Tin tức
Hội chứng tăng sinh tủy đa hồng cầu và những điều bạn cần biết
- 20/06/2022 | Dấu hiệu bệnh đa hồng cầu và hướng điều trị
- 13/04/2022 | Cách điều trị đa hồng cầu và phương pháp phòng ngừa
- 17/03/2022 | Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao?
- 21/06/2021 | Đa hồng cầu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Hội chứng tăng sinh tủy là gì?
Tăng sinh tủy chính là một loại bệnh lý ác tính huyết học. Căn bệnh này sẽ gây nên tình trạng tăng sinh những tế bào máu (bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và cả bạch cầu). Loại bệnh lý này cần phải được phát hiện sớm để có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về hội chứng tăng sinh tủy
Hội chứng tăng sinh tủy ác tính là một nhóm bệnh lý đơn dòng thuộc các tế bào gốc vạn năng. Căn bệnh này xuất hiện vì quá trình tăng sinh không được kiểm soát của những tế bào gốc sinh máu có ở trong tủy xương. Bệnh tiến triển đến giai đoạn mạn tính là vì có liên quan đến khả năng biệt hóa tới giai đoạn trưởng thành của những tế bào kể trên.
Nhóm bệnh lý này được chia ra thành 4 bệnh bao gồm:
-
Chứng bệnh đa hồng cầu nguyên phát.
-
Chứng bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát.
-
Chứng bệnh xơ tủy (lách to sinh tủy nguyên phát).
-
Chứng bệnh lơ xê mi dòng bạch cầu hạt.
2. Nguyên nhân gây hội chứng tăng sinh tủy đa hồng cầu đa hồng cầu
Trong 4 loại bệnh trên, chứng bệnh đa hồng cầu nguyên phát thường dễ bắt gặp hơn cả. Đa hồng cầu nguyên phát là một chứng bệnh của hội chứng tăng sinh tủy. Căn bệnh này thường được tìm thấy ở những người có tỷ lệ hematocrit tăng cao. Chúng ta có thể kiểm tra tỷ lệ này thông qua nồng độ của hemoglobin - protein với vai trò chính là vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể ở trong máu. Một vài nguyên nhân được tìm thấy bao gồm:
-
Hematocrit (HCT) tăng cao: Nếu nữ giới có tỷ lệ HCT > 48% và đối với nam giới là HCT > 52%.
-
Huyết sắc tố HGB tăng: Ở nữ giới HGB > 16,5 g/dL và ở nam giới là HGB > 18,5 g/dL.
Những nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện
Đây chính là một dạng ung thư máu phát triển chậm. Khi các tế bào hồng cầu chiếm phần lớn thể tích thì chúng sẽ tạo nên sự cản trở đối với quá trình lưu thông máu. Tương tự, các dưỡng chất cũng sẽ gặp khó khăn khi đi vào cơ thể, từ đó sức khỏe của người bệnh sẽ gặp phải khá nhiều hệ lụy nguy hiểm. Dựa theo những nguyên nhân kể trên, bệnh đa hồng cầu cũng được chia ra làm hai nhóm bao gồm:
-
Đa hồng cầu nguyên phát: Phổ biến hơn ở những người có vấn đề khi đang sản xuất hồng cầu. Căn bệnh này thường là do bẩm sinh do gen di truyền hoặc là do cơ thể bị thiếu hụt những dưỡng chất nhất định.
-
Đa hồng cầu thứ phát: Do quá trình thúc đẩy những yếu tố ngoại biên làm cho quá trình sản xuất các hồng cầu bị tăng cao một cách bất bình thường. Những yếu tố làm ảnh hưởng thường là tăng EPO (erythropoietin), cơ thể bị thiếu oxy mạn tính hoặc là do khối u tiết EPO bị bất thường.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà mức độ nặng nhẹ của bệnh đa hồng cầu cũng sẽ khác nhau. Từ đó, nguy cơ tiềm ẩn trong từng loại cũng sẽ có sự khác biệt. Trong quá trình chẩn đoán, các bác sĩ sẽ vừa kiểm tra nguyên nhân, vừa xác định mức độ của đa hồng cầu. Đồng thời, việc đánh giá về nguy cơ bệnh cũng sẽ được xem xét để tìm ra phương án điều trị hợp lý.
3. Những triệu chứng điển hình thường gặp
Đối với bệnh đa hồng cầu của hội chứng tăng sinh tủy, vào giai đoạn đầu dường như người bệnh sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào để nhận biết. Tuy nhiên, đến khi bệnh trở nặng hơn vì không thể khắc phục được nguyên nhân thì một số dấu hiệu điển hình như sau:
Triệu chứng phổ biến nào có thể nhận ra?
