Từ điển bệnh lý

Ung thư gan : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh do sự tăng trưởng và phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong gan. Ung thư gan được xem là căn bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong cao nhất tại Việt Nam trong các bệnh lý về ung thư (theo Globocan 2018). Mặc dù bệnh ung thư gan rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao, thế nhưng với sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện nay thì khả năng điều trị khỏi bệnh là có thể.

Ung thư gan là căn bệnh do sự tăng trưởng và phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong gan

Bệnh nhân ung thư gan nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ quyết định khả năng sống sót cao hay thấp. Ngoài ra, giai đoạn tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và các yếu tố ngoại cảnh khác cũng sẽ góp phần đánh giá khả năng chữa trị thành công ung thư gan.

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh lý nền, phương pháp chẩn đoán bệnh và phác đồ điều trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư gan. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đủ khả năng khám chữa các bệnh ung thư cần được quan tâm hàng đầu.

Có rất nhiều thắc mắc về cụm từ “nguyên phát” và “thứ phát” trong bệnh ung thư gan. Cụ thể:

  • Ung thư gan nguyên phát: Đây là loại ung thư gan bắt nguồn từ sự hình thành các tế bào ung thư trong gan. Các tế bào ung thư có thể xuất hiện từ bất kỳ thành phần nào có trong gan và dần phát triển lan rộng xâm lấn toàn bộ gan. Ung thư tế bào gan và ung thư tế bào ống mật là hai dạng ung thư gan thường được nhắc tới nhiều nhất.
  • Ung thư gan thứ phát: Đây là hình thái di căn của một cơ quan hay tổ chức khác bị ung thư nhưng chưa được điều trị. Ung thư phổi và ung thư dạ dày chính là 2 nguyên nhân chính dẫn tới di căn ung thư tới gan.

Việc tìm hiểu nguồn gốc khối u là nguyên phát hay thứ phát đóng vai trò quan trọng quyết định sự lựa chọn phác đồ điều trị bệnh.


Triệu chứng Ung thư gan

Triệu chứng bệnh điển hình của ung thư gan là:

  • Vàng mắt, vàng da: Đây là triệu chứng ung thư gan thường gặp nhất. Khối u hình thành trong gan gây tắc nghẽn đường mật (nguyên nhân vàng da), cụ thể thì một lượng muối mật (bilirubin) có trong đường mật bị trào ra các xoang gan và đi vào trong máu, tích tụ ở da. Củng mạc mắt chuyển vàng sậm thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan, có thể xuất hiện trước hoặc cùng lúc với hiện tượng vàng da.

Vàng mắt, vàng da

  • Triệu chứng phân bạc màu, nước tiểu có màu sẫm hơn (như nước vối) thường xuất hiện đồng thời với triệu chứng vàng da. Nguyên nhân là do hiện tượng tắc nghẽn đường mật trong gan, ống mật chủ làm cho sắc tố mật không đào thải qua phân và nước tiểu được.
  • Cảm giác ngứa trên toàn bộ bề mặt da: Hiện tượng này có thể xuất hiện sau hoặc đồng thời với triệu chứng vàng da, nguyên nhân chủ yếu là do lượng acid mật tích tụ tại da gây kích thích tổ chức thần kinh cảm giác. Mặc dù có nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng các loại thuốc da liễu điều trị cũng không khỏi.
  • Đau bụng: Các cơn đau bụng sẽ tập trung vùng gan do tình trạng tắc mật gây ra, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân không có dấu hiệu đau ở giai đoạn sớm.
  • Giảm cân nhanh: Trường hợp cân nặng bị giảm sút không chỉ do vấn đề chế độ thức ăn mà còn là do quá trình tiêu hóa gặp trục trặc, cụ thể là lượng dịch mật giúp tiêu hóa thuận lợi bị ứ đọng không thể chuyển xuống ruột. Ngoài ra, người bệnh cũng có cảm giác chán ăn do cơ thể có nhiều thay đổi bất thường.

Ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào điển hình dễ phát hiện, do vậy người bệnh khi đến khám bệnh do có triệu chứng bất thường thì khả năng ung thư đã tiến triển tới giai đoạn giữa hoặc cuối. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích thực hiện khám bệnh định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao.


