn thoái hóa khớp trung bình đến muộn: Biến dạng khớp (các khớp thay đổi hình dạng, lệch trục, ngắn chi…), đau khi ấn vào khớp, tiếng lạo xạo khi thăm khám, co cứng cơ, giảm khả năng gấp duỗi thụ động.

- Đau khớp: Là biểu hiện sớm và phổ biến của thoái hóa khớp. Người bệnh đau chủ yếu khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. 

- Cứng khớp:

- Giảm vận động: Do đau, cứng khớp, hẹp khe khớp, tổn thương dây chằng và các thành phần khác của khớp, gây ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

- Xét nghiệm: Nếu là thoái hóa khớp nguyên phát, các xét nghiệm không bị thay đổi do thoái hóa. Nếu là thoái hóa khớp thứ phát xét nghiệm thay đổi tùy từng bệnh. (Ví dụ: thoái hóa khớp do bệnh Gút thì xét nghiệm acid uric và chỉ số viêm trong máu tăng, thoái hóa khớp do viêm khớp dạng thấp thì yếu tố thấp RF – anti CCP và chỉ số viêm tăng....)

- Siêu âm: Hình ảnh siêu âm có thể thấy dịch khớp trong giai đoạn thoái hóa khớp tiến triển, gai xương do thoái hóa. Ngoài ra, siêu âm còn giúp bác sĩ đánh giá các yếu tố kèm theo như hình ảnh đường đôi trong bệnh Gút, dày màng hoạt dịch thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.... Hình ảnh siêu âm thường thay đổi qua các đợt điều trị. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh siêu âm kiểm tra nhiều đợt để theo dõi tiến triển bệnh.

- X-quang là phương pháp dễ thực hiện, nhanh chóng, rẻ tiền, giúp bác sĩ đánh giá mức độ thoái hóa cũng như tiên lượng điều trị cho bệnh nhân. Hình ảnh Xquang của thoái hóa khớp cho thấy các gai xương, hẹp khe khớp, biến dạng, lệch trục khớp. Hình ảnh này thường không thay đổi nhiều, vì vậy bác sĩ chỉ chụp lại sau 3-6 tháng thậm chí sau 1-2 năm để đánh giá (nếu không nghi ngờ chấn thương, gãy xương, u xương...). Tuy nhiên, Xquang không phát hiện được thoái hóa khớp ở giai đoạn sớm. Trong giai đoạn này, các biến đổi là quá nhỏ để phát hiện thấy hoặc nếu có chỉ là các dấu hiệu nghi ngờm không rõ ràng.

Các giai đoạn thoái hóa khớp trên X - quang theo Kellgren và Lawrence.

A: Giai đoạn 1. B: Giai đoạn 2. C: Giai đoạn 3. D: Giai đoạn 4.

Nguồn: Sciencedirect.com

- Cắt lớp vi tính: Ít ý nghĩa trong chẩn đoán thoái hóa khớp. Có nhiều ý nghĩa trong trường hợp nghi ngờ có chấn thương xương – khớp, u xương. Để đánh giá thoái hóa khớp đơn thuần, thông thường bác sĩ không chỉ định thoái hóa khớp.

- Cộng hưởng từ khớp gối: Cộng hưởng từ giúp bác sĩ phát hiện thoái hóa từ giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, phương pháp cộng hưởng từ còn cho thấy các tổn thương của phần mềm xung quanh khớp (gân, cơ, dây chẳng, bao khớp...) với hình ảnh rõ ràng. Tuy nhiên, phim chụp cộng hưởng từ có chi phí cao, thời gian chụp lâu hơn nên chưa phù hợp với nhiều người dân Việt Nam. Nếu bệnh nhân thoái hóa khớp, điều trị cải thiện kém, nên cân nhắc chụp cộng hưởng từ để đánh giá khớp và thành phần quanh khớp kĩ càng hơn.


Phòng ngừa Thoái hóa khớp gối

Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi thoái hóa khớp cũng như dự phòng triệt để bệnh lý này. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp để hạn chế tiến trình thoái hóa.

  • Duy trì cân nặng ổn định.
  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật, đồ ăn nhanh.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật, đồ ăn nhanh.

