Các tin tức tại MEDlatec
1001 thắc mắc về chụp CT phổi
- 11/01/2020 | Chụp CT ổ bụng là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
- 11/01/2020 | Một số lưu ý về chụp CT cắt lớp bạn nên biết
- 11/01/2020 | Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không?
- 11/01/2020 | Chụp CT não bao nhiêu tiền và nên chụp ở bệnh viện nào?
1. Chụp CT phổi là gì?
Cũng tương tự như chụp CT các cơ quan khác trong cơ thể. Các kỹ thuật viên sẽ dùng tia X (một loại tia bức xạ) tác động lên phổi và sau đó, kết quả là những hình ảnh 2D, 3D của phổi sẽ hiện lên màn hình máy tính. Dựa vào kết quả vô cùng sắc nét này, bác sĩ sẽ thấy rõ được những tổn thương và chẩn đoán chính xác các bệnh lý về phổi.
Hình ảnh kết quả chụp CT ở phổi
Những hình ảnh thu được chính là lớp cắt ngang và cho thấy rất rõ về vị trí cũng như mức độ và thời gian tổn thương của phổi. Hiện nay, tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước, kỹ thuật chụp cắt lớp phổi đang được sử dụng phổ biến trong quá trình chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư phổi - một loại bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu.
2. Vì sao cần Chụp CT phổi?
Các chuyên gia giải thích, đây là kỹ thuật rất hiệu quả trong việc tìm ra những đám mờ ở phổi và có thể đánh giá khá chi tiết những tổn thương ở phổi. Không những vậy, phương pháp này còn tránh được tình trạng bỏ sót tổn thương ở phổi.
Cụ thể là khi sử dụng phương pháp chụp X - quang, khoảng 30% tổn thương có thể bị bỏ sót. Nhưng chụp cắt lớp phổi lại có thể dễ dàng phát hiện ra những tổn thương này.
Như vậy, có thể thấy rằng, phương pháp chụp CT này mang lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:
-
Tìm ra những tổn thương có thể bị bỏ sót trên khi thực hiện chụp X-quang phổi;
-
Nhận dạng các tổn thương ở phổi một cách chi tiết, rõ ràng, chẳng hạn như kích thước tổn thương, mức độ tổn thương,…
3. Chụp CT phổi có nhược điểm gì và đối tượng nào cần tránh?
3.1. Nhược điểm của chụp cắt lớp phổi
Nhiều người ngần ngại, thực hiện phương pháp này với lý do lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là lo lắng, băn khoăn thường gặp vì ai cũng biết rằng, khi thực hiện kỹ thuật này, đồng nghĩa rằng sẽ có một lượng tia X đi vào cơ thể chúng ta.
Một số trường hợp cần tiêm thuốc cản quang trước khi chụp CT
Tuy nhiên, các chuyên gia giả thích rằng, về cơ bản thì chụp cắt lớp phổi vẫn là một phương pháp an toàn, hiệu quả với nguy cơ rủi ro tương đối thấp. Máy móc càng hiện đại thì nguy cơ, rủi ro càng giảm xuống. Hơn nữa, so với hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh thì những rủi ro này là không đáng kể.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn lạm dụng phương pháp này. Đối với tất cả trường hợp đều cần sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia và chỉ chụp trong những trường hợp thật sự cần thiết.
3.2. Những ai cần tránh chụp cắt lớp phổi
Những đối tượng dưới đây không nên sử dụng phương pháp chụp cắt lớp phổi:
- Trẻ nhỏ, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc có dấu hiệu mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Tiền sử mắc một số bệnh như tiểu đường, hen suyễn, bệnh về tim mạch, bệnh thận hoặc dị ứng với một số loại thuốc hay đang sử dụng thuốc điều trị,… Tất cả những thông tin này, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ cho bác sĩ trước khi chụp CT. ung thư phổi thường có biểu hiện ho khan và khó thở
- Dị ứng với chất cản quang: Chất cản quang là một chất giúp cho những tổn thương sẽ được thấy rõ hơn trên màn hình máy tính. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu dị ứng với thuốc cản quang có thể gây nên một số phản ứng như nổi ngứa và phát ban, thậm chí những trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4. Quy trình chụp CT phổi diễn ra như thế nào?
Để đảm bảo một kết quả chính xác, người bệnh cần tuân thủ theo quy trình chụp CT như sau:
-
Mặc đồ của bệnh viện khi chụp.
-
Tháo bỏ tất cả trang sức và những vật dụng bằng kim loại trên người.
-
Cung cấp đầy đủ thông tin, tiền sử bệnh cho bác sĩ trường khi chụp, đặc biệt là tình trạng mang thai cần phải được thông báo để bác sĩ lựa chọn phương pháp thăm khám phù hợp, tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi.
-
Nếu không dị ứng với thuốc cản quang và tiến hành tiêm thuốc thì bệnh nhân phải nhịn khoảng 4 đến 6 tiếng trước tiêm.
-
Lên bàn chụp và thay đổi tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
-
Sau chụp, bệnh nhân trở lại sinh hoạt bình thường, một số trường hợp khác cần được nghỉ ngơi theo quy định của bác sĩ.
-
Thời gian chụp rất nhanh chóng, chỉ khoảng 30 phút.
-
Bác sĩ trả kết quả và giải thích chi tiết cho bệnh nhân.
5. Địa chỉ chụp CT phổi uy tín, chất lượng
Rất nhiều cơ sở y tế được thành lập nhưng không phải cơ sở nào cũng có thể đáp ứng dịch vụ hiện đại này chính xác, chất lượng. Bạn nên cân nhắc kỹ càng để tránh tình trạng tiền mất, tật mang.
Nên thực hiện chụp CT phổi ở những bệnh viện uy tín
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị hàng đầu, nổi bật trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, trong đó có chụp CT phổi. Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi hệ thống máy hiện đại, tân tiến và bác sĩ và kỹ thuật viên phải có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm.
Tại MEDLATEC, chúng tôi có đầy đủ những phương tiện chẩn đoán hình ảnh tối tân nhất. Tất cả hệ thống máy từ máy siêu âm, máy nội soi, máy chụp CT, máy chụp cộng hưởng từ,..đều được nhập khẩu từ những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực y tế như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,… vì thế luôn đảm bảo độ an toàn và chính xác cao.
Tập thể đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là các chuyên gia đầu ngành và nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong đó, nhiều bác sĩ từng tu nghiệp ở nước ngoài và làm việc tại nhiều bệnh viện hàng đầu trên cả nước.
Hiện tại, bệnh viện còn áp dụng chương trình bảo lãnh viện phí cho các trường hợp có thẻ bảo hiểm của hơn 40 công ty bảo hiểm trên cả nước. Vì thế, thăm khám và điều trị tại MEDLATEC bạn sẽ không còn phải quá lo lắng đến chi phí điều trị bệnh.
Nếu còn thắc mắc về chụp cắt lớp vi tính hoặc những vấn đề sức khỏe khác, xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia giải đáp chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!