-
Bị đau thắt vùng ngực.
-
Bị biến chứng tắc mạch.
-
Bị xuất huyết niêm mạc, bị chảy màu vùng chân răng hoặc bị xuất huyết tiêu hóa.
-
Lá lách to hơn (khoảng 75% người bệnh gặp phải), hoặc nhồi máu lách.
-
Lá gan to hơn (thường gặp ở khoảng 30% người bệnh).
-
Bị cao huyết áp.
-
Bị viêm loét dạ dày vì histamin và acid trong đa hồng cầu tiên phát tăng lên.
-
Bị thiếu máu, gia tăng tiểu cầu hoặc xơ tủy tăng dần,...
-
Thường xuyên chóng mặt.
-
Da bị ngứa hoặc thường xuyên ửng đỏ một cách bất thường.
-
Thường xuyên bị nhức đầu.
-
Mắt bị mờ hoặc có xuất hiện các điểm mù.
-
Cơ thể bị sút cân một cách nghiêm trọng.
-
Tay hoặc chân thường có cảm giác ngứa ngáy và bị nóng rát.
-
Những vết thương nhỏ nhưng lại chảy máu rất nhiều.
-
Nướu bị chảy máu và người bệnh bị đau xương khớp.
4. Những biến chứng nguy hiểm của hội chứng tăng sinh tủy
Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh đa hồng cầu của hội chứng tăng sinh tủy có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điển hình trong đó có thể kể đến những biến chứng sau:
Biến chứng gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
-
Lá lách to: Khi bị bệnh, lá lách của người bệnh sẽ phải hoạt động tích cực hơn để có thể lọc được một lượng hồng cầu máu đang gia tăng nhanh chóng. Lâu dần, kích thước của lá lách cũng sẽ trở nên to hơn.
-
Bệnh lý ở tủy xương: Tủy xương phát triển một cách bất bình thường, bị xơ hóa tủy xương hoặc bị bạch cầu cấp tính,...
-
Một vài bệnh lý khác như viêm khớp xương hoặc bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Thông thường, những người trên 60 tuổi sẽ dễ bị mắc phải bệnh đa hồng cầu hơn. Chính vì vậy, nguy cơ bị biến chứng ở những người này cũng cao hơn hẳn. Đặc biệt, nếu bệnh nhân đang bị các bệnh liên quan đến tim mạch thì nguy cơ hình thành nên các cục máu đông sẽ cao hơn. Điều này sẽ gây nên tình trạng bị tắc nghẽn mạch máu não vô cùng nguy hiểm.
5. Phương án điều trị
Những bệnh nhân bị đa hồng cầu cần được phát hiện sớm và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Thực tế, đây là một loại bệnh mạn tính nên khó có thể điều trị dứt điểm. Thay vào đó, quá trình này sẽ tập trung điều trị các triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh để ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Dựa vào các đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị với một phác đồ phù hợp nhất. Mục tiêu của quá trình điều trị gồm có:
Những phương thức điều trị bệnh bằng thuốc
-
Hạn chế sự xuất hiện hoặc tái phát của các biến chứng huyết khối hoặc xuất huyết.
-
Hạn chế nguy cơ mắc phải các căn bệnh bạch cầu cấp.
-
Giảm thiểu nguy cơ bị mắc chứng xơ tủy sau khi điều trị đa hồng cầu nguyên phát.
-
Kiểm soát được những tình huống rủi ro đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong quá trình phẫu thuật.
Đối với người có nguy cơ thấp: Những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng thấp sẽ được điều trị chính với thuốc aspirin kết hợp cùng thủ thuật phlebotomy.
Đối với người có nguy cơ bị đông máu cao thì không thể áp dụng được phương pháp trên. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ nghiên cứu biện pháp điều trị chuyên sâu với phương án kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau ví dụ: Hydroxyurea, Interferon alpha, Busulfan và Ruxolitinib.
Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị khác cũng được áp dụng như: Sử dụng thuốc kháng Histamin, sử dụng các chất ức chế quá trình tái hấp thu serotonin một cách có chọn lọc hoặc quang trị liệu.
Những thông tin có liên quan đến bệnh đa hồng cầu của hội chứng tăng sinh tủy đã được cập nhật ở nội dung trên. Việc phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu có vấn đề bất thường về sức khỏe, Quý khách có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị hoặc liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!