Bác sĩ: Bác sĩ Lê Thị Lan Anh
Chuyên khoa: Da liễu
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do có sự tiếp xúc giữa da và các dị nguyên là tác nhân xung quanh môi trường sống. Có thể chia VDTX thành 2 loại:
- Viêm da tiếp xúc kích ứng (VDTXKU): chiếm khoảng 80% số trường hợp VDTX. Nó không liên quan tới việc người đó đã tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng trước đó hay chưa, mà gần như những ai tiếp xúc với chất đó đều có thể bị VDTXKU. VDTXKU thường có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng (VDTXDU): chiếm khoảng 20% số trường hợp còn lại, gặp ở những người có sự tương tác với các tác nhân mà họ đã có phản ứng kích thích tạo kháng thể chống lại các tác nhân này từ trước.
Các yếu tố quyết định những phản ứng của da khi tiếp xúc dị nguyên:
+ Nồng độ của dị nguyên.
+ Cách thức tác động lên da: hít phải dị nguyên ở dạng hơi, dị nguyên dạng lỏng.
+ Thời gian dị nguyên tiếp xúc với da.
+ Vùng da tiếp xúc với dị nguyên.
+ Tuổi bệnh nhân, bệnh lý nền đi kèm.
+ Yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm không khí, tăng tiết mồ hôi ở người tiếp xúc dị nguyên.
Yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm không khí, tăng tiết mồ hôi ở người tiếp xúc dị nguyên.
Theo thống kê:
+ Ở châu Âu tỷ lệ VDTXKU khoảng 0,7 - 40%.
+ Tại Mỹ: với đối tượng ở độ tuổi lao động thì bệnh VDTX chiếm 90-95% nhóm bệnh da nghề nghiệp, trong đó VDTXKU chiếm khoảng 80%.
Có 2 loại VDTX với nhóm nguyên nhân khác nhau:
VDTX kích ứng
Người ta thấy rằng, có hơn 2800 chất có thể gây kích ứng.
Tác nhân gây kích ứng có thể là các chất hóa học: acid, bazơ..., lý học: cọ xát, trầy xước...và sinh học: nhiệt độ, độ ẩm không khí...
Khi có tương tác với các dị nguyên kích ứng mạnh, hầu hết đều gây thương tổn da cho người bệnh. Với trường hợp, các dị nguyên kích ứng nhẹ thì có thể chi gây triệu chứng cơ năng: ngứa, rát.
Khi người bệnh tiếp xúc nhiều lần, tái đi tái lại với các dị nguyên gây kích ứng sẽ dẫn đến tình trạng VDTXKU mạn tính.
Với trường hợp các dị nguyên kích ứng nhẹ, sau nhiều lần tiếp xúc sẽ tạo ra hiệu ứng "trơ": da trở nên bền vững hơn với các dị nguyên này.
VDTX dị ứng
Có đến hơn 3700 tác nhân có thể gây VDTXDU ở người.
Có đến hơn 3700 tác nhân có thể gây VDTXDU ở người.
Đây là kết quả phản ứng quá mẫn của cơ thể người bệnh khi gặp lại các tác nhân tiếp xúc với da người bệnh từ trước đó.
Lúc đầu các tác nhân này đóng vai trò là kháng nguyên tiếp xúc trên da người bệnh sẽ tác động đến hệ miễn dịch của người bệnh và gây lên phản ứng mẫn cảm. Phản ứng này có thể xảy ra trong thời gian khoảng 5-21 ngày. Khi cơ thể người bệnh tiếp xúc lại với tác nhân đã tiếp xúc trước đó sẽ gây tăng sinh rất nhanh các tế bào T miễn dịch đã hoạt hóa từ trước và dẫn đến tình trạng VDTXDU trên vùng da tiếp xúc. Tình trạng này thường xảy ra sau 48-72 giờ tiếp xúc dị nguyên và chỉ cần sự tác động rất nhỏ từ dị nguyên đã gây nên phản ứng viêm.
Sẽ có những biểu hiện khác nhau ở từng loại VDTX.
VDTX kích ứng
VDTXKU có biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng, có thể chia ra thành 3 mức độ biểu hiện chính:
- Phản ứng kích ứng trên da
Đây là mức độ nhẹ nhất của tình trạng VDTXKU. Mức độ này hoàn toàn có thể tự khỏi hoặc chuyển thành VDTXKU tích lũy( hiệu ứng trơ).