  • Tập thể dục đều đặn hang ngày. Những bài tập cường độ cao cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên thể thao.
  • Hạn chế va đập, chấn thương.
  • Tránh tư thế xấu khi làm việc, vận động.
  • Khám kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có biểu hiện bất thường tại hệ cơ xương khớp.

Các biện pháp chẩn đoán Thoái hóa khớp gối

Lâm sàng, X - quang và xét nghiệm

Lâm sàng đơn thuần

1. Đau khớp gối

2. Gai xương ở rìa khớp (X-quang)

3. Dịch khớp là dịch thoái hóa

4. Tuổi ³ 40

5. Cứng khớp dưới 30 phút

6. Lạo xạo khi cử động

1. Đau khớp

2. Lạo xạo khi cử động

3. Cứng khớp dưới 30 phút

4. Tuổi ³ 38

5. Sờ thấy phì đại xương

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố

1,2 hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố

1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5

Theo Hội thấp khớp học châu Âu EULAR 2009

- Ba triệu chứng cơ năng: đau, cứng khớp, hạn chế vận động chủ động.

- Ba triệu chứng thực thể: dấu hiệu lạo xạo (bào gỗ), hạn chế vận động thụ động, chồi xương .

Chẩn đoán khi có 3 triệu chứng cơ năng và 3 triệu chứng thực thể


Các biện pháp điều trị Thoái hóa khớp gối

Điều trị Nội khoa

* Điều trị không dùng thuốc

- Giáo dục người bệnh: giảm cân, tránh các tư thế xấu gây lệch trục khớp, hạn chế các động tác gây dồn lực nhiều vào khớp gối như lên xuống cầu thang, quỳ, ngồi xổm,...

- Vật lý trị liệu: chườm nóng, hồng ngoại, siêu âm...

* Điều trị dùng thuốc:

- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol có hoặc không kết hợp codein theo mức độ đau của bệnh nhân.

- Thuốc chống viêm không steroid (CVKS): sử dụng khi các thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả.

- Corticoid: không dùng đường toàn thân. Chủ yếu Corticoid được sử dụng để tiêm nội khớp. Glucocorticoid giúp cải thiện triệu chứng sung đau khớp gối nhưng dùng kéo dài có thể gây tổn thương sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như viêm khớp do tinh thể thuốc.[A1] 

- Thuốc giãn cơ: khi có co cứng cơ

- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm. Đây là nhóm thuốc phổ biến, tác dụng chậm, kéo dài, ít tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng giảm sự phá hủy sụn khớp, bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ quá trình tổng hợp sụn khớp. Các thuốc nhóm này bao gồm

+ Glucosamin sulfate: Trên thị trường có nhiều loại Glucosamin. Đa phần các loại này là thực phẩm chức năng, hiệu quả chưa đươc nghiên cứu rõ ràng. Người bệnh nên dùng Glucosamin sulfate theo đơn bác sỹ. Liều lượng thường dùng là 1500mg/ngày.

+ Diacerein: Liều lượng 100mg/ngày. Thuốc nên được uống cùng bữa ăn hoặc ngay đầu bữa ăn sẽ có hiệu quả hấp thu tốt nhất. Đôi khi dùng thuốc người bệnh có thể thấy nước tiểu sẫm màu, phân mềm- lỏng.

+ Thành phần không xà phòng hóa của quả bơ và đậu nành (ASU avocado/soybean unsaponifiables): Liều lượng 300mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng.

+ Acid hyaluronic (HA): Thuốc có 2 đường dùng là đường uống và tiêm nội khớp. Trong đó, đường tiêm nội khớp có hiệu quả hơn cả. Thuốc có tác dụng bôi trơn, bảo vệ khớp, giảm đau, cải thiện khả năng vận động của khớp.

+ Chondroitine Sulfate (CS): là thành phần chính của chất nền ngoại bào, mô liên kết, sụn. Bên cạnh đó, nó còn ức chế enzyme tiêu sụn. CS chủ yếu dùng đường uống với liều từ 800 đến 1200 mg/ngày.

