Bác sĩ: Bác sĩ Khuất Trang Anh
Chuyên khoa: Mắt
Năm kinh nghiệm: 06 năm
Viêm tổ chức hốc mắt là viêm của phần mô mềm trong hốc mắt.
Bệnh viêm tổ chức hốc mắt gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em thường gặp sau các bệnh lý chắp, lẹo hoặc phối hợp cùng các bệnh lý khác như viêm đường hô hấp trên và viêm xoang. Ở người lớn hay gặp ở những người đái tháo đường, người suy giảm miễn dịch hay do dị vật nằm trong hốc mắt. Bệnh viêm tổ chức hốc mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong cao, viêm dây thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực hay áp xe hốc mắt, viêm màng não,..
Viêm tổ chức hốc mắt hay gặp ở cả trẻ em
- Lan rộng trực tiếp từ viêm xoang cạnh mũi (Đặc biệt là viêm xoang sàng), viêm hốc mắt khu trú ( như lẹo nhiễm trùng, viêm tuyến lệ, viêm túi lệ, viêm toàn nhãn), hoặc viêm răng.
- Di chứng của chấn thương hốc mắt (như: gãy xương hốc mắt, chấn thương xuyên, tồn tại dị vật hốc mắt). Thường gặp ở những người đồ bảo hộ lao động kém, như công nhân xây dựng, thợ hàn xì,...
- Di chứng của phẫu thuật mi nhãn cầu, hốc mắt và xoang cạnh mũi. Viêm tổ chức hốc mắt cũng có thể gặp trong sau viêm nội nhãn sau phẫu thuật.
- Lan rộng theo mạch máu ( như từ nhiễm khuẩn huyết toàn thân hoặc lan rộng cục bộ từ viêm ở mặt qua những chỗ nối thông tĩnh mạch).
- Lan rộng từ huyết khối xoang hang nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch. Điều kiện thuận lợi này thường gặp ở người lớn.
- Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ như sử dụng thuốc corticoids kéo dài gây ức chế miễn dịch, sử dụng kháng sinh không theo chỉ dẫn gây nên kháng thuốc,...
Tác nhân gây bệnh viêm tổ chức hốc mắt:
Virus herpes gây viêm tổ chức hốc mắt
Mắt đỏ, đau, nhìn mờ, song thị, sưng mi và/ hoặc quanh hốc mắt, ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu kiểu viêm xoang, đau răng, đau dưới và/ hoặc trên hốc mắt hoặc tăng cảm giác.
Triệu chứng cảnh báo viêm tổ chức hốc mắt
Dấu hiệu chính: Phù mi, đỏ, nóng và nhạy cảm đau. Phù và cương tụ kết mạc, lồi mắt, hạn chế vận nhãn và thường có đau khi mắt vận động. Có thể có các dấu hiệu của bệnh thị thần kinh ( như tổn hại phản xạ đồng tử hướng râm, rối loạn sắc giác) trong những trường hợp nặng.
Khác: Giảm thị lực, cương tụ tĩnh mạch võng mạc, phù đĩa thị, tiết tố mủ, giảm cảm giác quanh hốc mắt, sốt. Chụp CT thường thấy viêm xoang sát cạnh (điển hình là viêm xoang sàng), có thể có tích tụ dịch dưới màng xương hốc mắt.
Viêm tổ chức hốc mắt là bệnh nặng, diễn biến phức tạp và có thể gây biến chứng nặng. Tuy nhiên, nếu điều trị tốt bệnh cũng có thể khỏi không để lại di chứng gì.
Viêm tổ chức hốc mắt là bệnh nặng
Những biến chứng có thể xảy ra là:
Cận lâm sàng
Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm các xét nghiệm soi tươi
Các biện pháp chẩn đoán viêm tổ chức hốc mắt
- Chẩn đoán xác định:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng:
Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng:
- Chẩn đoán phân biệt
Chụp CT hốc mắt
- Cho bệnh nhân nhập viện và hội chẩn chuyên khoa bệnh nhiễm trùng và tai mũi họng.
- Dùng kháng sinh phổ rộng tiêm tĩnh mạch liều cao trong giai đoạn sớm cho các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, và kị khí trong 48 đến 72 giờ, sau đó là thuốc uống trong ít nhất 1 tuần và kháng sinh đặc hiệu sau khi đã có nuôi cấy phân lập được vi khuẩn.
- Thuốc xịt chống sung huyết mũi nếu cần, có thể dùng 3 ngày. Cũng có thể thêm thuốc xịt có corticosteroid để cho viêm xoang khỏi nhanh hơn.
Thuốc xịt chống sung huyết mũi
- Thuốc mỡ erythromycine hoặc bacitrcin 4 lần/ ngày cho hở I và phù kết mạc nếu cần.
- Nếu hốc mắt căng cso bệnh thị thần kinh hoặc nhãn áp cao, cần mở góc mắt hoặc cắt gân gốc mắt ngay.
- Việc dùng corticosteroid trong điều trị viêm tổ chức hốc mắt vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược. Nếu cần dùng corticosteroid toàn thân, an toàn nhất là chờ 24 đến 48 giờ để cho nạp đủ kháng sinh đường tĩnh mạch ( 3 đến 4 liều).
Theo dõi
Bệnh nhân viêm tổ chức nội nhãn cần được khám lại ít nhất 2 lần/ ngày ở bệnh viện trong 48 giờ đầu. Trường hợp nhiễm trùng nặng cần khám nhiều lần mỗi ngày. Đánh giá cải thiện lâm sàng có thể cần 24 giờ đến 36 giờ. Theo dõi tiến triển bệnh dựa vào:
- Các triệu chứng của bệnh nhân như:
- Bệnh nhân cần được khám giác mạc phát hiện dấu hiệu hở mi
- Kiểm tra nhãn áp
- Khám võng mạc và thị thần kinh để tìm dấu hiệu chèn ép phía sau, viêm hoặc bông võng mạc do xuất tiết.
- Khi viêm tổ chức hốc mắt cải thiện rõ rệt thì có thể chuyển sang kháng sinh uống (tùy theo kết quả nuối cấy và kháng sinh đồ) cho hết đợt điều trị 14 ngày.
Bệnh nhân được khám lại vài ngày 1 lần đến khi khỏi và được yêu cầu quay lại ngay nếu các dấu hiệu và triệu chứng nặng lên.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!