+ Da đỏ hoặc hồng nhẹ, có thể kèm bong ít vảy, hoặc có thể có các mụn nước nhỏ hoặc vết trợt da trên nền da đỏ.
+ Vị trí: hay gặp ở vùng mu bàn tay và ngón tay.
+ Đối tượng: người làm các công việc có tiếp xúc với nước nhiều: nội trợ, đầu bếp, bán hàng ăn….
- VDTX kích ứng cấp tính
Xảy ra sau tiếp xúc với dị nguyên là các hóa chất mạnh như: acid, kiềm. Thời gian biểu hiện tổn thương nhanh chóng, chỉ sau vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
+ Trường hợp nhẹ: người bệnh có cảm giác bỏng rát, châm chích, da khô căng hoặc nổi sẩn đỏ, dát đỏ thoáng qua.
+ Trường hợp nặng: hình thành mụn nước, bọng nước thậm chí mụn mủ trên nền da đỏ kèm phù nề tại vùng da tiếp xúc, người bệnh có thể có cảm giác đau, da có thể bị lột ra hoặc hoại tử.
+ Tổn thương da có ranh giới rõ ràng, tương ứng ở vùng tiếp xúc với dị nguyên.
Có số ít trường hợp tình trạng VDTDKU cấp tính lại xuất hiện khá muộn sau 8-24 giờ hoặc sau tận 2 tuần khi tiếp xúc với dị nguyên.
+ Biểu hiện thương tổn gần tương tự với tình trạng VDTXDU vậy nên đôi khi khó phân biệt rõ ràng 2 tình trạng này. Tuy nhiên, trên thực tế, VDTXKU có tiên lượng tốt hơn VDTXDU.
+ Các tác nhân gây kích: Tretinoin, Calcipotriol, Benzoyl peroxide...
Tình trạng VDTXKU cấp tính sẽ ổn sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng từ vài ngày đến vài tuần. Sẽ cải thiện nhanh khi có điều trị kết hợp.
- VDTX kích ứng mạn tính: Mức độ này khá phổ biến.
+ Gặp ở các trường hợp tiếp xúc với các dị nguyên có nồng độ thấp trong thời gian dài: xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, ..
+ Thời gian biểu hiện bệnh có thể sau vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm sau khi tiếp xúc dị nguyên.
+ Da khô, nứt nẻ, bong vảy, chàm hóa, giới hạn thương tổn không rõ ràng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Xảy ra ở những đối tượng đã có tiếp xúc từ trước với các tác nhân gây dị ứng.
Thời gian tiếp xúc có thể vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm. Ban đầu có thể chưa có biểu hiện lâm sàng, nhưng sau khi tiếp xúc lặp lại nhiều lần mới dẫn đến tình trạng VDTXDU.
Tình trạng VDTXDU thường biểu hiện bệnh muộn hơn so với VDTXKU, thường sau 48 - 72 giờ khi tiếp xúc với dị nguyên.
Thường chia làm 2 giai đoạn biểu hiện bệnh:
- VDTXDU cấp tính:
+ Thương tổn là các mụn nước nhỏ li ti tập trung thành đám trên nền da đỏ, phù nề.
Thương tổn là các mụn nước nhỏ li ti tập trung thành đám trên nền da đỏ, phù nề.
+ Thương tổn lan rộng, vượt quá vùng da tiếp xúc dị nguyên.
+ Thường kèm theo cảm giác ngứa nhiều tại vùng thương tổn.
- VDTXDU mạn tính
+ Biểu hiện khá giống với tình trạng VDTXKU mạn tính: thương tổn các vảy tiết khô, da bong vảy, nứt nẻ, chàm hóa trên nền da đỏ, có thể xen kẽ vết trợt da.
+ Người bệnh thường kèm theo có ngứa.
+ Vị trí phổ biến của tình trạng VDTXDU: Bàn tay, bàn chân, mi mắt, mũi...
Vậy, viêm da tiếp xúc có lây truyền không?