Phòng ngừa Ung thư gan

Tầm soát ung thư định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao.

Không uống nhiều rượu bia

Không uống nhiều rượu bia

Tránh lây nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C

Không ăn các thực phẩm đã bị hỏng, bị mốc (đặc biệt là nấm mốc Aspergillus)

Giữ vệ sinh môi trường sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học,...

Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh 

  • Vàng da
  • Vàng mắt
  • Phân bạc màu, nước tiểu đậm
  • Đau bụng
  • Ngứa không rõ nguyên nhân

Các biện pháp chẩn đoán Ung thư gan

Ung thư gan được chia thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau như sau:

  • Giai đoạn I: Khối u chỉ hình thành đơn độc tại gan mà chưa xuất hiện di căn hạch hoặc di căn tới các cơ quan khác.
  • Giai đoạn II: Khối u tại gan phát triển lớn hơn và đã có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh khối u nhưng vẫn nằm trong gan, các mạch máu tân tạo dần hình thành. Chưa có dấu hiệu di căn ung thư sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn III: Giai đoạn này được chia thành 3 cấp độ nhỏ được gọi là IIIA, IIIB và IIIC tùy thuộc vào kích thước và khối lượng khối u trong gan. Ở giai đoạn IIIC, bệnh nhân đã có xuất hiện di căn hạch hoặc di căn ung thư tới các vùng cơ quan khác.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,...). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:

  • Chụp CT ổ bụng có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có tiêm chất đối quang từ: Hình ảnh chụp từ CT hoặc MRI còn có thể cho thấy mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức và cơ quan lân cận. Xác định được kích thước khối u, di căn hạch hoặc di căn các cơ quan khác (nếu có).
  • Nếu nồng độ AFP > 400 ng/ml hoặc AFP < 400 ng/ml nhưng cao hơn bình thường (có nhiễm virus viêm gan B,C) thì khả năng có tế bào ung thư trong gan.
  • Thực hiện sinh thiết tế bào ung thư gan để có được kết quả chính xác hơn.

Ung thư gan được chia thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau như sau:

  • Giai đoạn I: Khối u chỉ hình thành đơn độc tại gan mà chưa xuất hiện di căn hạch hoặc di căn tới các cơ quan khác.
  • Giai đoạn II: Khối u tại gan phát triển lớn hơn và đã có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh khối u nhưng vẫn nằm trong gan, các mạch máu tân tạo dần hình thành. Chưa có dấu hiệu di căn ung thư sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn III: Giai đoạn này được chia thành 3 cấp độ nhỏ được gọi là IIIA, IIIB và IIIC tùy thuộc vào kích thước và khối lượng khối u trong gan. Ở giai đoạn IIIC, bệnh nhân đã có xuất hiện di căn hạch hoặc di căn ung thư tới các vùng cơ quan khác.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,...). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:

  • Chụp CT ổ bụng có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có tiêm chất đối quang từ: Hình ảnh chụp từ CT hoặc MRI còn có thể cho thấy mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức và cơ quan lân cận. Xác định được kích thước khối u, di căn hạch hoặc di căn các cơ quan khác (nếu có).
  • Nếu nồng độ AFP > 400 ng/ml hoặc AFP < 400 ng/ml nhưng cao hơn bình thường (có nhiễm virus viêm gan B,C) thì khả năng có tế bào ung thư trong gan.
  • Thực hiện sinh thiết tế bào ung thư gan để có được kết quả chính xác hơn.

Chụp CT cản quang

 


Các biện pháp điều trị Ung thư gan

Hầu hết trường hợp bệnh nhân ung thư gan giai đoạn sớm đều được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các dạng phẫu thuật được thực hiện như sau:

Phẫu thuật cắt gan:

Trường hợp bệnh nhân ung thư gan không có tiền sử bị xơ gan sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt gan nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong và duy trì thời gian sống dài hơn. Đối với bệnh nhân có tiền sử bị xơ gan thì quyết định phẫu thuật cắt gan cần được xem xét kỹ lưỡng, hạn chế nguy cơ suy giảm chức năng gan hậu phẫu thuật. Thông thường, người bệnh phải thực hiện cắt thùy phải của gan sẽ có nguy cơ bị suy giảm chức năng gan cao hơn so với việc phẫu thuật cắt thùy trái.

