Từ điển bệnh lý

U ác của tuyến tiền liệt : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan U ác của tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh thường xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi, khả năng gây tử vong đứng thứ 2 trong nhóm bệnh ung thư (chỉ sau ung thư phổi). Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã và đang có dấu hiệu tăng, nam giới độ tuổi thanh thiếu niên cũng có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một loại tuyến chỉ có ở nam giới với chức năng chủ yếu là sản xuất ra tinh trùng và vận chuyển tinh trùng. Tuyến tiền liệt nằm ở vùng dưới bàng quang (bọng đái) và phía trước ruột già (đại tràng), bao quanh niệu đạo. Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt (hay ung thư tiền liệt tuyến) do các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến, phát triển mất kiểm soát dẫn tới sự tích tụ hình thành các khối u. Chỉ khi người bệnh phát hiện được bệnh từ sớm mới có thể điều trị khỏi và kéo dài tiên lượng sống qua nhiều năm, tuy nhiên bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu khối u phát triển nhanh và chuyển biến sang giai đoạn cuối.


Nguyên nhân U ác của tuyến tiền liệt

Nhắc tới các bệnh ung thư thì rất khó để chỉ ra nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh, chính vì vậy các chuyên gia y tế mới liệt kê ra các yếu tố có khả năng cấu thành nên ung thư hoặc làm tăng nguy cơ bị ung thư. Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành khối u ác của tuyến tiền liệt được liệt kê như sau:

  • Độ tuổi: Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được thống kê chủ yếu có độ tuổi nằm trong khoảng từ 55 đến 75 tuổi (chiếm tới 64%), trong khi tỷ lệ nam giới trẻ tuổi có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt lên tới 10%.

Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được thống kê chủ yếu có độ tuổi nằm trong khoảng từ 55 đến 75 tuổi

Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được thống kê chủ yếu có độ tuổi nằm trong khoảng từ 55 đến 75 tuổi

  • Tiền sử gia đình: Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng có khả năng di truyền. Mặc dù nói bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện ở lứa người cao tuổi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp những thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình lại mắc bệnh trước.
  • Tiếp xúc với nhiều chất phóng xạ có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt đối với những người làm việc trong môi trường đòi hỏi phải tiếp xúc hàng ngày.
  • Ăn quá nhiều thịt và mỡ động vật: Chất heterocyclic amines được sinh ra từ việc nấu thức ăn trong nhiệt độ cao hoặc chất polycyclic aromatic hydrocarbons được sinh ra từ việc nướng thức ăn trên lửa, cả hai loại chất này đều thuộc nhóm chất gây ung thư.
  • Bị bệnh béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số BMI (body mass index) cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn bình thường.
  • Bị phì đại tiền liệt tuyến có thể là yếu tố góp phần gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
  • Thắt ống dẫn tinh: Trường hợp thắt ống dẫn tinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt sau 20 năm.
  • Một số ý kiến cho rằng, hoạt động tình dục quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng U ác của tuyến tiền liệt

Giai đoạn mới hình thành khối u ác của tuyến tiền liệt thường không gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho bệnh nhân, do vậy khả năng phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm rất khó khăn. Ở giai đoạn phát triển tiếp theo, các triệu chứng bệnh thường gặp là:

  • Tiểu tiện khó khăn: Tuyến tiền liệt bao quanh vùng niệu đạo, vì vậy khi xuất hiện khối u ở tuyến tiền liệt thì có thể việc tiểu tiện hoặc xuất tinh đều gặp trở ngại. Người bệnh sẽ có dấu hiệu buồn tiểu nhưng không thể tiểu hoặc tiểu rắt, đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc đang tiểu tiện thì bị dừng đột ngột,... Một số trường hợp ít hơn, người bệnh gặp phải triệu chứng tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu rắt thường xuyên.

Một số trường hợp ít hơn, người bệnh gặp phải triệu chứng tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu rắt thường xuyên.

Một số trường hợp ít hơn, người bệnh gặp phải triệu chứng tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu rắt thường xuyên.