Đây không phải bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh hoàn toàn có thể lây lan thương tổn sang các vị trí lành trên da trong trường hợp chà xát, cào gãi, làm lây lan dịch tiết tại thương tổn. Tình trạng này thường gặp ở VDTX do dịch tiết côn trùng có tính acid, làm bỏng vùng da tiếp xúc hình thành nên tình trạng VDTXKU mà thường gặp nhất là VDTXKU do kiến ba khoang.
- Những người làm những công việc tiếp xúc với nước nhiều, các hóa chất nồng độ thấp (xà phòng, dầu gội đầu…): nội trợ, đầu bếp, bán hàng ăn, nhân viên gội đầu, nhân viên chăm sóc spa…
- Những nhân viên phòng xét nghiệm, nghiên cứu thí nghiệm, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất: acid, bazo, ...
- Những công nhân làm da thuộc: áo da, giày da….
- Những người làm trong môi trường kín, nhiệt độ, độ ẩm cao: khác thác hầm lò, các lò luyện gang, thép…
- Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi: bụi gỗ, xi măng….
- Nhân viên bán xăng, dầu…
- Các nghề nghiệp thủ công khác: nhân viên gia công vàng, bạc,làm gốm,...
Ở những người có bệnh lý khác về da liễu: Viêm da cơ địa, sẽ gây suy yếu hàng rào bảo vệ da, mất lớp lipid trên da, đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây kích ứng, dị ứng xâm nhập gây nên các biểu hiện của VDTX
Vị trí VDTX và các dị nguyên có thể liên quan
Vị trí VDTX |
Tác nhân |
Mi mắt |
Chất sơn móng, kẻ mắt, mỹ phẩm |
Dái tai, cổ |
Trang sức kim loại có Nickel đeo cổ, tai |
Trán, rìa tóc |
Thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, keo xịt tóc, dầu gội đầu, dưỡng tóc |
Mặt |
Mỹ phẩm, mùi hương: nước hoa, xịt phòng mới, mùi sơn sửa nhà cửa... |
Quanh miệng |
Thuốc đánh răng, kẹo cao su |
Nách |
Xịt khử mùi, lăn nách |
Cẳng tay |
Đồng hồ, trang sức kim loại đeo tay. |
Bàn tay |
Găng tay, các hóa chất liên quan nghề nghiệp |
Mu chân |
Giầy: cao su, nhựa dán, da thuộc |
Vùng hở |
VDTX do ánh sáng mặt trời, các chất gây tăng nhạy cảm với ánh sáng |
- Tránh tiếp xúc các tác nhân gây kích ứng, dị ứng đã biết.
- Trong trường hợp đã tiếp xúc với tác nhân nghi ngờ cần rửa sạch dùng da tiếp xúc với nước sạch.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp xà phòng, chất tẩy rửa.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp xà phòng, chất tẩy rửa.
- Nên dùng các sản phẩm sữa tắm, sữa rửa mặt, nước rửa tay... không xà phòng.
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm phù hợp để chăm sóc da, nhất là sau khi tắm rửa, tiếp xúc với nước.
- Tránh tắm rửa nhiều lần, tránh dùng nước quá nóng, tránh ngâm tắm, rửa nước muối, nước lá.
- Dùng găng tay, bảo hộ thích hợp khi làm việc trong môi trường có tác nhân gây kích ứng, dị ứng, làm hại da, hơi thở...
- Tư vấn cho người bệnh nghề nghiệp phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.
- Bác sĩ có thể xác định được cơ địa nhạy cảm cho người bệnh đến khám.
+ Đánh giá mức độ đỏ của da, mức độ mất nước qua da.
+ Làm test áp để đánh giá sự kích ứng, dị ứng của sản phẩm người bệnh định sử dụng.
+ Thăm dò phản ứng kích ứng, dị ứng của cơ thể.
Bệnh cảnh VDTX khá dễ để đưa ra chẩn đoán, nhưng xác định căn nguyên.
Chẩn đoán xác định
Căn cứ vào:
- Biểu hiện trên lâm sàng: hình thái, vị trí, thời gian xuất hiện thương tổn.
- Khai thác: các tác nhân có thể là dị nguyên gây tình trạng viêm da: mỹ phẩm, thuốc bôi, hóa chất tiếp xúc, quần áo mới... tiền sử viêm da trước đó.
