Các tin tức tại MEDlatec
AST trong xét nghiệm máu là gì? Làm sao để có kết quả xét nghiệm chính xác?
- 01/08/2023 | Chỉ số AST và ALT tiết lộ điều gì về sức khỏe của gan?
- 01/08/2023 | Chỉ số SGOT AST là gì và lời giải đáp từ bác sĩ
- 01/08/2023 | AST SGOT là gì? Khi nào bạn nên đi xét nghiệm AST?
- 13/09/2024 | AST trong xét nghiệm máu là gì, nên thực hiện ở đâu?
1. Xét nghiệm AST trong xét nghiệm máu là gì?
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “AST trong xét nghiệm máu là gì”, bạn cần hiểu AST là gì. AST được viết tắt từ Alanine Aminotransferase. Đây là một loại enzyme được sản xuất chủ yếu từ gan và thận. Ngoài ra, AST cũng được tìm thấy ở cơ tim và cơ bắp với một lượng nhỏ.
Chỉ số AST giữa các nhóm đối tượng khác nhau sẽ có sự chênh lệch nhất định. Dưới đây là chỉ số AST tiêu chuẩn ở các nhóm đối tượng:
- Ở nữ giới, chỉ số AST được đánh giá là bình thường khi < 35 U/L.
- Ở nam giới, chỉ số AST được đánh giá là bình thường khi < 50 U/L.
Ở nam giới, chỉ số AST cần thấp hơn 50 U/L
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ em: Chỉ số AST được cho là bình thường khi thấp hơn 60 U/L.
Tuy nhiên, những giá trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Sau khi có kết quả chỉ số xét nghiệm AST, bác sĩ sẽ trao đổi chi tiết với bạn để bạn có thể hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.
2. Vì sao chỉ số AST tăng bất thường?
Rất nhiều nguyên nhân khiến chỉ số AST tăng bất thường và dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Do bệnh viêm gan
Viêm gan do virus là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng men gan, hay trong đó bao gồm tăng chỉ số AST trong xét nghiệm máu. Ở mức độ nhẹ, chỉ số men gan có thể chỉ tăng lên 1-2 lần so với chỉ số tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, chỉ số này có thể tăng cao gấp 5 lần. Đặc biệt nguy hiểm khi những trường hợp viêm gan cấp tính, chỉ số men gan có thể lên tới 5000 U/l.
Tình trạng viêm gan có thể khiến AST tăng bất thường
- Do uống nhiều rượu bia
Trên thực tế, những trường hợp bị tổn thương gan do rượu thường có chỉ số AST tăng cao gấp 2 đến 10 lần so với giá trị tiêu chuẩn.
- Bị sốt rét do ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số AST của bạn tăng cao.
- Bệnh về mật như sỏi mật hay viêm túi mật,... có thể gây tăng men gan.
- Các nguyên nhân khác như ứ sắt, hay do tác dụng phụ của thuốc,…
3. Những ai cần thực hiện xét nghiệm AST?
Xét nghiệm này thường được chỉ định khi bạn đi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, nếu bạn có những biểu hiện sau, bạn cũng nên xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số AST:
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Buồn nôn và nôn.
- Bị đau ở bụng phải.
- Vàng da.
- Màu nước tiểu đậm, màu phân nhạt.
- Hay ngứa da không rõ nguyên nhân.
Ngoài những trường hợp nêu trên, những đối tượng nghiện rượu, người mắc bệnh tiểu đường, người thừa cân béo phì,... cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm AST cùng với một số xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng gan.
4. Những lưu ý để xét nghiệm AST cho kết quả chính xác
Ngoài thắc mắc “AST trong xét nghiệm máu là gì”, bạn cũng nên quan tâm đến việc làm sao để có kết quả xét nghiệm AST chính xác. Dưới đây là những lưu ý dành cho bạn:
- Lưu ý trước khi xét nghiệm:
+ Bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu vì vấn đề này không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
+ Vài ngày trước khi xét nghiệm, bạn cần lưu ý không dùng bia rượu và dùng thuốc điều trị.
+ Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có cần dừng thuốc điều trị trước khi lấy mẫu xét nghiệm hay không. Một số loại thuốc có thể khiến cho kết quả xét nghiệm của bạn bị sai lệch và khó có thể chẩn đoán bệnh chính xác.
Không nên uống rượu trước khi xét nghiệm
+ Sau khi lấy mẫu máu xét nghiệm, bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh hay bê vác vật nặng.
+ Nếu mẫu máu bị vỡ hồng cầu, huyết thanh bị đục hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng thì kết quả xét nghiệm cũng có thể bị sai lệch.
+ Trường hợp xảy ra bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm liên quan khác để đưa ra kết luận chính xác như xét nghiệm ALT (Alanine aminotransferase), xét nghiệm GGT (Gamma glutamyl transferase), xét nghiệm ALP (Alkaline phosphatase), xét nghiệm Albumin, Bilirubin, xét nghiệm tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT),…
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm
Hiện nay, rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ xét nghiệm AST, do đó, bạn cần tham khảo kỹ để lựa chọn được cơ sở y tế đáng tin cậy. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng để hạn chế tỷ lệ sai số trong kết quả xét nghiệm.
Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm
Hi vọng, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ “AST trong xét nghiệm máu là gì” và vì sao chỉ số AST lại tăng bất thường. Từ đó, bạn có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe và nhận biết sớm dấu hiệu bất thường để kịp thời đi khám và điều trị bệnh.
Với loại xét nghiệm này, bạn không cần đến trực tiếp bệnh viện để kiểm tra mà có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Đây là dịch vụ y tế của MEDLATEC được rất nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn vì vừa thuận tiện lại có thể giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và vẫn đảm bảo kết quả chính xác với mức phí phù hợp.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm máu, kiểm tra thăm khám bệnh hay dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, vui lòng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên sẽ hướng dẫn cụ thể và tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!