  • Bị đau khi tiểu tiện: Triệu chứng bị đau nhức dương vật khi tiểu tiện có thể chỉ ra nhiều bệnh lý có liên quan đến sinh dục như viêm niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tiểu tiện có kèm máu: Xuất hiện những vệt màu hồng trong nước tiểu có thể là máu. Nguyên nhân tiểu tiện ra máu có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu, các bệnh viêm nhiễm khác hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Do vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng này người bệnh cần lập tức tìm tới các cơ y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác.
  • Máu trong tinh dịch: Dấu hiệu này thường ít khi được chú ý bởi lượng máu đi kèm có thể rất ít, chỉ làm tinh dịch có màu hơi hồng rất khó phát hiện.
  • Khó duy trì độ cương cứng: Khối u từ tuyến tiền liệt có thể chèn ép không cho lưu lượng máu lưu thông bình thường, giảm khả năng cương cứng ở dương vật.
  • Xuất hiện các triệu chứng đau ở vùng xương chậu, hông, đùi trên, lưng,... 

Tóm tắt các triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tiền liệt:

  • Rối loạn tiểu tiện
  • Đau dương vật khi đi tiểu
  • Tiểu tiện có kèm máu
  • Tinh dịch có kèm máu
  • Khó duy trì độ cương cứng của dương vật
  • Đau lưng, xương chậu, đùi trên,...

Các biến chứng U ác của tuyến tiền liệt

Mỗi dạng ung thư lại có những giai đoạn tiến triển khác nhau, tùy thuộc vào vị trí khối u, khả năng phát triển nhanh hay chậm của các tế bào ung thư hay tác động của yếu tố bệnh lý nền. Ở bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thì thường sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển chính như sau:

  • Giai đoạn I: Khối u mới hình thành nên có kích thước khá nhỏ, chỉ tương đương với một mô tuyến tiền liệt bình thường.
  • Giai đoạn II: Khối u đã phát triển với kích thước lớn hơn, có thể phát hiện khi thăm khám trực tràng, xét nghiệm PSA trong máu hoặc sinh thiết. Các dấu hiệu nhận biết bệnh dần xuất hiện nhiều hơn, nếu chú ý kỹ thì bệnh nhân hoàn toàn có thể phát hiện được. Khối u chưa có dấu hiệu di căn tới các tổ chức khác.
  • Giai đoạn III: Khối u đã phát triển lớn và có hiện tượng xâm lấn sang các nhóm mô xung quanh và gây tổn thương cả túi đựng tinh (chưa có dấu hiệu di căn xa). Các triệu chứng bệnh xuất hiện rầm rộ, sức khỏe người bệnh đang dần bị giảm sút,...
  • Giai đoạn IV: Các nhóm hạch bạch huyết, bàng quang, trực tràng, hoặc các vùng cơ quan khác trong cơ thể cũng đã bị di căn ung thư (thường gặp ở gan, phổi và xương).

Phòng ngừa U ác của tuyến tiền liệt

Những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt cần phải thực hiện tầm soát ung thư, đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Một trong những phương pháp có thể dự báo sớm được ung thư chính là biện pháp PSA.

- Hạn chế ăn các loại thịt và mỡ động vật, đặc biệt là các loại thức ăn chế biến nhiều và đồ nướng.

- Giữ cân nặng ở mức ổn định, giảm cân ngay khi có triệu chứng béo phì.

- Khám chữa các bệnh về sinh dục một cách triệt để.

Khám chữa các bệnh về sinh dục một cách triệt để.

Khám chữa các bệnh về sinh dục một cách triệt để.

- Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

 


Các biện pháp chẩn đoán U ác của tuyến tiền liệt

  • Khám trực tràng: Sử dụng ngón tay khám trực tiếp trong trực tràng có thể sờ được khối u của tuyến tiền liệt. Đây là phương pháp được phát hiện từ rất sớm (năm 1956) và đưa ra chẩn đoán khá chính xác, tuy nhiên cần kết hợp thêm nhiều xét nghiệm khác nữa mới có thể xác định ung thư.
  • Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp PSA (Prostate Specific Antigen): Đây là phương pháp được thực hiện nhằm kiểm tra sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt hoặc có thể sử dụng để xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Dựa vào PSA, bác sĩ thậm chí có thể dự báo được ung thư trước 25 - 30 năm.
  • Siêu âm: Siêu âm qua trực tràng sẽ cho thấy vị trí, kích thước của khối u tuyến tiền liệt đồng thời hỗ trợ lấy mẫu sinh thiết. Siêu âm trên xương mu nhằm kiểm tra mức độ lây lan của ung thư tới các tổ chức lân cận.
  • Sinh thiết: Phương pháp này được thực hiện dựa vào siêu âm trực tràng, kết quả sinh thiết sẽ xác định được các tế bào ung thư và loại tế bào ung thư.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ tiểu khung (MRI) hoặc chụp PET CT: Xác định xâm lấn của khối u tới các tổ chức và hệ cơ quan lân cận, tìm kiếm di căn hạch, phân bố hệ thống mạch máu (nhằm định hướng phương pháp điều trị phù hợp),...
  • Xạ hình xương (Scintigraphy osseuse): Phương pháp này được chỉ định thực hiện trước và sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt, mục đích chính là kiểm tra di căn ung thư xương và mức độ tổn thương sau điều trị.

