Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Tình trạng các tế bào ở xương liên tục sinh trưởng và phát triển bất thường sẽ hình thành nên các khối mô hoặc u nang ở trong cấu trúc xương. Khi khối u gia tăng về kích thước sẽ chiếm dụng diện tích và phá huỷ dần các mô khoẻ mạnh, từ đó làm cản trở các hoạt động của cơ thể.
Khối u xương có thể phát triển ở bất cứ loại xương nào trên cơ thể và chúng có thể mọc ở một vị trí bất kỳ ở xương, từ bề mặt tới trung tâm. U xương có thể là lành tính hoặc ác tính (tiến triển thành bệnh ung thư).
U xương có thể tiến triển thành bệnh ung thư
Những khối u xương được coi là lành tính khi không đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên chúng vẫn có khả năng gây đau đớn cho bệnh nhân do chèn ép các tổ chức mô xương và gây nên nhiều hệ lụy trong tương lai, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các nhà khoa học vẫn đang đi tìm lời giải cho căn nguyên gây nên bệnh u xương lành tính vì vẫn chưa biết lý do tại sao các tế bào bình thường lại trở nên tăng sinh đột biến và tạo thành khối u như vậy.
Ngoài xét tới nguyên nhân gốc rễ của u xương lành tính, các tác nhân sau đây cũng là yếu tố khiến một người dễ có nguy cơ phát triển loại u này trong cơ thể:
- Người bị gãy xương (xương gãy vì bị yếu do u xương không được phát hiện sớm);
- Nhiễm phóng xạ quá liều sau khi xạ trị;
- Do di truyền;
Một người bị u xương có thể có nguyên nhân do di truyền
- Do ung thư di căn từ bộ phận khác tới xương;
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư ở trẻ em cũng có thể dẫn tới hình thành u xương;
- Những người đã từng có thời điểm điều trị gãy xương bằng việc ghép các thanh kim loại vào xương cũng có xu hướng dễ bị u xương hơn người khác.
Thoạt đầu có thể bệnh nhân sẽ không cảm nhận được rõ rệt những triệu chứng của khối u phát triển trong xương. Giai đoạn sớm u xương chỉ được tình cờ phát hiện nếu được chẩn đoán bằng các xét nghiệm hình ảnh.
Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân phát hiện các dấu hiệu bất thường như sau:
- Cảm giác đau âm ỉ ở xương. Cơn đau không thường xuyên, dần dần đau tăng nặng và xuất hiện nhiều hơn. Thậm chí bệnh nhân không thể ngủ vì đau xương vào ban đêm;
Cảm giác đau âm ỉ ở xương có thể do bị mắc bệnh u xương lành tính
- Sốt;
- Đổ mồ hôi vào ban đêm;
- Các khối u nhỏ có khả năng được phát hiện khi xảy ra các chấn thương ở xương, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác mệt mỏi hoặc đau nhẹ khi vận động.
U xương sụn có tên y khoa là osteochondroma khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 35 - 40% trong số các dạng u lành tính ở xương. Trẻ đang độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ cao bị u xương sụn hơn so với lứa tuổi khác.
Đa phần trong các trường hợp thì u xương sụn thường phát triển ở những phần xương dài (xương chân, xương cánh tay). Cụ thể là các phần như đoạn trên xương cánh tay, phần trên xương cẳng chân và phần dưới xương đùi. Khối u xương sụn không chỉ dừng lại ở con số 1 mà còn có khả năng phát triển thành nhiều khối trong xương.
U xương sụn có tên y khoa là osteochondroma khá phổ biến
U sụn (hay còn được gọi bằng cái tên Enchondroma) thường phát triển bên trong tủy xương dưới dạng u nang sụn ở trẻ em, và ảnh hưởng đến tận lúc trưởng thành. Vị trí phát triển của loại u này thường nằm ở bàn chân, bàn tay hoặc loại xương dài như xương đùi và xương cánh tay. Không chỉ có vậy, khối u sụn còn thuộc một phần của hội chứng Maffucci và Ollier.
Đây là một dạng u xương lành tính đơn độc và cũng có xu hướng phát triển ở trẻ em và đối tượng thanh thiếu niên tuổi dậy thì, thường khu trú ở khu vực xương chân.
Tên tiếng Anh của dạng u xương này là Giant cell tumors. khác với các loại u xương lành tính ở trên thì khối u tế bào khổng lồ thường tăng trưởng với tốc độ rất nhanh ở người trưởng thành. Đây là dạng u xương lành tính hiếm gặp và chủ yếu ảnh hưởng tới phần cuối tròn ở xương,
HIện tượng các khối u bất thường sản sinh trong hệ thống mạch máu, cụ thể ở đây là tuỷ xương được gọi là tình trạng nang xương phình mạch. Dạng u xương này phát triển khá nhanh, có khả năng phá huỷ các mô xương khỏe mạnh và cản trở đến năng lực tự chữa lành thương tổn của xương.
Tình trạng này dường như ít phổ biến gây ra bởi hiện tượng đột biến gen, hậu quả là khiến cho xương trở nên xơ và dễ bị gãy. Khi bị loạn sản xơ xương, bệnh nhân cần phải điều trị khắc phục cả đời để ngăn chặn những biến chứng liên quan.
Bệnh nhân có u xương lành tính sau khi kết thúc liệu trình phẫu thuật vẫn có thể gặp các rủi ro như:
- Nhiễm trùng khớp;
- Chảy máu;
- Khối u tái phát;
- Cứng khớp;
- Chấn thương thần kinh;
- Viêm khớp nhiễm trùng.
