Các tin tức tại MEDlatec
10 nguyên nhân chính dẫn đến đau hông trái
- 14/04/2021 | Vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh và cách cải thiện hiệu quả
- 20/08/2021 | Đau xương khớp dai dẳng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- 06/01/2022 | Điểm danh nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp vào mùa lạnh
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau hông trái
Cảm giác đau, khó chịu từ vùng dưới xương ức đến phía trên xương chậu gây nhiều phiền toái, thậm chí là ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Tùy theo từng nguyên nhân, tình trạng sức khỏe mà mức độ đau có thể khác nhau. Dưới đây là 10 “thủ phạm” phổ biến gây nên tình trạng đau hông trái mà bạn có thể tham khảo.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Sụn khớp và đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng là phần chịu áp lực thường xuyên trong thời gian dài dẫn đến tổn thương và thoái hóa. Người bệnh sẽ có thể xuất hiện những cơn đau, cứng khớp từ mức độ nhẹ đến nặng dần và lan sang các khu vực khác như 2 bên hông, vùng xương chậu, tay chân yếu, khó khăn khi cử động.
Đau hông trái có thể là triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm
Tình trạng nhân nhầy bên trong địa đệm cột sống thoát ra ngoài được gọi là thoát vị đĩa đệm. Khi đó, phân nhân này sẽ gây chèn ép các ống sống hoặc rễ thần kinh gây nên những cơ đau đột ngột, dữ dội xung quanh vùng bị thoát vị như cổ,, vai gáy, thắt lưng, 2 bên hông,… Các cử động như xoay đầu, cúi người, ưỡn lưng khó khăn hơn.
Căng cơ
Tình trạng cơ căng giãn quá mức gây ra những cơn đau nhức là cản trở quá trình vận động. Những vị trí thường bị căng cơ như cổ, vai gáy, thắt lưng. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, thường gặp nhất là đối tượng từ 22 – 35 làm việc văn phòng, người chơi thể thao, vận động viên, người làm việc bốc vác hoặc tính chất công việc nặng nhọc.
Nếu căng cơ xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây ra đau hông trái. Bên cạnh đó, các khớp hông cũng bị cản trở vận động.
Viêm gân
Nếu phần gân gắn kết xương và mô ở hông trái bị viêm sẽ gây ra những cơn đau, nhất là khi thực hiện các cử động có sự tham gia của khớp háng.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch khớp háng là tình trạng túi chứa dịch lỏng trong ổ khớp bị viêm. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng viêm bao hoạt dịch thông qua các triệu chứng sau:
- Vùng khớp háng sưng tấy, nóng đỏ.
- Đau nhức và cứng khớp, cơ đau lan rộng sang hông trái hoặc phải, có thể cả bên.
- Các cử động nhưng đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại sẽ khó khăn và tăng cảm giác đau.
Cơn đau do viêm bao hoạt dịch khớp háng có thể lan lên hông trái hoặc phải
Viêm khớp
Khi cấu trúc khớp háng bị tổn thương hoặc rối loạn chuyển hóa trong khớp có thể dẫn đến tình trạng viêm. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, khó chịu, cơn đau có thể lan xuống đùi và chân hoặc lên vùng thắt lưng, 2 bên hông.
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là tình trạng cơ thể không hấp thu Gluten. Do đó, khi cơ thể ăn thực phẩm có chứa thành phần Gluten thì cơ thể sẽ phản ứng lại gây làm tổn thương ruột non. Các triệu chứng phổ biến khi bị Celiac là đau bụng và lan ra 2 bên hông, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, nôn mửa,…
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là tình trạng viêm ruột từng vùng mạn tính có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, bao gồm người lớn và trẻ em. Biểu hiện của bệnh phổ biến là:
- Đau phần bụng dưới và lan ra một hoặc cả 2 bên hông, vùng thắt lưng.
- Tiêu chảy, đi phân ra máu.
- Chán ăn, ăn không ngon, sụt kí.
- Sốt, mệt mỏi, ra mồ hôi ban đêm.
Chấn thương
Các tác động mạnh đến vùng hông trái do tai nạn, chơi thể thao, tập luyện sai tư thế hoặc sai cách, làm việc quá sức,… sẽ dẫn đến tình trạng rạn, nứt, gãy xương. Ngoài cơn đau hông trái, người bệnh còn gặp tình trạng sưng, đỏ hoặc bầm tím.
Bệnh lý về thận
Nếu thận xảy ra bất kỳ vấn đề nào như viêm thận, hội chứng thận hư, sỏi thận, suy thận, ung thư thận,… đều có thể gây ra những cơn đau hông trái hoặc phải. Cơn đau có thể âm ĩ hoặc dữ dội tùy vào mức độ bệnh lý.
Người mắc các vấn đề về thận cũng có thể gặp tình trạng hông trái bị đau
2. Đau hông trái có nguy hiểm không?
Tùy vào mức độ đau và nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng hông trái bị đau có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào thì bạn cũng không nên chủ quan. Nếu thấy tình trạng đau hông dữ dội, kéo dài và đi kèm với những biểu hiện sau thì nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám:
- Các khớp xung quanh hông, khớp háng sưng, đỏ, nóng, cứng khớp.
- Các hoạt động bình thường như nằm, ngồi, đi đứng, xoay người, cúi thấp, ưỡn lưng,… trở nên khó khăn.
- Khớp bị biến dạng.
- Sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, phân hoặc nước tiểu có máu,…
Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe cũng như tìm nguyên nhân khiến bạn bị đau hông trái. Thông qua đó, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp, kịp thời, hạn chế những trường hợp nguy hiểm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc giảm đau để khắc phục tình trạng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, khi xuất hiện tình trạng đau hông, bạn cần chú ý cần bằng chế độ dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế những hoạt động gây tác động mạnh hoặc áp lực đến phần hông, thắt lưng. Không ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Nếu đau nhiều, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, lạnh, xoa bóp, bấm huyệt để giảm đau trước khi đi khám.
Bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị nếu bị đau hông bên trái
Nếu bạn đang có biểu hiện đau hông bên trái hoặc phải một cách bất thường, có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám và điều trị nếu cần. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!