Các tin tức tại MEDlatec
6 dấu hiệu mang thai sớm sau 2 tuần ít người biết
- 18/04/2020 | Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng ra sao đến sản phụ và thai nhi?
- 17/04/2020 | Mang thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm với dấu hiệu ra sao?
- 20/04/2020 | Giải đáp: Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì?
- 15/04/2020 | Tiết lộ một số dấu hiệu mang thai của người phụ nữ
- 20/04/2020 | Phụ nữ mang thai có nên xét nghiệm rubella
- 17/04/2020 | Giải đáp thắc mắc xuất tinh ngoài âm đạo có mang thai không?
1. Những dấu hiệu mang thai thường thấy
1.1. Chảy máu vùng kín, khí hư có sự thay đổi
Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai. Tuy nhiên không phải ai có dấu hiệu này cũng mang thai bởi có rất nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... có những biểu hiện tương tự.
Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai.
Thông thường chị em sẽ phát hiện thấy vết máu đỏ nhạt trong quần lót trước 1 đến 2 ngày hành kinh, đây chính là máu của bào thai. Do khi làm tổ, bào thai bám vào các lớp niêm mạc tử cung khiến chúng bị bong ra và chảy máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục.
Vào thời gian đầu mang thai, khí hư của phụ nữ có sự thay đổi, cụ thể là xuất hiện nhiều khí hư có máu trắng đục. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường như nếu khí hư có màu hoặc mùi lạ thì chị em nên đi khám phụ khoa để kiểm tra.
1.2. Thay đổi tiết dịch âm đạo và màu sắc vùng kín
Tiết dịch âm đạo thường ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, đây là hiện tượng hết sức bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chú ý không nên thụt rửa âm đạo bởi hành động này có thể khiến da bị kích ứng, làm mất cân bằng nồng độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Thay đổi màu sắc của vùng kín thường thể hiện vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Ban đầu âm hộ thường có màu hồng nhưng khi có thai sẽ chuyển dần thành màu tím thẫm. Nguyên nhân là do mô ở những khu vực này được cung cấp lượng máu nhiều hơn bình thường.
1.3. Trễ kinh nguyệt
Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai. Nếu hơn 1 tháng kỳ kinh nguyệt chưa quay lại thì khả năng mang thai là rất cao. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất là 9 tháng kể từ khi có thai. Tuy nhiên chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, ví dụ làm việc mệt nhọc hoặc căng thẳng kéo dài.
Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai
1.4. Cơ thể mệt mỏi
Đây cũng là một dấu hiệu mang thai mà bạn cần chú ý. Những bác sĩ chuyên khoa sản giải thích rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể người mẹ chưa quen với việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Trong cơ thể thai phụ lúc này lượng hormone progesterone tiết ra nhiều hơn so với bình thường làm tăng thân nhiệt khiến tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài ra nhịp tim của người phụ nữ sẽ nhanh hơn do phải cung cấp oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì những nguyên nhân trên khiến cơ thể bạn mệt mỏi và khó chịu vào thời gian đầu của thai kỳ.
1.5. Thay đổi khẩu vị
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể có cảm giác thèm ăn nhưng không thèm một món nào đó cụ thể, thường thấy vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn. Có những trường hợp bị nhạy cảm với những mùi vị như cà phê, rượu, mùi gia vị,... thậm chí tất cả loại mùi.
1.6. Ốm nghén
Tình trạng ốm nghén xuất hiện thường xuyên khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi, cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng có một giải thích khá hợp lý đó là sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin và estrogen, cũng có thể là hormone tuyến giáp thyroxine
Ốm nghén thường xuất hiện rõ ràng khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi
2. Các phương pháp kiểm tra có mang thai hay không?
Ngoài những biểu hiện trên thì còn một số dấu hiệu như đau ngực, đau lưng, chuột rút, thường xuyên tiểu tiện,... Do vậy để biết chính xác bản thân có mang thai hay không hãy tìm đến những biện pháp kiểm tra.
2.1. Sử dụng que thử thai để kiểm tra
Que thử thai là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nguyên lý là kiểm tra nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu của người thử (hCG là hormone được tiết ra khi trứng và tinh trùng kết hợp thành bào thai). Phương pháp này rất phổ biến và cho độ chính xác khá cao.
2.2. Xét nghiệm máu
Ngoài sử dụng que thử thai bạn có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu. Sau khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng beta-hCG. Tùy thuộc vào giá trị của beta-hCG để kết luận có mang thai hay không. Kết quả của xét nghiệm có độ tin cậy tuyệt đối, thời gian đợi xét nghiệm khoảng 1,5 giờ.
Thời gian thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục, nồng độ beta-hCG trong máu người mẹ sẽ đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.
Phương pháp này có thể phát hiện chính xác mang thai từ giai đoạn đầu, không những thế còn phát hiện được bất thường trong tử cung hoặc trong thai trứng. Dựa vào phân tích mẫu máu còn phát hiện những nguy cơ gây sảy thai, bệnh lây truyền từ mẹ sang con,...
Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi, ở giai đoạn đầu thường có những biểu hiện tiêu biểu mà MEDLATEC đã liệt kê bên trên. Do đó muốn biết chính xác mình có mang thai hay không thì cần dùng đến những phương pháp kiểm tra. Ngoài que thử thai thì xét nghiệm máu đang được lựa chọn nhiều bởi tính chính xác và những lợi ích đi kèm.
Xét nghiệm máu kiểm tra mang thai có độ chính xác 100%
Nếu cần tư vấn thêm về dấu hiệu mang thai cũng như các vấn đề sức khỏe khác, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn 24/7 từ các bác sĩ hàng đầu trong ngành.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!