Ba phương pháp cắt gan có kế hoạch thường gặp nhất là:

  • Phương pháp Lortat – Jacob: Bác sĩ thực hiện tách các mạch máu ở cuống gan và trên gan trước sau đó mới cắt gan. Phương pháp này thực hiện khá khó khăn và mất thời gian lâu hơn các phương pháp khác cho nên người bệnh có nguy cơ mất máu nhiều.
  • Phương pháp Tôn Thất Tùng: Sau khi bóp nhu mô gan trực tiếp bằng tay, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành thắt đường mật và cắt gan bằng cầm máu (trong quá trình phẫu thuật cuống gan sẽ được cầm máu tạm thời).
  • Phương pháp Bismuth: Phương pháp này được thực hiện bởi sự kết hợp 2 phương pháp được kể trên nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Thực hiện tách các thành phần cuống Glisson dựa theo phương pháp Lortat – Jacob nhưng chỉ cặp lại để kiểm soát tình trạng chảy máu. Tiếp đó, phương pháp Tôn thất Tùng sẽ được thực hiện đồng thời kiểm soát cuống Glisson, tĩnh mạch gan và cắt nhu mô gan.

Trường hợp bệnh nhân ung thư gan không có tiền sử bị xơ gan sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt gan

Có thể sử dụng dao siêu âm trong điều trị ung thư gan nhằm giảm thiểu mất máu, hạn chế tổn thương tới các tổ chức lân cận, bảo tồn những phần gan lành,... Ngoài ra, trong trường hợp khối u nằm tại vị trí thuận lợi và có kích thước không quá lớn thì phương pháp cắt gan nội soi có thể được thực hiện.

Thắt động mạch gan:

Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân ung thư gan không còn cơ hội thực hiện cắt gan. Bác sĩ thực hiện thắt một phần hoặc toàn bộ các mạch máu dẫn tới gan nhằm mục đích ngăn chặn nguồn sống cho lá gan bị ung thư dẫn tới hoại tử ở trung tâm khối u. Khối u sẽ dần teo lại và các triệu chứng bệnh cũng dần được cải thiện. Bệnh nhân có tiên lượng sống không cao, chỉ khoảng 28% người bệnh ung thư gan có thể sống sau 6 tháng.

Ghép gan:

Phương pháp này được hiểu là cấy ghép gan mới khỏe mạnh cho người bệnh từ người hiến tạng. Kết quả cuộc đại phẫu có thành công hay không đòi hỏi khả năng sống và tiên lượng sống sau phẫu thuật của cả người bệnh và người hiến tạng. Mặc dù phương pháp này có tỷ lệ thành công rất cao thế nhưng chỉ có những bệnh nhân có đủ các yếu tố sau đây mới được thực hiện phẫu thuật ghép gan: Khối u gan có kích thước dưới 5cm, số lượng khối u không quá 3 khối, kích thước dưới 3cm và chưa có biểu hiện xâm lấn mạch máu. Gan người ghép phải phù hợp và không bị đào thải trong cơ thể người nhận.

Bên cạnh các phương pháp điều trị ung thư gan điển hình là phẫu thuật thì một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện điều trị khác (do không thể thực hiện phẫu thuật):

  • Xạ trị ung thư gan: Thực hiện xạ trị bên ngoài hoặc xạ trị tại chỗ.
  • Phá hủy u gan qua da (dưới hướng dẫn của siêu âm): Phương pháp này thường được thực hiện thông qua 2 quá trình chính là tiêm hóa chất vào khối u sau đó đốt khối u bằng nhiệt lạnh (hoặc vi sóng, sóng cao tần, tia laser,...
  • Một số phương pháp ít phổ biến hơn như: Liệu pháp miễn dịch, nút mạch bằng hạt vi cầu phóng xạ (TARE hoặc SIRT), nút mạch hóa chất qua đường động mạch TACE, hóa trị,...
  •  
Link tham khảo:

1. Các phương pháp điều trị ung thư gan | ệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

2. Tổng hợp các cách điều trị ung thư gan đang được áp dụng hiện nay | CYSINA

3. Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