Tin tức

Tại sao vừa cận thị vừa loạn thị? Điều trị như thế nào?

Ngày 02/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Có thể bạn đã biết cận thị là gì, loạn thị là gì, nhưng ít nghe đến vừa cận thị vừa loạn thị. Thực tế, đây không phải là một tình trạng hiếm gặp, ngược lại, rất dễ xảy ra với những người bị cận thị. Dưới đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng này.

1. Như thế nào là vừa cận thị vừa loạn thị?

Nếu mắt bạn đồng thời bị cận thị và loạn thị thì được gọi là vừa cận thị vừa loạn thị. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nhìn xa (cận thị) và hình ảnh mắt nhìn được không rõ, bị mờ nhòe ngay cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần (loạn thị). Việc xác định bạn bị cận thị hay loạn thị nặng hơn trong trường hợp này là rất khó. Đặc biệt, nếu không được điều trị thì tình trạng diễn tiến nhanh, làm suy giảm thị lực đáng kể. 

Loạn cận thị là tình trạng khó nhìn xa và nhìn không rõ kể cả xa và gần

Loạn cận thị là tình trạng khó nhìn xa và nhìn không rõ kể cả xa và gần

2. Tại sao vừa cận thị vừa loạn thị?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng vừa cận thị vừa loạn thị là bất thường trong cấu trúc mắt. Cụ thể, trục nhãn cầu mắt quá dài sẽ gây ra cận thị khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ngay đúng tại võng mạc. Còn giác mạc bị biến dạng, ảnh hưởng đến độ cong tự nhiên của giác mạc khiến cho ánh sáng sẽ hội tụ tại nhiều điểm khác nhau trên võng mạc, dẫn đến loạn thị. Như vậy, ở những người vừa bị cận thị, vừa bị loạn thị, mắt sẽ có trục nhãn cầu dài hơn bình thường và giác mạc có hình dạng bất thường.

Trong nhiều trường hợp, người bị loạn thị không được điều trị sẽ dẫn đến cận thị. Hay nói cách khác, cận thị là một trong những biến chứng của loạn thị. Bên cạnh đó, một số rủi ro trong phẫu thuật điều trị như ghép giác mạc, chỉnh lác, cắt bỏ mộng thịt,… cũng có thể gây loạn cận thị.

3. Vừa cận thị vừa loạn thị điều trị như thế nào?

Như đã nói, tình trạng vừa cận thị vừa loạn thị không được điều trị hiệu quả sẽ gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, đồng thời, khiến đôi mắt đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị loạn cận thị như thế nào?

Đeo kính

Đeo kính là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong điều trị các tật khúc xạ ở mắt. Nếu mắt bị cận thị hay viễn thị thì việc đeo kính sẽ đơn giản hơn. Còn trường hợp loạn cận thị, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, phân theo từng trường hợp để chọn loại kính phù hợp.

  • Loạn cận thị đơn: Dùng kính phân kỳ trục nằm ngang.
  • Loạn cận thị đơn nghịch: Dùng kính phân kỳ trục đứng dọc.
  • Loạn cận thị đơn chéo: Dùng kính phân kỳ trục chéo.
  • Loạn cận thị kép: Tình trạng này khá nặng, có thể phải điều chỉnh kép để cải thiện khả năng nhìn.

Do kính sử dụng trong điều trị loạn cận thị là nhiều thấu kính ép lại với nhau nên sẽ rất dày. Loạn cận thị càng nặng thì độ dày càng tăng, việc đeo kính có thể gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Lúc này, bạn nên đầu tư sử dụng kính có tròng chiết suất cao hoặc cân nhắc dùng kính áp tròng để thay thế.

Đeo kính được áp dụng trong điều trị loạn cận thị

Đeo kính được áp dụng trong điều trị loạn cận thị 

Phẫu thuật

Vừa cận thị vừa loạn thị có phẫu thuật được không? Câu trả lời là có. Theo đó, nếu loạn cận thị nặng, bạn không thể nhìn rõ và việc đeo kính cũng không hỗ trợ được nhiều thì bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Một trong những cách được áp dụng nhiều nhất là dùng tia laser lạnh có bước sóng ngắn, năng lượng cao để điều chỉnh loạn cận thị. Ưu điểm của phương pháp này là độ ổn định cao, rất hiệu quả và an toàn. 

4. Điều kiện để mổ vừa cận thị vừa loạn thị là gì? 

Có thể phẫu thuật để điều trị loạn cận thị, tuy nhiên, không phải ai vừa cận thị vừa loạn thị cũng được thực hiện phẫu thuật. 

Điều kiện cần để mổ vừa loạn thị vừa cận thị

Bạn chỉ được chỉ định mổ loạn cận thị nếu đáp ứng được các yêu cầu sau.

  • Từ 18 tuổi trở lên, lý tưởng nhất là trong độ tuổi 18 - 40.
  • Độ cận không quá 10 Diop, độ loạn dưới 5 Diop.
  • Độ loạn cận thị tương đối ổn định, ít bị thay đổi trong 6 tháng gần nhất.
  • Giác mạc đủ dày, không bị biến dạng (phẳng hoặc có hình chóp) hay có sẹo.
  • Không mắc các bệnh lý về mắt. Nếu có, cần điều trị dứt điểm và sau 1 tuần, khám lại mắt cẩn thận để bác sĩ quyết định phẫu thuật hay không. 

Điều trị loạn cận thị bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị các tật về mắt bằng phương pháp phẫu thuật

Ai không được mổ loạn cận thị?

Để đảm bảo hiệu quả điều trị cao, phòng tránh các biến chứng trong và sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ không chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau.

  • Người trên 55 tuổi, mắt đã suy yếu do lão hóa.
  • Người đang mắc các bệnh lý về mắt, bao gồm bệnh viêm nhiễm ở mắt và bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp,…
  • Người có cấu trúc mắt bất thường nặng, giác mạc mỏng, bị biến dạng nghiêm trọng.
  • Người bị suy giảm miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS hay mắc bệnh mãn tính như tiểu đường.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm mổ loạn cận thị phù hợp sau khi sinh xong hoặc ngưng cho con bú. 

5. Chăm sóc mắt sau mổ 

Sau khi phẫu thuật điều trị vừa cận thị vừa loạn thị, bạn cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trong 2 - 4 giờ đầu phẫu thuật, tốt nhất là nhắm nhẹ mắt.
  • Luôn đeo kính bảo vệ mắt trong 1 - 3 ngày đầu sau phẫu thuật để tránh những va chạm hay bụi bẩn dính vào mắt.
  • Trong vòng 7 ngày đầu sau phẫu thuật, tránh để mắt tiếp xúc với thiết bị điện tử hay đọc sách quá lâu.
  • Khi tắm gội, hạn chế để dầu gội, sữa tắm dính vào mắt. Nếu dính thì phải nhanh chóng rửa mắt với nước để làm sạch.
  • Sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nhất là những thực phẩm tốt cho mắt.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn và thông báo với bác sĩ các triệu chứng gặp phải nếu có.

Chú ý tái khám sau phẫu thuật theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi mắt bất thường

Chú ý tái khám sau phẫu thuật theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi mắt bất thường

Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn biết được vừa cận thị vừa loạn thị là như thế nào và điều trị ra sao. Mọi thắc mắc hay nhu cầu đặt lịch khám tại Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi ngay 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.