Các tin tức tại MEDlatec
1.5 Diop là bao nhiêu độ? Cận 1.5 độ đã phải đeo kính chưa?
- 01/11/2023 | Cận 2 độ nhìn được bao xa? Cách bảo vệ mắt bị cận
- 02/10/2024 | Cận 1 độ nhìn được bao xa và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
- 03/10/2024 | Tư vấn: kết quả đo thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ?
- 03/10/2024 | Tại sao vừa cận thị vừa loạn thị? Điều trị như thế nào?
1. 1.5 Diop là bao nhiêu độ?
Khi cần kiểm tra tình trạng cận thị của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành đo cận thị. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp cải thiện hoặc phác đồ điều trị cụ thể dựa theo tình trạng thực tế.
1.5 Diop tương ứng độ cận 1.5 độ
Diop được hiểu là đơn vị đo độ cong của thấu kính nhằm đảm bảo mắt có khả năng nhìn thấy. Diop lớn cho thấy mắt đang bị cận nặng. Diop còn được ký hiệu là chữ D. 1.5 Diop tương ứng với độ cận 1.5 độ.
2. Người bị cận 1.5 độ nặng hay nhẹ?
Thông thường, độ cận được phân chia theo cấp độ từ nặng đến nhẹ. Bao gồm cận độ nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.
- Cận mức độ nhẹ: Độ cận dao động từ -0.25D đến -3D.
- Cận mức độ trung bình: Độ cận dao động từ -3.25D đến -6D.
- Cận mức độ nặng: Độ cận dao động từ -6.25D đến -10D.
- Cận mức độ rất nặng: bộ phận từ -10.25D.
Cận 1.5 độ vẫn ở mức độ nhẹ
Như vậy dễ thấy rằng, cận 1.5 độ hay -1.5D vẫn ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
3. Người bị cận 1.5 đã phải đeo kính cận chưa?
Nên đeo kính cận hay không còn tùy thuộc vào mức độ cận của mỗi người. Tuy rằng chưa bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nhưng người bị cận 1.5 vẫn nên bắt đầu đeo kính.
Người bị cận 1.5 độ nên bắt đầu đeo kính cận
Lưu ý rằng, vì mức độ cận chưa quá nặng nên nếu bị cận 1.5 độ, bạn không nhất thiết phải đeo kính cả ngày. Bởi nếu quá lạm dụng, bạn dễ bị phụ thuộc hoàn toàn vào kính cận, mất dần khả năng điều tiết tầm nhìn.
Bên cạnh đeo kính tùy thời điểm, bạn hãy cố gắng để cho mắt thư giãn, tạm nghỉ 1 đến 2 phút sau khoảng 30 phút học tập hay làm việc liên tục. Ngoài ra, bạn nên chú ý làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, đi khám mắt thường xuyên để thay đổi loại kính đeo phù hợp theo tình trạng cận.
4. Các biến chứng phổ biến của cận thị
4.1. Nhược thị
Nhược thị là biến chứng thường gặp ở người bị cận thị nặng. Tình trạng này xảy ra khi độ cận chênh lệch giữa 2 bên mắt tăng cao. Khi đó, việc xử lý hình ảnh của não bộ ngày càng khó khăn.
Người trong độ tuổi từ 0 đến 12 là đối tượng đáp ứng tốt nhất điều trị nhược thị. Nếu không kịp điều trị trong giai đoạn này, mắt rất khó có khả năng phục hồi hoàn toàn 10/10 dù sử dụng kính hay phẫu thuật.
4.2. Lác luân phiên hay lác ngoài
Bên cạnh nhược thị, người bị cận thị còn có nguy cơ bị lác ngoài hoặc lác luân phiên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng quan sát.
Cận thị dễ dẫn đến tình trạng lác
Hiện tượng lác được cho là xuất hiện khi đồng tử không còn nằm ở vị trí thẳng hàng hoặc bị lệch khỏi vị trí trục nhãn cầu. Kết hợp với tình trạng cận nặng, chức năng điều tiết cơ mắt càng suy giảm khiến người bệnh gặp khó khăn khi quan sát.
4.3. Bệnh Glocom góc mở
Bệnh Glocom hay bệnh tăng nhãn áp. Người bị cận trên -8D là đối tượng có nguy cơ bị tăng nhãn áp. Nếu như không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn (mù lòa).
Người bị tăng nhãn áp thường bị thu hẹp tầm nhìn tâm trung. Khi càng điều tiết nhìn xa, người bệnh lại càng cảm thấy mờ.
4.4. Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là một trong biến chứng thường gặp ở người bị cận thị nặng. Bệnh lý này xuất hiện khi hệ thống mạch máu thay đổi, xuất hiện tổn thương khi võng mạc trong trạng thái bị kéo giãn.
Người bị thoái hóa điểm vàng có nguy cơ bị mù lòa
Lúc này, thị lực có xu hướng suy giảm, mắt khó điều tiết quan sát. Hình ảnh quan sát ngày càng mờ dần hoặc biến dạng. Người bị thoái hóa điểm vàng cần điều trị sớm để tránh mất thị lực vĩnh viễn.
4.5. Đục thủy tinh thể
Đây là dạng biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến tình trạng mù lòa, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Người bị cận nặng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể khiến nhãn cầu có xu hướng phình to, một số thành phần quang học khác cũng bị kéo dãn. Hậu quả của tình trạng này là mắt bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng. Thậm chí nếu không điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
5. Biện pháp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ cận thị
Đề phòng ngừa, hạn chế phần nào nguy cơ cận thị, bạn có thể phối hợp thực hiện một vài biện pháp sau:
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tốt cho mắt: Hạn chế ngồi quá gần TV, duy trì khoảng phù hợp với màn hình thiết bị điện tử. Trong khi học tập hoặc làm việc, bạn cần chọn nơi có ánh sáng phù hợp. Ngoài ra, bạn nên đi ngủ sớm, tránh để cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi.
- Khám mắt định kỳ: Bạn nên duy trì lịch khám mắt định kỳ và bất kỳ khi nào nhận thấy thị lực có dấu hiệu suy giảm. Đây cách đơn giản giúp bạn chủ động phát hiện sớm bệnh lý về thị lực.
- Thực hiện bài tập vận động mắt: Bạn có thể thực hiện bài tập massage mắt mỗi ngày 1 đến 2 lần. Lưu ý rằng trước áp dụng bài tập, bạn phải rửa sạch tay, tránh tác động mạnh vào mắt.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho mắt: Chẳng hạn như vitamin A, vitamin B, vitamin C, chất chống oxy hóa chứa nhiều trong rau xanh.
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày: Đây là cách giúp duy trì sự dẻo dai cho cơ thể và đôi mắt, hỗ trợ cơ mắt vận động linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, tập luyện thể dục kết hợp phơi nắng sớm sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin D tự nhiên. Loại vitamin này có khả năng tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào mắt, giúp mắt sáng khỏe.
Như vậy từ phần chia sẻ của MEDLATEC, bạn chắc hẳn đã biết chính xác 1.5 Diop là bao nhiêu độ. Nếu nhận thấy mắt có dấu hiệu nghi ngờ bị cận, bạn hãy tìm đến Chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra kịp thời. Để đặt lịch hẹn và nhận tư vấn chi tiết, Quý khách có thể gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!