Các tin tức tại MEDlatec
Bạch cầu có chức năng gì? Có những loại bệnh bạch cầu nào?
- 11/12/2024 | Vì sao bạch cầu tăng khi mang thai? Khắc phục bằng cách nào?
- 15/12/2024 | Chỉ số bạch cầu bình thường: Những điều cần biết để hiểu về sức khỏe của bạn
- 18/12/2024 | Tăng bạch cầu: Dấu hiệu nhận biết và các bệnh lý liên quan
- 03/01/2025 | Giảm bạch cầu - dấu hiệu hệ miễn dịch suy giảm
1. Bạch cầu là gì?
Nguồn gốc của bạch cầu là từ tế bào gốc sinh máu trong tủy xương, gồm có những loại bạch cầu như sau:
- Bạch cầu hạt: Là những loại bạch cầu có chứa hạt trong bào tương. Sau đó, dựa vào sự bắt màu của hạt trong bào tương, có thể chia thành các loại bạch cầu như bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa bazơ.
Mỗi loại bạch cầu sẽ có những nhiệm vụ khác nhau.
- Bạch cầu không hạt: Là những loại bạch cầu không có hạt trong bào tương. Loại này sẽ được chia thành bạch cầu u mono và bạch cầu lympho.
2. Bạch cầu có chức năng gì?
Nhiệm vụ chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, mỗi loại bạch cầu khác nhau lại có những chức năng riêng. Nếu bạn đang thắc mắc “bạch cầu có chức năng gì” thì dưới đây sẽ là câu trả lời cụ thể cho bạn:
- Bạch cầu hạt trung tính: Loại bạch cầu này có khả năng vận động cũng như thực bào rất mạnh. Do đó, nhiệm vụ chính là làm sạch các mảnh tế bào tại vùng tổn thương theo cơ chế thực bào.
Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể
- Bạch cầu hạt ưa acid: Có nhiệm vụ tham gia các phản ứng viêm và giúp cơ thể chống đỡ với các tác nhân ký sinh trùng các protein và các chất lạ.
- Bạch cầu hạt ưa bazơ: Giúp bảo vệ cơ thể trong một số phản ứng dị ứng.
- Bạch cầu lympho: Gồm lympho T và bạch cầu lympho B với những chức năng, nhiệm vụ như sau:
+ Bạch cầu lympho T: Có nhiệm vụ tấn công trực tiếp những kháng nguyên xâm nhập cơ thể hoặc giải phóng lymphokin để thu hút bạch cầu hạt đến tấn công kháng nguyên.
+ Bạch cầu lympho B có nhiệm vụ sản xuất ra kháng thể.
- Bạch cầu mono: Nhiệm vụ của các đại thực bào này là ăn những phân tử lớn, những mô bị hoại tử và dọn sạch các vùng mô tổn thương.
3. Chỉ số WBC là gì?
Chỉ số WBC bình thường khi dao động từ 4.000- 10.000 tế bào/mm3, thể hiện số lượng bạch cầu trong một đơn vị thể tích máu.
Những trường hợp số lượng bạch cầu cao hơn giá trị tiêu chuẩn nêu trên thì được gọi là tăng bạch cầu. Ngược lại, chỉ số WBC thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn thì được gọi là giảm bạch cầu.
4. Các loại bệnh bạch cầu
Ngoài thắc mắc “bạch cầu có chức năng gì”, các bệnh bạch cầu cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là thông tin chi tiết về một số bệnh bạch cầu mà bạn có thể tham khảo:
- Bệnh bạch cầu cấp: Là tình trạng tăng sinh những tế bào chưa trưởng thành, kém biệt hóa trong tủy xương. Có thể chia thành 2 loại như sau:
+ Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL): Có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Khi mắc bạch cầu cấp, người bệnh thường gặp phải những triệu chứng như đau nhức xương, chảy máu niêm mạc, cơ thể mệt mỏi,... Để khắc phục bệnh, người bệnh có thể cần điều trị bằng hóa chất, xạ trị hay ghép tế bào gốc,...
+ Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML): Là tình trạng tăng sinh không kiểm soát của những tế bào gốc tạo máu, làm gia tăng số lượng tế bào chưa trưởng thành, những tế bào ác tính dần thay thế các tế bào lành tính,... Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng bệnh như mệt mỏi, sốt, bầm tím và chảy máu. Hiện nay, cách điều trị bệnh phổ biến nhất là hóa trị.
- Bệnh bạch cầu mạn tính: Có thể chia thành 2 loại như sau:
+ Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL): Bệnh gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, hạch to, sốt, giảm cân, đổ mồ hôi ban đêm,... Những phương pháp điều trị bệnh có thể kể đến như hóa trị, liệu pháp miễn dịch hay điều trị đích,...
+ Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML): Bệnh xảy ra khi có sự tăng sinh tủy bất thường, dẫn tới sản xuất quá mức những bạch cầu hạt chưa trưởng thành. Giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh rất ít hoặc không quá rõ ràng. Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng không đặc hiệu như chán ăn, mệt mỏi,... Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh gặp phải các triệu chứng như gan lách hạch to, sốt, bầm tím không rõ nguyên nhân, chảy máu bất thường,.... Bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp để giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ.
- Hội chứng rối loạn sinh tủy: Là tình trạng rối loạn tế bào gốc tạo máu và có thể tiến triển thành bạch cầu cấp. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc decitabine hoặc azacitidine hay phương pháp ghép tế bào gốc. Nếu bệnh tiến triển thành bạch cầu cấp, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp.
- Phản ứng bệnh bạch cầu: Là những trường hợp bạch cầu trung tính đạt mức 50.000/mcL trở lên và không phải do sự biến đổi ác tính của tế bào gốc tạo máu mà có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng hay một số bệnh ung thư khác.
Người có nguy cơ cao cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm bất thường
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “bạch cầu có chức năng gì” và những bệnh bạch cầu thường gặp. Để phòng ngừa bệnh và phát hiện sớm bất thường cũng như được xử trí bệnh kịp thời, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đi kiểm tra ngay khi có biểu hiện bất thường.
Nếu phát hiện bệnh sớm và áp dụng cách điều trị phù hợp, hiệu quả điều trị sẽ tăng lên, người bệnh sẽ được cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, càng phát hiện muộn thì cơ hội điều trị hiệu quả sẽ càng thấp, phương pháp điều trị phức tạp và tốn kém.
Nếu cần được tư vấn nhiều hơn về các bệnh lý bạch cầu hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn trực tiếp và cụ thể hơn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!