Các tin tức tại MEDlatec
6 lý do vì sao bà bầu cần bổ sung Axit Folic mẹ nào cũng cần biết
- 14/01/2021 | Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu chuẩn theo quy định
- 03/12/2020 | Bổ sung DHA cho bà bầu: tất cả các vấn đề liên quan
- 29/01/2021 | Bà bầu bị huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào bạn đã biết chưa
1. Bổ sung Axit Folic cho bà bầu cần thiết như thế nào?
Trong quá trình mang thai “9 tháng 10 ngày”, thai nhi trong bụng mẹ phát triển từ hợp tử cấu trúc vô cùng đơn giản và nhỏ bé thành thai nhi với đầy đủ các cơ quan, bộ phận đảm bảo sự sống khi sinh ra. Vì thế dinh dưỡng trong quá trình mang thai với mẹ bầu rất quan trọng, chúng sẽ được chuyển một phần cho thai nhi qua rau rốn.
Bà bầu thường được khuyến cáo tăng cường bổ sung Axit Folic
Bổ sung Axit Folic cho phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên thực hiện cả trước, trong và sau thai kỳ. Nguyên nhân do Axit Folic tham gia vào quá trình phát triển não bộ và tủy sống - hai cơ quan hình thành đầu tiên và lâu dài trong thai kỳ. Đến khi trẻ sinh ra, vẫn phải bổ sung Axit Folic từ nguồn sữa mẹ hoặc các thực phẩm khác, đảm bảo cho sự phát triển và sức khỏe bình thường.
Dưới đây là những lí do cần bổ sung Axit Folic cho bà bầu, giúp cho thai nhi và mẹ cùng khỏe mạnh.
1.1. Ngăn ngừa khuyết tật thai bẩm sinh
Thai nhi trong bụng mẹ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố từ môi trường trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra và phát triển. Nhiều trường hợp thiếu hụt Axit Folic nghiêm trọng dẫn đến thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh, suy giảm hoạt động não hoặc chết thai ngay trong bụng mẹ.
Não bộ và tủy sống của thai phát triển từ rất sớm, ngay sau khi thai nhi hình thành. Vì thế mẹ bầu cần bổ sung Axit Folic kể cả khi chưa mang thai nhưng có ý định mang thai hoặc có khả năng mang thai.
1.2. Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Axit Folic là chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình sản sinh tế bào máu mới, đảm bảo cho hoạt động nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Thiếu Axit Folic trong thai kỳ có thể dẫn đến thai phụ thiếu máu, khiến thai đối mặt với các biến chứng sức khỏe như: sinh non, sảy thai, suy dinh dưỡng, rối loạn tâm thần sau sinh,…
1.3. Phòng ngừa bệnh ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, Axit Folic có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở phụ nữ, tiêu biểu là ung thư vú. Ngoài ra, một số thông tin về tác dụng của Axit Folic trong ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, bệnh tim mạch,… song chưa được kiểm chứng.
1.4. Phòng ngừa bệnh lý khác
Cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi trong giai đoạn mang thai, nếu không chăm sóc tốt và phòng ngừa thì có nguy cơ gặp phải 1 số bệnh lý, rối loạn trong và sau mang thai. Bổ sung Axit Folic sẽ giúp phụ nữ ngăn ngừa các chứng bệnh này như: loãng xương, suy giảm trí nhớ, khó ngủ,… Ngoài ra, các chứng bệnh khác cũng được ngăn ngừa như: trầm cảm, nghe kém, đau cơ bắp, hội chứng chân bồn chồn,…
Bổ sung đủ Axit Folic giúp trẻ thông minh hơn
1.5. Tăng cường trí não và khả năng ngôn ngữ cho trẻ
Sự phát triển trí não của trẻ bắt đầu ngay từ trong bụng mẹ, từ những tuần thai đầu tiên, và Axit Folic có vai trò quan trọng trong quá trình này. Đủ Axit Folic sẽ giúp thai nhi giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh.
1.6. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Tác dụng của Axit Folic với sức khỏe của trẻ còn là giúp ngăn ngừa dị tật liên quan đến tủy sống và não bộ, thường gặp là dị tật ống thần kinh. Ngoài ra 1 số dị tật bẩm sinh hiếm gặp khác nhưng nguy hiểm như: anencephaly, spina bifida,… cũng được phòng ngừa tốt với Axit Folic.
2. Bổ sung Axit Folic cho bà bầu với hàm lượng như thế nào?
Các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra, hàm lượng Axit Folic đủ cho phụ nữ độ tuổi sinh sản là 400 - 800 mcg/ngày. Với nhu cầu này, bổ sung từ thực phẩm tự nhiên có thể không đáp ứng đủ, lúc này cần bổ sung thêm từ viên Vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm bổ sung.
Phụ nữ mang thai có thể bổ sung Axit Folic từ đồ ăn và thực phẩm chức năng
Việc duy trì bổ sung Axit Folic tăng cường này vừa đáp ứng nhu cầu cơ thể, vừa giúp phụ nữ chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai.
Cụ thể, hàm lượng này sẽ khác nhau theo từng giai đoạn:
-
Trước khi mang thai: 400 mcg/ngày.
-
3 tháng đầu thai kỳ: 400mcg/ngày.
-
Các tháng thai kỳ còn lại: 600 mcg/ngày.
-
Phụ nữ cho con bú: 500 mcg/ngày.
Ngoài ra, những bệnh nhân có nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh cao hoặc các dị tật thần kinh khác, bác sĩ có thể khuyến nghị bổ sung Axit Folic liều cao hơn 5 mg mỗi ngày. Bổ sung tăng cường kéo dài cho đến khi thai nhi được 12 tuần giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ khuyết tật thần kinh này.
Một số đối tượng sau nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng Axit Folic phù hợp bởi có thể cần bổ sung lượng nhiều hơn:
-
Người mắc bệnh tiểu đường.
-
Người từng sinh con hoặc thai nhi sảy thai bị khuyết tật ống thần kinh.
-
Người phụ nữ hoặc chồng hoặc gia đình hai bên mắc khuyết tật ống thần kinh.
-
Phụ nữ đang sử dụng thuốc chống động kinh.
Thực phẩm chức năng bổ sung Axit Folic, đặc biệt cho bà bầu hoặc cho người chuẩn bị mang thai rất phổ biến trên thị trường. Hãy đọc kỹ thông tin nhãn dán để biết được hàm lượng Axit Folic mà viên uống cung cấp. Để cơ thể hấp thu tốt nhất, hãy kết hợp với viên uống sắt và Vitamin C hoặc uống chung với nước cam, nước trái cây giàu Vitamin C.
Kết hợp Axit Folic với Vitamin C giúp dễ hấp thu hơn
Nên uống Axit Folic giữa 2 bữa ăn, trong thời gian bổ sung dinh dưỡng này lưu ý uống nhiều nước và nạp nhiều chất xơ để tránh táo bón. Tốt nhất, là chỉ sử dụng các loại thực phẩm chức năng này khi có hướng dẫn của các sĩ. Bởi việc thừa hay thiếu một loại chất nào đó đều không tốt cho sức khỏe.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!