Các tin tức tại MEDlatec

Góc giải đáp: trẻ nhỏ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao​?

Ngày 23/04/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ bị sốt cao, đặc biệt là khi uống thuốc hạ sốt thân nhiệt vẫn không giảm, luôn là mối lo lắng của các bậc phụ huynh. "Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao" là câu hỏi thường trực trong tâm trí ba mẹ vào những lúc như vậy. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con trẻ.

1. Tình trạng sốt cao không hạ ở trẻ nhỏ

Triệu chứng sốt ở trẻ em rất thường gặp và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các "thủ phạm" phổ biến bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ảnh hưởng từ thay đổi thời tiết, hoặc đơn thuần là phản ứng phụ sau khi tiêm phòng. 

Thân nhiệt của các bé thường ổn định quanh mức 37 độ C. Trẻ được cho là bị sốt khi thân nhiệt đo được trên 37.5 (bất kỳ lứa tuổi). Nhiệt độ lấy ở hậu môn thường cao hơn lấy ở miệng 0.25 - 0.5 độ C và cao hơn ở lấy ở nách 0.5 - 1 độ C. Vì vậy, nhiệt độ lấy ở hậu môn là tốt nhất vì phản ánh sát với nhiệt độ của các cơ quan nội tạng. 

Trẻ nhỏ bị sốt cao dai dẳng: Dấu hiệu cảnh báo y khoa cần được chú ý

Sốt cao không hạ ở các bé nhỏ là tình trạng thân nhiệt duy trì ở mức cao và không đáp ứng hiệu quả với các biện pháp hạ sốt thông thường (như sử dụng thuốc hạ sốt, chườm ấm). Đây là một dấu hiệu cảnh báo y khoa, tiềm ẩn các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám sớm và điều trị.

2. Những tác nhân khiến khiến trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?

Nhiều trường hợp, trẻ bị sốt cao không hạ có thể do những nguyên nhân sau đây:

2.1. Uống thuốc hạ sốt sai cách

Khi bé bị sốt cao, dù đã được uống thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt vẫn không giảm có thể là do dùng thuốc sai cách. Từ đó, thuốc không thể phát huy được hiệu quả nên thân nhiệt vẫn duy trì ở mức cao. Một vài lý do dùng thuốc sai cách gồm:

  • Ba mẹ cần dựa vào cân nặng của bé để xác định được liều dùng thuốc phù hợp, nếu không việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi sẽ không mang lại hiệu quả. 
  • Thời gian dùng giữa các liều quá dài thì nồng độ thuốc ở trong cơ thể sẽ không đạt được mức tối thiểu để hạ sốt. 

2.2. Nguyên nhân khiến bé bị sốt vẫn chưa được khắc phục

Nếu trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt không hạ có thể cách điều trị chưa đúng với nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Theo đó, sốt là một phản ứng của cơ thể trước tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng, chứ không phải là bệnh tự thân. Vì vậy, việc kiểm soát sốt bằng thuốc chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giảm khó chịu và ngăn ngừa biến chứng do sốt cao.

Để sốt chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, điều quan trọng là phải chẩn đoán và điều trị triệt để bệnh lý nền gây sốt. Nếu căn nguyên chưa được giải quyết, cơn sốt có thể tái phát ngay khi hiệu lực của thuốc hạ sốt suy giảm. Chỉ khi bệnh lý nền được kiểm soát hoặc loại bỏ, triệu chứng sốt mới chấm dứt hoàn toàn.

Trẻ sốt cao không hạ có thể do căn nguyên chưa được điều trị dứt điểm

2.3. Chăm sóc trẻ sai cách

Khi trẻ bị sốt, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng cũng suy yếu, nếu con không được chăm sóc cẩn thận thì thuốc hạ sốt cũng không thể giúp con lành bệnh. Đó cũng là lý do khiến ba mẹ đau đầu tìm hiểu uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao. Chăm sóc bé khi bị sốt nếu không được thực hiện đúng cách có thể khiến thân nhiệt của bé tăng cao hơn, nguy hiểm hơn.

