Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Bị thoái hóa cột sống nên làm gì?
- 31/10/2020 | Nguy cơ tiềm ẩn dễ dẫn đến các chấn thương cột sống
- 08/10/2020 | Thoái hóa cột sống cổ và những phương pháp phòng bệnh hiệu quả
- 03/09/2020 | Thông tin quý giá dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1. Bị thoái hóa cột sống nên làm gì để khắc phục bệnh?
Khi nghi ngờ bị thoái hóa cột sống, điều đầu tiên nên làm là đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định, những lời khuyên của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc hoặc bỏ dở liệu trình điều trị.
Người bệnh thoái hóa khớp sẽ bị hạn chế khả năng di chuyển và vận động
Vận động, luyện tập thường xuyên rất tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn những bài tập phù hợp. Nếu tập những bài không phù hợp thì bệnh sẽ có thể nặng hơn, tăng mức độ đau nhức khớp. Chính vì vậy, bạn cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi lựa chọn các bài tập cho mình.
Một số thắc mắc thường gặp là thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không. Với câu hỏi này, bác sĩ có thể cân nhắc và đưa ra lời khuyên cụ thể tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đối với hầu hết các bệnh nhân thoái hóa xương khớp thì các bài tập chạy bộ đều không phù hợp hoặc không phải là bài tập tốt nhất. Vì những bài tập này có thể tạo thêm áp lực đối với các khớp đã bị thoái hóa và khiến tình trạng bệnh khó cải thiện.
Nhiều người phân vân bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không
Bên cạnh đó, nhiều người bệnh cũng phân vân bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Gym là một bộ môn rất tốt, giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện sự đàn hồi của xương khớp, giúp máu lưu thông tốt và giảm cân hiệu quả.
Tránh tập những bài tập quá nặng và cẩn trọng khi tập gym để tránh chấn thương
Những bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống cần lưu ý: Tránh những bài tập có cường độ mạnh và đặc biệt lưu ý khi tập gym vì hầu hết những bài tập gym đều rất nặng, dễ gây chấn thương. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ và huấn luyện viên để lựa chọn bài tập thích hợp.
2. 10 bài tập giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống
Nếu bạn còn đang phân vân về chế độ tập luyện thì đừng quá lo lắng, dưới đây là 10 bài tập thoái hóa cột sống thực sự hữu ích
2.1. Động tác kéo giãn cơ lưng
Hãy giúp cơ lưng được kéo giãn bằng cách chống 2 tay của bạn cùng với đầu gối xuống sàn sau đó luồn tay trái qua giữa khoảng không của tay phải và chân phải. Đồng thời từ từ đẩy vai xuống phía dưới. Giữ tư thế này trong khoảng 1 phút sau đó trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác và đổi bên.
2.2. Động tác rắn hổ mang
Ngồi khoanh chân, hạ cơ thể để mặt dần úp áp xuống sàn, đồng thời giữ nguyên chân. Sau đó, lấy tay làm trụ, nâng cao thân trên, kéo giãn cổ và để lưng cong giống tư thế rắn hổ mang.
2.3. Bài tập squat
Bạn ngồi xuống ở mức vừa phải để tạo tư thế squat thấp. Lúc này, hai chân song song với nhau, úp 2 tay vào nhau từ từ thở ra. Tư thế này cần được giữ nguyên trong 5 nhịp thở.
2.4. Thể dục cùng xà đơn
Bám chắc 2 tay vào xà để đu người lên nhưng đồng thời thả lỏng cơ thể sao cho cột sống được kéo giãn bằng với trọng lượng của bạn. Tùy vào khả năng của mình, khi treo cơ thể trên xà, bạn có thể kết hợp với các động tác gập hoặc xoay nhẹ phần thân dưới. Động tác này để cải thiện sự đàn hồi của dây chằng.
2.5. Tập cùng trái bóng
Bạn cần chuẩn bị một trái bóng lớn. Nằm ngừa và giữ vững 2 chân trên bóng, sau đó đẩy cao hông, uốn cong gối và đồng thời dùng lòng bàn chân trái kéo bóng lại gần. Tiếp tục tập và đổi bên.
Lựa chọn các động tác phù hợp khi bị thoái hóa cột sống
2.6. Bài tập gập người
Với bài tập này, bạn cần nằm ngửa trên sàn, sau đó, dùng tay và đỉnh đầu làm trụ để nâng cao phần thân trên, lúc này cổ cần duỗi tối đa và lưng cong nhất có thể. Giữ tư thế 10 giây và quay trở lại vị trí ban đầu.
2.7. Tập yoga
Gập đầu gối để đùi và cẳng chân tạo thành góc vuông. Đồng thời gồng cơ bụng và ép lưng xuống. Hít thở sâu. Duy trì bài tập khoảng 10 giây. Sau đó thả lỏng cơ thể, trở về trạng thái ban đầu.
2.8. Nghiêng người về phía trước
Ở tư thế squat, bạn để chéo tay phía sau và hít một hơi thật sâu. Gập người về phía trước, đồng thời thở ra nhẹ nhàng. Sau đó, mở rộng hai chân, gấp đôi chiều rộng của vai, mũi chân xoay ra và gấp 2 gối và duỗi lưng dưới. Duy trì tư tế trong vòng 5 nhịp thở.
2. 9. Bài tập kéo giãn cột sống
Ngồi thẳng lưng, chân duỗi thẳng và để song song, tay đặt sát đùi. Bạn gập chân phải bên trong đùi trái, sau đó lấy sợi dây thòng lọng vòng qua lòng bàn chân trái. Giữ dây đồng thời hạ thấp người về phía trước.
2.10. Động tác hít đất
Nằm sấp xuống sàn, đặt 2 bàn tay úp, duỗi chân hết. Nâng phần thân trên lên mặt sàn, đồng thời giữ cánh tay thẳng trong vòng 30s. Sau đó trở lại tư thế cũ và hít thở đều.
Trên đây là những kiến thức và những lời khuyên hữu ích về chế độ tập luyện đối với những người bị thoái hóa cột sống. Hi vọng bạn đã có thể giải đáp thắc mắc bị thoái hóa cột sống nên làm gì, thoái hóa cột sống có nên tập gym, thoái hóa cột sống có nên đi bộ không hay có nên chạy bộ không.
Hãy nhấc máy và liên hệ với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!