Từ điển bệnh lý

U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma) : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)

Prolactin mà một hormon được tiết ra từ tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên. Hormon này có tác dụng bài tiết sữa. Trong quá trình mang thai, nồng độ hormon này tăng dần và duy trì nồng độ cao trong suốt quá trình cho con bú. Khác với các hormon khác, quá trình điều hòa prolactin chủ yếu là quá trình ức chế tiết. Vùng dưới đồi thông qua các yếu tố ức chế như dopamin để ức chế tiết hormon này.

U tế bào tiết Prolactin là một trong những khối u chế tiết thường gặp nhất ở tuyến yên. Tỷ lệ mắc mỗi năm khoảng 6/100.000 dân, chiếm 40-50% các khối u ở tuyến yên. U tiết Prolactin được chia làm hai loại: u tế bào tiết prolatin kích thích nhỏ và u tế bào tiết prolactin kích thước lớn.

Các khối u tiết prolatin kích thước nhỏ (microprolactinoma thường có đường kính < 10mm, gặp đa số ở nữ với tỷ lệ nữ/nam là 20/1. Các khối u tiết prolactin kích thước lớn (macroprolactinoma) có kích thước >10mm và tỷ lệ gặp ở nam và nữ là tương đương nhau.

Đa số các u tế bào tiết prolactin là u lành tính, các khối u ác tính cực kì hiếm gặp. Các khối u ác tính có thể di căn đến xương bướm, xoang hang, di căn xa đến xương, hạch bạch huyết, phổi, gan hoặc tủy sống

Prolactin mà một hormon được tiết ra từ tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên

Prolactin mà một hormon được tiết ra từ tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên


Triệu chứng U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)

1. Biểu hiện lâm sàng

- Biểu hiện tăng áp lực nội sọ

Thường xuất hiện khi khối u có kích thước lớn hoặc khối u ác tính di căn với các biểu hiện:

  • Đau đầu
  • Giảm thị lực
  • Khiếm khuyết thị trường
  • Liệt cơ vận nhãn có thể gặp khi khối u lan rộng và xâm lắm vào xoang hang
  • Chảy dịch mũi: thường gặp khi khối u xâm lấn vào xoang bướm hoặc xoang sàng

- Các biểu hiện ở phụ nữ chưa mãn kinh

  • Biểu hiện của suy giảm sinh duch thứ phát: vô sinh, thiểu kinh hoặc vô kinh.
  • Tình trạng chảy sữa không liên quan đến sinh đẻ gặp 30-80% các trường hợp.
  • Tình trạng nồng độ hormon prolactin tăng cao phối hợp với tình trạng suy sinh dục có thể gây các cơn bốc hỏa và khô âm đạo.

- Biểu hiện lâm sàng ở phụ nữ đã mãn kinh

  • Ở các phụ nữ đã mãn kinh biểu hiện chảy sữa thường ít gặp hơn do nồng độ estrogen thấp. Tình trạng tăng prolactin thường được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm hoặc khi khối u đã to, gây nên tình trạng choán chỗ như đau đầu, giảm thị lực, giảm thị trường…
  • Một số trường hợp có thể gặp tình trạng tăng tiết bã nhờn hoăc rậm lông

- Biểu hiện lâm sàng ở nam giới

  • Ở nam giới thường gặp biểu hiện của suy sinh dục như giảm hamm muốn, liệt dương, vô sinh do nồng độ prolactin cao gây giảm tiết testosteron. Một số biểu hiện khác như giảm khối cơ, rụng tóc, loãng xương…
  • Tăng prolatin cũng gây các biểu hiện như vú to thậm chí chảy sữa ở nam giới. Tuy nhiên tình trạng chảy sữa thường ít gặp.

Tình trạng nồng độ hormon prolactin tăng cao phối hợp với tình trạng suy sinh dục có thể gây các cơn bốc hỏa và khô âm đạo

2. Cận lâm sàng

  • Prolactin tăng cao, thông thường >250ng/ml .
  • Các xét nghiệm loại trừ tăng prolactin sinh lý trong giới hạn bình thường: có thai (beta HCG), suy giáp (T3, FT4, TSH), suy thận (ure, creatinin), suy gan (AST, ALT, GGT).
  • Chụp MRI tuyến yên và dưới đồi: phát hiện khối u vùng tuyến yên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khó phân biệt giữa cấu trúc bất thường và bình thường tại tuyến yên.

Phòng ngừa U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)

U tế bào tiết prolactin và có thai

  • Các phụ nữ có u tăng tiết prolactin cần tham khảo ý kiến chuyên gia sản khoa và nội tiết khi có mong muốn có thai.
  • Các khối u tiết prolactin kích thươc nhỏ thường ít thay đổi khi có thai và sinh nở. Trong khi những phụ nữ có u tiết prolactin kích thước lớn cần điều trị bromocriptin một thời gian đủ dài trước khi có thai để đạt được mức độ giảm kích thước khối u.
  • Trong quá trình mang thai kích thước tuyến yên sẽ gia tăng kích thước. Tuy nhiên nguy cơ to ra của những khối u tiết prolactin kích thước nhỏ là < 5.5%, tuy nhiên tỷ lệ này có thể lên đến 35.7% ở những khối u kích thước lớn. Do đó việc phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u qua đường xương bướm trước khi có thai sẽ làm giảm nguy cơ khối u to lên gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân.