Huyết tương giàu tiểu cầu được tách chiết từ máu là nguồn yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, đóng vai trò quan trọng điều hoà hoạt động chuyển hoá của sụn khớp, có lợi trong quá trình tái tạo lại sụn khớp. Ngoài ra huyết tương giàu tiểu cầu còn là nguồn cung cấp các yếu tố chống viêm. Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tiêm vào khớp gối không những làm giảm đau, giảm viêm mà còn thúc đẩy sự tăng sinh của sụn khớp. Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu từ máu tự thân đặc biệt có hiệu quả ở những bệnh nhân trẻ tuổi, THK gối giai đoạn sớm.[A2] 

- Cấy ghép tế bào gốc

Nguồn tế bào gốc có thể được phân tách từ tuỷ xương hoặc mô mỡ của chính bệnh nhân, sau đó được kích hoạt và tiêm vào ổ khớp. Dưới sự kích thích của các tác nhân tại chỗ, tế bào gốc sẽ phát huy các tác dụng khác nhau bao gồm việc biệt hoá thành tế bào sụn, chống viêm, kích thích mô tại chỗ phát triển thông qua việc tiết ra các yếu tố tăng trưởng. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác ở chỗ nó giải quyết được tận gốc tổn thương sụn khớp vốn được cho là nguyên nhân gây THK . Liệu pháp này gồm 2 phương pháp chính

+ Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân (Adipose Derived Stemcell-ADSCs), hiện đã được ứng dụng tại Việt Nam điều trị thoái hóa khớp.

+ Tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân. Chưa được ứng dụng tại Việt Nam trong điều trị thoái hóa khớp.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều tranh cãi trên thế giới, chi phí đắt, phức tạp, hiện chưa phổ biến ở Việt Nam.

Điều trị Ngoại khoa

- Phẫu thuật nội soi khớp.

Phẫu thuật khớp.

Phẫu thuật khớp.

- Phương pháp đục xương, chỉnh trục để sửa chữa các trường hợp lệch trục khớp trong các trường hợp hạn chế chức năng nhiều.

- Thay khớp nhân tạo. Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp THK gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

- Corticoid:

Không dùng đường toàn thân. Chủ yếu Corticoid được sử dụng để tiêm nội khớp. Glucocorticoid giúp cải thiện triệu chứng sưng đau khớp gối nhưng dùng kéo dài có thể gây tổn thương sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như viêm khớp do tinh thể thuốc vì vậy, khi sử dụng thuốc người dân cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng đúng liều lượng cho phép.

Huyết tương giàu tiểu cầu được tách chiết từ máu là nguồn yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, đóng vai trò quan trọng điều hoà hoạt động chuyển hoá của sụn khớp, có lợi trong quá trình tái tạo lại sụn khớp. Ngoài ra huyết tương giàu tiểu cầu còn là nguồn cung cấp các yếu tố chống viêm. Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tiêm vào khớp gối không những làm giảm đau, giảm viêm mà còn thúc đẩy sự tăng sinh của sụn khớp. Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu từ máu tự thân đặc biệt có hiệu quả ở những bệnh nhân trẻ tuổi, THK gối giai đoạn sớm. [

Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác vì giải quyết được tận gốc tổn thương sụn khớp vốn được cho là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.

Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.


Tài liệu tham khảo: 
  • Priority Medicines for Europe and the World 2013 Update
  • Lozano R1, Naghavi M, Foreman K et al. (2012). Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet. 2012, 380(9859):2095- 128
  • United Nations. World Population to 2300.
  • Ryder J.J., Garrison K., Song F., Hooper L., Skinner J., Loke Y., Loughlin J., Higgins J.P., MacGregor A.J. Genetic associations in peripheral joint osteoarthritis and spinal degenerative disease: A systematic review. Ann. Rheum. Dis. 2008;67:584–591. doi: 10.1136/ard.2007.073874
  • Felson D.T., Lawrence R.C., Dieppe P.A., Hirsch R., Helmick C.G., Jordan J.M., Kington R.S., Lane N.E., Nevitt M.C., Zhang Y., et al. Osteoarthritis: New insights. Part 1: The disease and its risk factors. Ann. Intern. Med. 2000;133:635–646. doi: 10.7326/0003-4819-133-8-200010170-00016.
  • Bệnh học Nội khoa 2018. Nhà xuất bản Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Thoái hóa khớp. T196-204. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