Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Bàng quang là một cơ quan rỗng, ở mặt trong được bao phủ một lớp tế bào vảy và tế bào chuyển tiếp, lớp cơ được cấu tạo từ các bó vòng và bó dọc đan chéo với nhau. Ở trẻ em (dưới 6 tuổi), bàng quang nằm trong khoang bụng và khi đến tuổi trưởng thành khi mà khung chậu đã phát triển đầy đủ thì bộ phận này sẽ chuyển sang khu trú trong vùng chậu.
So với các loài động vật khác, bàng quang ở người có chức năng vượt trội hơn hẳn và nó ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển cơ thể từ khi còn là một đứa trẻ cho tới khi trưởng thành. Bàng quang có công dụng chứa nước tiểu và tống xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể thông qua đường niệu đạo. Nước tiểu khi được sản xuất tại thận sẽ đi qua ống niệu quản và “dừng chân” tại bàng quang.
Mặc dù đây không phải là một cơ quan sinh tồn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người vì bàng quang hỗ trợ thải độc cho cơ thể, giúp chúng ta sinh sống và làm việc một cách thoải mái, thuận tiện.
Ung thư bàng quang là loại bệnh ác tính và đứng thứ nhì trong số các bệnh lý ung thư thuộc hệ tiết niệu, chỉ xếp sau bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc ung thư bàng quang có xu hướng ngày càng gia tăng, nguyên nhân cũng do xuất phát từ lối sống và môi trường làm việc.
Các loại ung thư bàng quang:
Ung thư bàng quang là loại bệnh ác tính và đứng thứ nhì trong số các bệnh lý ung thư
Tương tự với căn nguyên dẫn tới các bệnh lý ung thư khác, ung thư bàng quang xuất phát từ sự sinh sôi đột biến của các tế bào bất thường ở bàng quang. Thay vì chết đi theo quy luật như những tế bào bình thường khác, những tế bào đột biến tích tụ thành khối u ác tính và châm ngòi cho sự phát triển của một loại bệnh lý nguy hiểm.
Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới sự bất thường này ở các tế bào, nhưng ta vẫn có thể liên hệ tới các yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang đó là:
Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Trên lâm sàng các biểu hiện của ung thư bàng quang khá mờ nhạt. Tuy nhiên nếu để ý kỹ có thể nhận thấy một số các bất thường ở giai đoạn sớm như sau:
Chán ăn, gầy sút cân, mệt mỏi; Chán ăn, gầy sút cân, mệt mỏi
Ung thư bàng quang khi bước sang giai đoạn muộn:
Người hay hút thuốc lá
Nhằm ngăn chặn khả năng bị ung thư bàng quang, mỗi người nên áp dụng các cách sau:
Tăng cường uống đủ nước
Danh sách các triệu chứng:
Ở giai đoạn sớm:
Ung thư bàng quang khi bước sang giai đoạn muộn:
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sau đây để chẩn đoán xác định bệnh đối với những trường hợp nghi ngờ ung thư bàng quang:
ống nội soi sẽ được đưa vào niệu đạo, phát hiện các bất thường
Trong trường hợp bệnh nhân đã được xác định mắc ung thư bàng quang, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán bệnh nhân đang ở giai đoạn nào và mức độ của bệnh ra sao:
Tin mừng đối với các bệnh nhân bị ung thư bàng quang đó là ngày nay cơ hội chữa khỏi căn bệnh này là rất cao nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Có 3 hình thức điều trị chủ yếu, thường được áp dụng không chỉ đối với ung thư bàng quang mà còn vận dụng ở những bệnh lý ung thư khác:
Kỹ thuật này rất phổ biến, bao gồm các thủ thuật: cắt bỏ u ác bàng quang niệu đạo, cắt bỏ các hạch tổn thương lân cận, cắt bỏ bán phần bàng quang, cắt bỏ triệt để bàng quang, cắt bỏ một phần niệu đạo,...
Nếu ung thư lan rộng sang cấu trúc xung quanh, ở nam giới có thể phải cắt bỏ túi tinh kèm một phần ống dẫn tinh, cắt bỏ tuyến tiền liệt. Còn ở phụ nữ thì cắt bỏ buồng trứng, tử cung, vòi trứng hoặc một phần âm đạo.
Việc phẫu thuật cắt bỏ khối u hay các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư phụ thuộc vào tình trạng của bệnh và từng trường hợp cụ thể.
phẫu thuật là phương pháp phổ biến
Biện pháp này sử dụng hoá chất để đưa vào cơ thể, tiêu diệt tế bào ung thư. Tuỳ thuộc vào từng ca bệnh mà hoá trị có thể áp dụng riêng biệt hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác nhằm tối ưu hiệu quả loại bỏ ung thư. Trong trường hợp ung thư bàng quang vẫn còn hiện diện trên bề mặt, sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u bác sĩ sẽ đưa hoá chất vào bàng quang qua đường niệu đạo.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, xạ trị có thể được chỉ định nhằm giảm kích cỡ của khối u, giúp cho việc loại bỏ khối u sẽ dễ dàng hơn. Xạ trị còn giúp tiêu diệt triệt để các dấu vết của tế bào ung thư chưa được loại bỏ hết sau khi phẫu thuật. Nếu bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật thì có thể áp dụng phương pháp xạ trị trong và xạ trị ngoài.
Bên cạnh phẫu thuật, hoá trị và xạ trị, hiện nay đã phát triển thêm một phương thức bổ trợ khác trong điều trị ung thư bàng quang, đó là: điều trị sinh học - điều trị bằng miễn dịch. Biện pháp này chống lại các tế bào ung thư bằng cách sử dụng chính hệ thống miễn dịch sẵn có của cơ thể, áp dụng sau phẫu thuật cắt u trên bề mặt bàng quang thông qua đường niệu đạo. Biện pháp này có tác dụng phòng ngừa ung thư bàng quang tái phát trong tương lai.
1. Ung thư bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Bệnh viện Vinmec
2. Ung thư bàng quang | Bệnh viện Tâm Anh
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!