Các biện pháp chẩn đoán U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)

1. Do thuốc

  • Các thuốc đối kháng thụ thể Dopamin D2 có thể làm tăng nồng độ Dopamin D2, tuy nhiên cơ chế gây nên tình trạng trên vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Cca thuốc thường gặp  như các thuốc điều trị loạn thần: Rispedal, Haloperidol…, một số thuốc điều trị tăng huyết áp như methyldopa, verapamil…
  • Một số nhóm thuốc khác cũng có thể gây tăng nồng đồ prolactin như thuốc chống trầm cảm ba vòng, nhóm opiat hay cocain.

Tăng prolactin do thuốc

Tăng prolactin do thuốc

2. Các nguyên nhân sinh lý

  • Có thai
  • Cho con bú
  • Kích thích vùng đầu vú

3. Quá sản tế bào tiết sữa

  • Thường xảy ra do chèn ép vùng cuống tuyến yên gây tình trạng các tế bào tiết prolactin bị thoát ức chế. Các tế bào tiết prolactin quá sản, gây tăng nồng độ hormon.
  • Nguyên nhân thường gặp do u vùng dưới đồi (u sọ hầu, ung thư biểu mô tuyến vú di căn), bệnh sarcoidosis, tình trạng gián đoạn vùng dưới đòi- tuyến yên do chấn thương sọ não hoặc u tuyến yên.

4. Suy giáp

  • Một số bệnh nhân suy giáp có biểu hiện tăng prolactin. Cơ chế dẫn đến tình trạng này hiện chưa rõ ràng.
  • Việc sử dụng thuốc thay thể hormon giáp giúp đưa nồng độ prolactin về bình thường

5. Chấn thương lồng ngực và tổn thương tủy sống

  • Các chấn thương lồng ngực hoặc tổn thương kích thích vùng ngực (zona thần kinh) kích hoạt phản xạ tương tự như kích thích đầu vú và gây tăng nồng độ prolactin

6. Suy thận mạn

  • Có chế  tăng prolactin trong suy thận thường liên quan đến tình trạng giảm độ thanh thải của hormon.
  • Ngoài ra suy thận còn làm tăng nồng độ một số thuốc có tác động gây tăng prolactin .

7. Xơ gan

  • Ở những bệnh nhân xơ gan thường có tình trạng tăng prolactin 5-10% so với mức cơ sở. Cơ chế của tình trạng này chưa được nghiên cứu rõ. Một số quan điểm cho rằng tình trạng trên có liên quan đến sự sản xuất Dopamin của vùng dưới dồi.

8. Suy thượng thận

  • Một số glucocorticoid có tác dụng ức chế quá trình sản xuất và giải phóng prolactin. Do đó ở những bệnh nhân suy tuyến thượng thận, do nồng độ glucocorticoid giảm, các tế bào tiết prolactin bị thoát ức chế và gây tăng tiết hormon.

9. Tăng prolactin không rõ nguyên nhân

  • Một số bệnh nhân có nồng độ prolactin cao hơn mức bình thường, tuy nhiên không tím thấy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này. Khoảng 35% các trường hợp này hormon sẽ tự trở về mức bình thưởng, 10-15% nồng độ hormon tăng lên và 50% không thay đổi.

Các biện pháp điều trị U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)

Việc chỉ định điều trị phụ thuộc vào kích thước khối u, các triệu chứng do chèn ép và tăng áp lực nối sọ cũng như các triệu chứng do tăng prolactin máu.

1. Điều trị nội khoa

Bromocriptin

  • Là thuốc tác dụng đối kháng thụ thể D2 Dopaminergic, dẫn xuất của cựa lúa mạch.
  • Thuốc được dùng theo đường uống, 1-2 lần/ngày với liều 2.5-20mg/ngày
  • 60-100% các trường hợp có thể đưa nồng độ prolactin về bình thường sau điều trị. Tình trạng chảy sữa cũng cải thiện sau 2-3 tuần.
  • Tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, nôn, hạ huyết áp tư thế
  • 10-20% trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với Bromocriptin.

Carbegolin

Người bệnh cần được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp bởi bác sĩ chuyên khoa

  • Là thuốc tác dụng đối kháng thụ thể D2 Dopaminergic, nhưng không phải dẫn xuất của cựa lúa mạch.
  • Thuốc có thời gian bán hủy dài hơn nên có thể dùng  với liều 0.25-1mg x 2 lần/tuần.
  • Các tác dụng phụ củ Carbegolin thường ít nghiêm trọng hơn so với Bromocriptin.

2. Phẫu thuật

  • Chỉ định cho các trường hợp khối u tiết prolactin không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc các trường hợp khối u xâm lán nhanh.
  • Phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần tuyến yên và dự phòng tình trạng khối u lan rộng (được chỉ định đối với các phụ nữ bị u tế bào tiết prolactin kích thước lớn có nhu cầu có thai)

3. Xạ trị

  • Phương pháp xạ trị thường ít được sử dụng
  • Chỉ định: u tế bào tiết prolactin kích thước lớn không đáp ứng với điều trị nội khoa và phẫu thuật.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.