- Công việc mà người bệnh đang làm, môi trường sống và làm việc.
Chẩn đoán nguyên nhân
Bằng các test như:
- Test áp để:
+ Xác định nguyên nhân gây VDTXDU.
+ Phân biệt với VDTXKU.
- Test kích thích
+ Xác định cá thể nhạy cảm với chất tiếp xúc: bôi chất định test vào vùng da mỏng ở mặt trong cẳng tay, vài lần/ ngày x 7 ngày.
- Photopatch test:
+ Xác định các tác nhân gây dị ứng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số hóa chất sinh ra phản ứng dị ứng chỉ khi phơi nhiễm với ánh sáng: Sulfonamide, Phenothiazine...
Chẩn đoán phân biệt
- Phân biệt VDTXKU và VDTXDU:
|
VDTXKU |
VDTXDU |
Tác nhân |
Chất có tính kiềm, acid |
Chất nhuộm tóc, kim loại, mùi hương |
Phân bố thương tổn |
khu trú tại vùng tiếp xúc dị nguyên |
thường lan tỏa, vượt quá vùng tiếp xúc dị nguyên |
Nồng độ của tác nhân |
cao |
thấp, thậm chí rất thấp |
Thời gian biểu hiện tình trạng VDTX |
Không cần có mẫn cảm trước đó Biểu hiện ngay sau khi tiếp xúc dị nguyên vài phút - vài giờ, đôi khi muộn do liều tích lũy |
Có mẫn cảm từ trước với dị nguyên. Biểu hiện muộn hơn, thường sau 24-72 giờ tiếp xúc với dị nguyên mẫn cảm trước đó. |
Phản ứng miễn dịch |
Không đặc hiệu |
Đặc hiệu typ IV quá mẫn chậm |
Test chẩn đoán |
không làm |
test áp |
- Phân biệt VDTX với bệnh da khác
+ Viêm da dầu:
Dát đỏ, vảy da ẩm, mỏng.
Vị trí ở vùng nhiều tuyến bã như mặt, rãnh mũi má, cung lông mày,...
+ Viêm da cơ địa
Cũng có thương tổn mụn nước vào đợt cấp của bệnh.
Bệnh có tính chất mạn tính, kéo dài, ổn định và tái phát theo đợt.
Có tính chất gia đình.
+ Zona:
Cũng là thương tổn mụn nước, tuy nhiên thường kèm cảm giác đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh chi phối vùng thương tổn.
Zona
Vị trí: thương tổn chỉ tập trung ở 1 bên của cơ thể.
+ Nấm da:
Thương tổn dát đỏ trên nền có vảy, bờ thương tổn hơi gờ trên da, bờ đa cung, ranh giới rõ với vùng da lành.
Thường thương tổn ở các vị trí dễ ra mồ hôi: ngực, lưng, nách, nếp lằn mông...
+ Vảy nến:
Thương tổn có thể gặp các dát đỏ.
Tuy nhiên, bệnh có tính chất mạn tính, kéo dài, khó xác định được tác nhân gây khởi phát bệnh.
Nhìn chung, điều trị VDTX không khó. Quan trọng là phải xác định đúng tác nhân gây kích ứng và ngừng việc tiếp xúc.
- Trường hợp cấp tính:
+ Với thương tổn rộng, ướt: có thể đắp dung dịch Jarish làm khô tổn thương.
+ Với thương tổn khu trú, nhỏ hơn, ướt: dùng hồ nước, hồ neopred..
+ Giai đoạn thương tổn đã khô, se: dùng thuốc bôi có Corticoid, kem dưỡng ẩm phục hồi da, tacrolimus trong trường hợp cần dùng thuốc kéo dài.
+ Nếu ngứa: dùng kháng Histamin đường toàn thân.
+ Nếu thương tổn rộng, lan tràn có thể dùng corticoid uống trong thời gian ngắn.
- Trường hợp nặng, mạn tính:
+ Dùng quang trị liệu: chiếu tia cực tím vùng thương tổn.
+ Các thuốc ức chế miễn dịch: azathioprine, cyclosporine...
- Trường hợp bội nhiễm:
+ Dùng kháng sinh tại chỗ với thương tổn ít, khu trú.
+ Kháng sinh toàn thân khi thương tổn nhiều, lan rộng.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!