Từ điển bệnh lý

Ung thư mắt : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Ung thư mắt

Trên cơ thể người, mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ ngoài môi trường để truyền tín hiệu về đại não, não đóng vai trò tổng hợp và xây dựng thành các hình ảnh. Khi các tế bào tại mắt phát triển đột biến sẽ gây nên sự hình thành các khối ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư mắt.

Có 2 loại ung thư mắt đó là:

- Ung thư mắt nguyên phát: loại này khá hiếm gặp, xảy ra bắt đầu từ những bất thường của chính các tế bào mắt. Những ung thư mắt nguyên phát hay gặp là u mạch máu mắt, ung thư võng mạc, u bạch huyết trong mắt, u hắc bào ác tính,...;

- Ung thư mắt thứ phát: loại này phổ biến hơn, là tình trạng các tế bào ung thư di căn từ cơ quan khác đến mắt.

Khi các tế bào tại mắt phát triển đột biến sẽ gây nên sự hình thành các khối ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư mắt

Khi các tế bào tại mắt phát triển đột biến sẽ gây nên sự hình thành các khối ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư mắt

Ung thư mắt nhìn chung thường có tiên lượng tốt, thực tế cho thấy có đến 80% bệnh nhân bị ung thư mắt sau khi điều trị vẫn có thể tiếp tục sống trên 5 năm. Trường hợp bệnh được chẩn đoán và chữa trị khi ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ này lên tới 85%. Những bệnh nhân bị ung thư mắt dạng u tế bào sắc tố được phát hiện sớm thì cơ hội sống trên 5 năm sẽ là khoảng 80%. Khi ung thư bước sang giai đoạn di căn thì tỷ lệ này còn 15%.

Tương tự như các bệnh lý ung thư khác, ung thư mắt cũng có 4 giai đoạn tiến triển:

- Giai đoạn 1: kích thước khối u ở giai đoạn này vẫn còn nhỏ và chưa gây tổn thương tới các cấu trúc khác của mắt. Dường như các biểu hiện còn mờ nhạt;

- Giai đoạn 2: khối u bắt đầu gia tăng về kích thước, phát triển khu trú và chưa có dấu hiệu lây lan sang những mô khác trong mắt. Một số triệu chứng bất thường về thị lực dần xuất hiện;

- Giai đoạn 3: các mô xung quanh khối u đã bị xâm lấn nhưng tế bào ung thư chưa tấn công vào hệ bạch huyết. Những biểu hiện của bệnh tăng nặng hơn;

- Giai đoạn 4: giai đoạn này khối u đã đi vào hệ bạch huyết và lan rộng sang những cơ quan khác của cơ thể.


Nguyên nhân Ung thư mắt

Căn nguyên khiến cho các tế bào mắt tăng sinh mất kiểm soát hiện vẫn đang là một ẩn số. Mặc dù vậy cũng tồn tại các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư mắt như sau:

- Tuổi tác: thường những người từ 50 - 70 dễ có khả năng bị ung thư mắt hơn so với người trẻ tuổi;

Những người từ 50 - 70 dễ có khả năng bị ung thư mắt hơn so với người trẻ tuổi

Những người từ 50 - 70 dễ có khả năng bị ung thư mắt hơn so với người trẻ tuổi

- Bệnh nhân trước đây từng bị một số bệnh như: bệnh lý sắc tố mắt, hội chứng rối loạn sắc tố da;

- Chủng tộc: theo báo cáo cho thấy bệnh ung thư mắt có xu hướng phát triển ở chủng tộc người da trắng nhiều hơn so với người da vàng và người da đen;

- Đột biến gen di truyền;

- Các nhân tố khác: màu sắc của mắt, môi trường độc hại, ánh sáng mặt trời, hệ miễn dịch suy yếu,... cũng được coi là những tác nhân gia tăng rủi ro mắc bệnh ung thư mắt nhưng chưa có số liệu cụ thể chứng minh.