3. Trả lời câu hỏi: Uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?

Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao là băn khoăn của nhiều cha mẹ và là tình huống cần được chú ý đặc biệt. Theo đó, ba mẹ cần:

  • Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước, điện giải cho trẻ đặc biệt trong giai đoạn trẻ sốt cao.
  • Hạ nhiệt độ bằng các phương pháp vật lý (nên được ưu tiên sử dụng trước): cởi bớt và nới lỏng quần áo cho thoáng, chườm nóng bằng đắp khăn thấm nước mát lên bẹn, nách, trán, hai bên thái dương, tưới nước muối đẳng trương lên người. Trong trường hợp sốt nếu thân nhiệt trên 40 độ C thì ba mẹ có thể cho trẻ ngâm người trong bồn nước ấm khoảng 5-10 phút. Đây được coi là một biện pháp cấp cứu.
  • Đảm bảo con được uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng khuyến cáo. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng và loại thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị.
  • Cần chắc chắn rằng, con được sử dụng đúng loại thuốc điều trị căn nguyên gây sốt nếu có. Nếu sử dụng sai loại thuốc, hiệu quả hạ sốt sẽ không được đảm bảo, khiến cho tình trạng của trẻ ngày một tệ hơn. 

Lưu ý: Nếu trẻ sốt cao dai dẳng và không hạ thân nhiệt dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao: Hãy chắc chắn con dùng đúng thuốc đúng bệnh

4. Trẻ bị sốt nên gặp bác sĩ khi nào?

Sau khi đã được giải đáp câu hỏi uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao, điều ba mẹ cần quan tâm lúc này là theo dõi sát sao triệu chứng bất thường (nếu có) của trẻ. Lúc này ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu con có xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị sốt rất cao (thường trên 39 độ C) và không đáp ứng với thuốc hạ sốt đã sử dụng.
  • Trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng đi kèm như: khó thở, bị phát ban lan rộng, đau đầu dữ dội, cứng cổ hoặc gáy, lơ mơ, ngủ li bì, thay đổi ý thức hoặc bị co giật,...
  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên (đây là một tình huống y tế cần được đánh giá và can thiệp y tế nếu cần). Giai đoạn này sức đề kháng và các cơ quan khác của con chưa phát triển hoàn toàn. Sốt cao không dứt có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến con gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Trẻ có tiền sử bệnh lý nền, hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang mắc các bệnh mạn tính khác.
  • Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sốt không hạ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.

5. Một số lưu ý khi chăm trẻ bị sốt ba mẹ cần biết

Ba mẹ cũng có thể kết hợp thêm một số biện pháp khác trong khi cho con uống thuốc hạ sốt để làm hạ thân nhiệt cho bé như:

  • Cho trẻ uống đủ nước để bù lượng chất lỏng đã mất do sốt cao và giúp cơ thể hạ nhiệt. Với trẻ còn bú mẹ, cha mẹ nên cho con bú nhiều hơn để bù nước cho bé. 
  • Cho trẻ quần áo mỏng, rộng rãi bằng chất liệu thoáng khí như cotton để cơ thể trẻ dễ dàng thoát nhiệt. Không nên cho con mặc nhiều lớp hoặc quần áo quá dày vì điều này có thể khiến con khó chịu và làm cho thân nhiệt tăng cao hơn. 
  • Dùng khăn ấm chườm lên các vùng trán, cổ, nách và bẹn của trẻ để hỗ trợ hạ nhiệt độ cơ thể.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt và các thuốc điều trị khác theo đúng chỉ định và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, giúp cơ thể trẻ có năng lượng tốt nhất để chống lại bệnh tật và cảm thấy dễ chịu hơn.

Ba mẹ cần lưu ý cho con uống nhiều nước khi bị sốt cao

Hy vọng qua bài viết, ba mẹ đã nắm được câu trả lời cho thắc mắc uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao. Nhìn chung, việc theo dõi sát sao và áp dụng các biện pháp chăm sóc khi con sốt là quan trọng, nhưng việc đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời là điều cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả. Một địa chỉ y tế uy tín ba mẹ có thể lựa chọn là chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.