Các tin tức tại MEDlatec

3 nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày thường gặp nhất

Ngày 22/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Táo bón lâu ngày có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh. Không ít bệnh nhân bị táo bón lâu ngày nhưng điều trị khắc phục không hiệu quả do không tìm đúng nguyên nhân. Hiểu nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này.

1. Nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày - 3 nhóm nguyên nhân chính

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày, nhưng thường do các nhóm nguyên nhân chính sau:

1.1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh

Táo bón lâu ngày do nhiều nguyên nhân gây ra

Tình trạng táo bón là cảnh báo rõ ràng nhất cho thấy lối sống của bạn đang kém lành mạnh như: ăn ít chất xơ, ăn chiều thực phẩm nhanh, uống ít nước, lười hoạt động thể chất,… Đây cũng là hậu quả của lối sống hiện đại của giới trẻ, không những gây táo bón mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung của cơ thể.

Dưới đây là những thói quen xấu dẫn tới táo bón bạn cần cải thiện:

Nhịn đi vệ sinh

Do bận rộn công việc hay tâm lý căng thẳng, lười vận động mà nhiều người bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh. Điều này khiến phân bị ứ đọng lâu hơn trong trực tràng và khiến táo bón trầm trọng hơn.

Ăn ít chất xơ

Chất xơ giúp hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả và dễ dàng hơn, nên tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như: rau đay, mồng tơi, khoai lang luộc, chuối tiêu,… Đặc biệt nếu bữa ăn của bạn có quá nhiều chất béo từ thực phẩm chiên, rán, phô mai thì không thể thiếu chất xơ bổ sung.

Lạm dụng thức uống không lành mạnh

Táo bón dễ xuất hiện hơn ở người uống quá nhiều rượu, bia, thức uống chứa nhiều caffeine. Không những thế, những thức uống này còn không tốt cho dạ dày và sức khỏe tinh thần.

Ăn ít chất xơ, nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn tới táo bón

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng táo bón lâu ngày có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý như:

- Nứt hậu môn.

- Ung thư đại tràng, ung thư ở vùng bụng.

- Tắc nghẽn ruột hay hẹp đại tràng.

- Sa trực tràng.

- Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone gồm đái tháo đường, cường giáp, suy giáp…

1.3. Nguyên nhân dinh dưỡng

Ở một số người, thiếu hụt hoặc dư thừa nhóm dinh dưỡng nhất định có thể gây ra tình trạng táo bón lâu ngày như:

Dư thừa canxi cũng gây ra tình trạng táo bón

Dư thừa canxi

Dư thừa canxi thường gặp ở người uống quá nhiều viên bổ sung canxi, dẫn đến giảm nhu động ruột, phân bị giữ trong ruột lâu hơn, nước bị tái hấp thu nhiều hơn. TÌnh trạng này càng kéo dài thì phân càng trở nên khô cứng, khó đẩy ra ngoài. Hầu hết bệnh nhân không biết mình bị dư thừa canxi cho đến khi xuất hiện triệu chứng táo bón.

Dư thừa sắt

Những người uống quá nhiều sắt bổ sung cũng làm giảm nhu động trực tràng, khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Nếu trong tình trạng thiếu máu, nên bổ sung với hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ. Với người bình thường, lượng sắt cần là khoảng 8mg hàng ngày và có thể cung cấp đủ qua thực phẩm, có nhiều trong cải bó xôi, hải sản, thịt, các loại đậu,…

2. Yếu tố tăng nguy cơ táo bón lâu ngày

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp song các yếu tố sau cũng góp phần gây ra táo bón lâu ngày, cần kiểm soát hạn chế để ngăn ngừa tình trạng bệnh.

2.1. Hội chứng ruột kích thích

Mặc dù chưa xác định được chính xác mối quan hệ giữa hội chứng ruột kích thích với tình trạng táo bón song đây cũng là yếu tố nguy cơ cao. Ngoài táo bón, bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như: đau bụng, đầy hơi, chuột rút, đi phân lỏng,…

Yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa

2.2. Tinh thần lo lắng

Khi bạn bị lo lắng, căng thẳng, cơ thể sẽ tự động ưu tiên các chức năng thần kinh, nội tiết và tuần hoàn, vì thế chức năng tiêu hóa có thể bị đình trệ. Đặc biệt ở những người mắc chứng rối loạn lo âu, tình trạng lo lắng này không biến mất nên tiêu hóa bị ảnh hưởng nhiều, dẫn tới táo bón lâu ngày.

2.3. Mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý tâm lý nguy hiểm, khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, lười vận động, suy nghĩ tiêu cực, thay đổi thói quen ăn uống. Đây là những lí do khiến người mắc bệnh trầm cảm dễ mắc táo bón.

2.4. Mang thai

Mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng hormone progesterone khiến cho cơ ruột khó co lại hơn. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón lâu ngày rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, trung bình với tỉ lệ 2/5.

Phụ nữ mang thai thường bị táo bón

2.5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Đôi khi thuốc điều trị bạn đang sử dụng chính là yếu tố thúc đẩy gây ra táo bón lâu ngày, điển hình như các thuốc:

  • Thuốc giảm đau, tiêu biểu như morphine hay codeine.

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

  • Thuốc lợi tiểu.

  • Thuốc chẹn kênh canxi.

  • Thuốc điều trị bệnh động kinh.

  • Thuốc kháng cholinergic trong điều trị co thắt cơ.

  • Thuốc chống tiêu chảy.

  • Thuốc kháng acid dạ dày.

Nếu sau khi sử dụng thuốc điều trị nào đó, bạn nhận thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu khó đi ngoài, giảm tần suất hoặc nghiêm trọng hơn là táo bón lâu ngày thì nên thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị khác để hạn chế ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Nắm được các nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng này. Nếu táo bón nghiêm trọng, bạn có thể cần đến thuốc điều trị hoặc can thiệp y tế, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín hiện nay, đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân táo bón. Liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.