Triệu chứng Ung thư mắt

Ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện ra những biểu hiện của ung thư mắt, thậm chí bệnh nhân sẽ dễ bị lầm tưởng sang những bệnh lý thông thường khác liên quan tới mắt. Các biểu hiện có thể cảnh báo một người có nguy cơ đang mắc phải ung thư mắt đó là:

- Thị lực thay đổi bất thường:

- Mờ mắt;

Triệu chứng người bị ung thư mắt

Triệu chứng người bị ung thư mắt

- Tầm nhìn bị hạn chế;

- Mất một số vùng thị giác;

- Bệnh nhân hay nhìn thấy chớp sáng hoặc đốm đen.

- Trên mống mắt có xuất hiện nốt đen;

- Trong mắt có những nốt nhỏ: những nốt này còn được gọi là khối u nhỏ sẽ ngày một to dần và có sự biến đổi về màu sắc. Lâu ngày khối u có thể nhạt màu hơn màu mắt và bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện này;

- Mắt bị tổn thương:

- Mắt bị đau, viêm, sưng, đỏ, phù,...;

- Lông mi rụng dần;

- Chảy nhiều nước mắt hơn bình thường mà không có tác động gì;

- Nước mắt có thể lẫn máu.

- Các bất thường khác ở mắt:

- Mắt lồi to;

- Sắc tố 2 bên mắt không đồng đều;

- khả năng chuyển động của con ngươi trong hốc mắt bị hạn chế;

- Mắt bị lệch đi so với vị trí thường thấy;

- Vùng mí mắt bị nổi cộm;

- Khi chiếu sáng vào mắt phát hiện một điểm trắng bất thường ở bên trong đồng tử.


Phòng ngừa Ung thư mắt

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, là tài sản vô cùng quý giá và có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của mỗi người. Chính vì thế chúng ta cần phải biết trân trọng đôi mắt và chủ động bảo vệ cơ quan này trước sự đe dọa của các bệnh lý về mắt, đặc biệt là bệnh ung thư bằng các cách như sau:

- Thường xuyên đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng để ngăn cản tác hại của tia UV tới mắt. Kết hợp che chắn, đội mũ rộng vành bất cứ khi nào tham gia các hoạt động ngoài trời;

Cần tạo thói quen tập thể dục cho mắt, ví dụ như:

- Nhỏ thuốc giữ ẩm để mắt không bị khô;

- Nhỏ thuốc rửa mắt khi vừa đi từ khu vực có nhiều bụi về;

Nhỏ thuốc giữ ẩm để mắt không bị khô

Nhỏ thuốc giữ ẩm để mắt không bị khô

- Nghỉ ngơi tầm 5 phút sau khoảng nửa tiếng sử dụng điện thoại, xem tivi hoặc làm việc trước màn hình máy vi tính;

- Mát xa vùng da quanh mắt để đôi mắt được thư giãn và điều tiết tốt hơn;

- Thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin và các loại thức ăn tốt cho mắt. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,...;

- Giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: nguyên nhân là do tình trạng căng thẳng sẽ kích thích sự phát triển của khối u, do đó chúng ta nên tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ, cân bằng giữa công việc và sinh hoạt hàng ngày;

- Thăm khám sức khỏe định kỳ: việc theo dõi sức khoẻ ít nhất 6 tháng/lần với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp phát hiện sớm các tín hiệu bất thường của cơ thể và làm tăng cơ hội điều trị dứt điểm bệnh ngay ở giai đoạn đầu.


Các biện pháp chẩn đoán Ung thư mắt

Khám mắt: bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quan mắt bao gồm đồng tử mắt và giác mạc. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc có khối u trong mắt, bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định rõ về bệnh lý về mắt mà bản thân đang mắc phải;

- Siêu âm: hình ảnh do siêu âm thu lại giúp phản ánh được tình trạng bên trong của mắt như các tổn thương viêm nhiễm, kích thước, vị trí và mật độ khối u,...;

- Chụp CT: kỹ thuật này có tác dụng hiển thị hình ảnh 3 chiều và quan sát cấu trúc cũng như những dấu hiệu bất thường của mắt. Bên cạnh đó bác sĩ có thể dựa vào hình ảnh chụp CT để đo kích cỡ và kiểm tra mức độ lan rộng của khối u;

