Bác sĩ: ThS.BS Trần Minh Dũng
Chuyên khoa: Tai mũi họng - Tai Mũi Họng
Năm kinh nghiệm:
Trứng cá đỏ (rosacea) là bệnh da liễu mãn tính đặc trưng bởi tình trạng đỏ da kéo dài, giãn mao mạch, mụn sần và mụn mủ. Một số trường hợp có thể biến đổi da thành dạng nhú, đặc biệt là ở mũi (rhinophyma: bệnh mũi sư tử). Ngoài tổn thương ở da, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, gây viêm bờ mi, đỏ mắt, khô mắt và kích ứng.
Người bị bệnh trứng cá đỏ thường trải qua các đợt bùng phát xen kẽ thời kỳ thuyên giảm. Dù không có cách chữa khỏi, nhưng có nhiều phương pháp giúp kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.
Trứng cá đỏ thường xảy ra ở vùng trung tâm khuôn mặt, gây mụn sẩn, đỏ da kéo dài.
Trứng cá đỏ là bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số trưởng thành trên toàn cầu. Bệnh thường gặp ở người từ 30–50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ và những người có làn da sáng màu, dễ bắt nắng. Nam giới ít mắc bệnh hơn, nhưng khi bị bệnh thường có xu hướng nặng hơn.
Dù nguyên nhân rõ ràng vẫn chưa được xác định, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh có thể liên quan đến các yếu tố sau:
Ký sinh trùng Demodex là loài ve thường gặp ở da người bệnh.
Một số yếu tố có thể gây kích thích hoặc làm triệu chứng bùng phát, bao gồm:
Trứng cá đỏ thường giới hạn ở mặt và da đầu, biểu hiện theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn tiền trứng cá đỏ, bệnh nhân thường đỏ mặt, nóng bừng mặt, đi kèm cảm giác châm chích khó chịu. Một số tác nhân gây ra đợt bùng phát của bệnh như ánh nắng, nhiệt độ cao, đồ ăn cay nóng hoặc rượu bia… Những triệu chứng này vẫn còn tồn tại ở các giai đoạn sau của bệnh.
Giai đoạn mạch, bệnh nhân thấy có ban đỏ trên da mặt và phù nề, giãn mao mạch nhỏ trên da, dễ nhận thấy ở vùng má và mũi. Trong một số trường hợp, giãn mao mạch có thể phát triển mạnh, tạo ra các mảng mao mạch nổi rõ trên da.
Giai đoạn viêm, thường xảy ra sau đó, biểu hiện là xuất hiện các sẩn đỏ và mụn mủ giống mụn trứng cá nhưng không có nhân mụn. Thường phân bố tập trung ở vùng trung tâm mặt, đôi khi lan xuống cổ hoặc ngực. Không có mụn đầu đen, giúp phân biệt với mụn trứng cá thông thường.
Giai đoạn muộn, (phát triển ở một số bệnh nhân), đặc trưng bởi tình trạng da trở nên dày hơn, xù xì, đặc biệt ở vùng mũi, trán, cằm, má hoặc tai. Lỗ chân lông giãn rộng, tuyến bã nhờn tăng kích thước, làm da trông bóng dầu hơn bình thường. Thường gặp ở nam giới và tiến triển trong thời gian dài.
Khoảng 50% bệnh nhân bị trứng cá đỏ có ảnh hưởng đến mắt, với các biểu hiện:
Dạng phì đại da, còn gọi là bệnh mũi sư tử thường gặp ở nam giới.
Chẩn đoán bệnh trứng cá đỏ thường dựa trên triệu chứng đặc trưng; không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Theo Hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội Trứng Cá Đỏ Hoa Kỳ (National Rosacea Society, NRS), bệnh nhân được chẩn đoán trứng cá đỏ khi có:
Ít nhất một trong hai dấu hiệu dưới đây là đủ để chẩn đoán:
Nếu không có 2 dấu hiệu trên, bệnh nhân phải có ít nhất hai trong các dấu hiệu sau để xác định bệnh:
Do có nhiều bệnh lý da liễu có triệu chứng tương tự, cần phân biệt trứng cá đỏ với các bệnh sau:
Mụn trứng cá: Cả hai đều có mụn sẩn và mụn mủ, nhưng mụn trứng cá có nhân mụn đầu đen, trong khi trứng cá đỏ thì không. Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở tuổi dậy thì, trong khi trứng cá đỏ thường khởi phát sau 30 tuổi.
Viêm da tiết bã: Da đỏ kèm theo vảy nhờn màu trắng hoặc vàng, thường ở vùng mũi, cằm, chân tóc và lông mày. Thường đi kèm ngứa, trong khi trứng cá đỏ chủ yếu có cảm giác châm chích hoặc nóng rát.
Lupus ban đỏ hệ thống: Ban đỏ hình cánh bướm, có thể kèm theo tổn thương da ở các vùng khác như tai, cổ và tay. Không có mụn sẩn, mụn mủ như trứng cá đỏ. Xét nghiệm kháng thể ANA (+) giúp phân biệt với trứng cá đỏ.
Lupus ban đỏ cũng có biểu hiện gần giống với trứng cá đỏ, tuy nhiên điều trị hoàn toàn khác.
Bệnh đỏ da do rượu: Do phản ứng với rượu, gây đỏ bừng mặt nhưng không kéo dài. Không có giãn mao mạch, mụn mủ hay phì đại da như trứng cá đỏ.
Viêm da do corticoid: Xuất hiện sau khi dùng corticoid kéo dài, gây đỏ da, giãn mao mạch và mụn viêm. Tình trạng da xấu đi khi ngừng corticoid đột ngột.
Soi da bằng kính hiển vi:
Soi da là một phương pháp chẩn đoán hiệu quả, đầu tay của bác sĩ da liễu.
Sinh thiết da (khi cần)
Xét nghiệm huyết thanh:
Điều trị trứng cá đỏ tập trung vào các mục tiêu chính:
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và triệu chứng cụ thể của từng người. Việc kết hợp thuốc, thay đổi lối sống và chăm sóc da đúng cách có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Liệu pháp Laser: Phù hợp với bệnh nhân có giãn mao mạch, đỏ da kéo dài hoặc phì đại da. Ưu điểm: Kết quả lâu dài, ít tác dụng phụ, cải thiện đáng kể thẩm mỹ. Nhược điểm: Chi phí cao, cần thực hiện nhiều lần, cần tránh nắng kỹ sau điều trị để tránh tái phát.
Liệu pháp laser thường có hiệu quả lâu dài, ít tác dụng phụ.
Tránh các yếu tố kích thích
Trứng cá đỏ là bệnh mạn tính nhưng có thể kiểm soát tốt nếu điều trị đúng cách. Việc kết hợp thuốc, laser và chăm sóc da hợp lý giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nếu bạn có dấu hiệu trứng cá đỏ, hãy gặp bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị sớm nhất!
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!