Biến chứng viêm khớp nhiễm trùng
Do vậy kể cả khi phẫu thuật loại bỏ khối u cho kết quả khả quan, bệnh nhân vẫn cần tái khám theo lịch hẹn để đề phòng trường hợp biến chứng không đáng tiếc xảy ra.
Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc u lành tính ở xương. Điều đặc biệt là chỉ có khoảng 1% tỷ lệ các trường hợp mắc u xương ác tính nguyên phát, còn lại phần lớn là u xương lành tính. Cần phải lưu ý là những bệnh lý ung thư ở cơ quan khác có thể di căn và gây bệnh ở xương, lúc này được gọi là ung thư xương thứ phát.
U xương lành tính có cơ hội kiểm soát được bằng cách thực hiện những biện pháp như sau:
- Thường xuyên tái khám sau khi đã được điều trị bằng phẫu thuật để theo dõi những thay đổi bất thường nếu có và kiểm tra tình trạng khối u có tái phát hay không. Từ đó can thiệp kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng;
- Tránh các vận động mạnh hoặc mang vác vật nặng thường xuyên để tránh gây tổn thương cho xương.
Trước tiên bác sĩ cần kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân, cụ thể là kiểm tra vị trí nghi ngờ có khối u xương, sau đó loại trừ các nguyên nhân khác dẫn đến triệu chứng đau xương (ví dụ như do nhiễm trùng hoặc gãy xương) bằng cách kiểm tra độ mềm của xương và khả năng chuyển động của bệnh nhân.
Bên cạnh khám lâm sàng, một số xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện thêm bao gồm:
- X-quang sẽ là phương pháp đầu tiên được yêu cầu thực hiện nhằm thăm dò vị trí và kích cỡ của khối u. Tuỳ thuộc vào kết quả hiển thị trên phim chụp X-quang sẽ cần tiến hành thêm các chẩn đoán hình ảnh kèm theo như:
- Chụp CT: kỹ thuật tận dụng năng lượng từ tia X để thu thập hình ảnh của nội quan cơ thể một cách chi tiết, nhờ đó mà có thể phát hiện và kiểm tra được tình trạng của khối u rõ ràng hơn;
- Chụp động mạch: có tác dụng cung cấp hình ảnh của tĩnh mạch và động mạch thông qua hình ảnh X-quang;
- Chụp MRI: cũng là một loại kỹ thuật giúp hiển thị chi tiết cấu trúc khu vực cần kiểm tra, phương pháp này ứng dụng sóng radio và từ trường để hỗ trợ chẩn đoán;
Chụp MRI chẩn đoán ung thư xương tại MEDLATEC
- Chụp PET: trước khi thực hiện loại hình xét nghiệm này, một lượng nhỏ đường phóng xạ sẽ được bác sĩ truyền vào tĩnh mạch, qua đó phản ánh và định vị nơi khối u khu trú. Xét nghiệm này đặc biệt có tác dụng trong trường hợp đó là khối u xương ác tính do các tế bào ung thư có một đặc điểm là hấp thụ nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.
Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm kiểm tra sự thay đổi về lượng protein khi xuất hiện khối u trong xương. Bên cạnh đó, nếu tổ chức mô trong xương có sự thay đổi bất thường thì sẽ hiện diện một lượng lớn enzyme Alkaline phosphatase trong máu. Vì vậy xét nghiệm Alkaline phosphatase rất cần thiết trong chẩn đoán khối u ở xương và kỹ thuật này cũng được ứng dụng rất phổ biến.
Để thực hiện sinh thiết, một mẫu mô nhỏ sẽ được bác sĩ lấy ra từ khối u bằng một chiếc kim đâm vào xương. Do quá trình này có thể gây đau nên bệnh nhân sẽ được tiêm tê cục bộ. Để đảm bảo tính chính xác của sinh thiết, các kỹ thuật hỗ trợ hướng dẫn kèm theo có thể là X-quang, MRI hoặc CT.
Tuy nhiên bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết mở để loại bỏ mô qua vết rạch và bệnh nhân cần được gây mê toàn thân trước khi sinh thiết.
Một khối u xương cần được theo dõi để cập nhật tình trạng tiến triển, đồng thời bệnh nhân cần phối hợp ngăn chặn sự phát triển của các khối u này bằng cách tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe một cách khoa học. Nếu khối u gây nhiều trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, một số biện pháp có thể hữu ích, bao gồm:
Phụ thuộc vào phân loại, vị trí, kích cỡ của khối u cũng như độ tuổi của bệnh nhân mà sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương án điều trị khối u xương lành tính. Có những loại u không cần tới điều trị cũng tự lành (ví dụ như khối u hình thành sau khi bị gãy xương).
Ngoài ra cũng có trường hợp bị u xương lành tính được điều trị khỏi bằng việc uống thuốc mà không cần loại bỏ bằng phẫu thuật.
Ở một số ca bệnh nhất định, nhằm tránh nguy cơ gãy xương hoặc biến chứng tàn tật cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ khuyến cáo nên phẫu thuật cắt bỏ khối u xương lành tính. Sau phẫu thuật cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ để kích thích mô xương khỏe mạnh tái tạo tại vị trí khối u đã được cắt bỏ. Chỉ có khoảng dưới 5% số ca bệnh bị tái phát sau phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u xương lành tính
Những dạng khối u xương dạng xương sẽ được phẫu thuật loại bỏ bằng hoại tử nhiệt hoặc cắt đốt vô tuyến cao tần.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!