Chụp CT để quan sát cấu trúc cũng như những dấu hiệu bất thường của mắt

Chụp CT để quan sát cấu trúc cũng như những dấu hiệu bất thường của mắt

- Chụp MRI: đây cũng là một phương pháp giúp thăm dò sự tiến triển của ung thư. Khác với chụp X-quang và chụp CT, chụp MRI là ứng dụng từ trường nhằm tái hiện hình ảnh chi tiết của cơ thể;

- Chụp mạch huỳnh quang: bệnh nhân sẽ được truyền các chất màu huỳnh quang thông qua mạch máu. Qua đó hình ảnh của các mạch máu sẽ được chụp lại nhằm chẩn đoán các dấu hiệu của ung thư và phát hiện ra các bệnh lý khác;

- Sinh thiết: biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một kim nhỏ để lấy tế bào ra khỏi mô, bệnh phẩm sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết tế bào có khả năng cho kết quả chính xác lên đến hơn 95% liệu bệnh nhân có đang bị ung thư mắt hay không;

- Xét nghiệm di căn và nguy cơ di căn: ung thư mắt nguyên phát không chỉ gây bệnh tại chỗ mà khối u ác tính hoàn toàn có khả năng lây lan sang những mô ở gần nó và thậm chí là di căn sang các tổ chức ngoài mắt (phổ biến nhất là gan). Các tế bào ung thư có thể di chuyển tới những cơ quan khác nhờ hệ tuần hoàn máu và hệ bạch huyết. Do vậy nếu nghi ngờ ung thư mắt có nguy cơ di căn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết khác như siêu âm hoặc chụp CT gan để kiểm tra xem ung thư đã di căn tới đây hay chưa.


Các biện pháp điều trị Ung thư mắt

Ung thư mắt là một bệnh lý nguy hiểm và nếu được chẩn đoán khi đã bước sang giai đoạn muộn, bệnh nhân phải đối mặt với rủi ro bị mất đi đôi mắt của mình. Vì vậy trong tiến trình điều trị, các bác sĩ luôn cố gắng hết sức có thể để giữ lại đôi mắt cho bệnh nhân, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác để giúp cải thiện thị lực của người bệnh sau phẫu thuật. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến hay được sử dụng trong chữa trị ung thư mắt:

- Phẫu thuật: kỹ thuật này thường được dùng nhiều nhất trong các ca ung thư mắt. Vùng màng mắt thường là nơi xuất hiện biến chứng nên cần phẫu thuật cắt bỏ màng này. Nếu ung thư đã ăn sâu vào trong kết mạc, bác sĩ cần tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u cũng như vùng bị tổn thương xung quanh. Trường hợp khối u nằm ở vị trí hốc mắt hoặc trên cầu mắt, cần phải cắt bỏ hết viền mí mắt, vùng da kề cận đó và toàn bộ cấu trúc bên trong của mắt;

- Phẫu thuật tia xạ hồng ngoại: dao gamma hoặc chùm tia gamma sẽ được dùng để loại bỏ khối u;

- Liệu pháp Laser: thu nhỏ khối u bằng chùm tia laser. Liệu pháp này thực hiện bằng cơ chế nhiệt trị liệu để đốt khối u và có thể đem lại hiệu quả trong trường hợp đó là các khối u ác tính có kích thước nhỏ. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp liệu pháp này với phẫu thuật và xạ trị;

Liệu pháp Laser mắt

Liệu pháp Laser mắt

- Xạ trị: đây là biện pháp ứng dụng năng lượng cao của tia X, tia gamma và chùm proton để triệt tiêu các dấu vết ung thư. Tuy nhiên xạ trị có thể gây nên những tác dụng phụ như mắt khô, tổn thương võng mạc, đục thuỷ tinh thể, rụng lông mi, mất tóc quanh mắt, tăng nhãn áp hoặc tổn thương thần kinh thị giác,...;

- Hoá trị: chỉ định thuốc chống ung thư đường tiêm hoặc uống cho bệnh nhân. Hoá trị liệu cho đáp ứng điều trị tốt đối với dạng u lymphoma mắt.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.