Việc xây dựng lên một phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh đòi hỏi rất nhiều từ kết quả các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Chính vì thế, mỗi biện pháp chẩn đoán đều cần phải thực hiện một cách chính xác nhất, không được sai sót, tránh chẩn đoán sai lệch gây hoang mang cho người bệnh.


Các biện pháp điều trị U ác của tuyến tiền liệt

Hiện nay, có không ít những phương pháp điều trị ung thư có thể thực hiện với kết quả cao. Tuy nhiên đối với ung thư tuyến tiền liệt thì các chuyên gia y tế khuyến cáo nên lựa chọn kết hợp ít nhất hai biện pháp điều trị để có được kết quả như ý.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt: Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm chưa có dấu hiệu xâm lấn tới các cơ quan khác thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt để điều trị triệt để ung thư. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật hở hoặc phẫu thuật nội soi để xử lý khối u tuyến tiền liệt tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các yêu cầu đặc biệt của người bệnh. Bên cạnh việc loại bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt thì các bác sĩ còn tiến hành cắt bỏ 2 túi tinh và nạo vét hạch ở vùng chậu nhằm loại bỏ triệt để nguy cơ ung thư.

Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt: Đây không phải là phương pháp chính để điều trị ung thư tuy nhiên sẽ được thực hiện với những hợp người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt (đặc biệt là những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiểu tiện). Phương pháp này được thực hiện thông qua đường niệu đạo tương tự như kỹ thuật điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Phẫu thuật cắt bỏ 2 tinh hoàn, xạ trị và nội tiết trị liệu thường được chỉ định kết hợp thực hiện với phương pháp này mới có thể đạt được kết quả cao nhất.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt

Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư, chính vì vậy xạ trị có thể được thực hiện trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của bệnh. Xạ trị thường được kết hợp điều trị với phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật và loại trừ nguy cơ di căn ung thư.

Điều trị nội tiết: Nguyên lý cơ bản của phương pháp này nhằm giảm thiểu các nội tiết tố nam trong cơ thể người bệnh để bệnh ngừng phát triển. Trong các loại nội tiết tố nam thì Testosterone sẽ được chỉ định điều trị chính. Các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ nội tiết tố nam Testosterone bằng cách trực tiếp phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (kết quả cao) hoặc sử dụng thuốc làm giảm nội tiết tố nam (diễn ra lâu hơn và được chỉ định khi người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật).

Một số biện pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác có thể được thực hiện như: Phẫu thuật lạnh (Cryoablation), điều trị bằng chùm vi sóng (Microwave Ablation), điều trị bằng chùm tia xạ ngoài (EBRT - external beam radiation therapy), điều trị bằng chùm siêu âm cường độ cao qua đường trực tràng (HIFU - Transrectal high - intensity focused ultrasound), Điều trị bằng cắm kim nhiệt độ cao (Thermal rods),... Những phương pháp này ít phổ biến bởi kết quả điều trị không cao mà nguy cơ bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ sau điều trị lại nhiều.

Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp đối với tình trạng sức khỏe người bệnh, giảm thiểu các tổn thương không đáng có trong quá trình điều trị. Người bệnh sau điều trị cần tuân thủ các chế độ kiêng cữ do bác sĩ chỉ định đồng thời thực hiện thăm khám bệnh định kỳ nhằm phát hiện kịp thời nguy cơ di căn ung thư hoặc tái phát bệnh.


Tài liệu tham khảo: 
  • Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? | Hệ thống Vinmec
  • Chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt | Bệnh viện 108
  • Ung thư tuyến tiền liệt: không còn là nỗi sợ hãi | Bệnh viện ung bướu Hà Nội

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