Các tin tức tại MEDlatec
Bầu ăn bắp được không? Ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ như thế nào?
- 15/08/2022 | Tư vấn dinh dưỡng: Bà bầu ăn mực được không?
- 20/08/2022 | Bà bầu ăn cá hồi được không và một số lưu ý quan trọng
- 17/08/2022 | Bà bầu ăn kem được không? Cần lưu ý những gì?
- 19/08/2022 | Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? Những lưu ý cần biết
- 15/08/2022 | Mẹ bầu ăn cua được không và những lưu ý không thể bỏ qua
1. Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bắp được không?
Nếu mẹ bầu thích ăn bắp và đang phân vân về vấn đề “bầu ăn bắp được không”, thì không cần phải quá lo lắng vì đây chính là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và hoàn toàn có thể bổ sung vào chế độ ăn cho phụ nữ mang thai.
Bắp (ngô) là thực phẩm tốt cho cả thai nhi và mẹ bầu
Nếu bổ sung đúng cách, bắp có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi:
-
Đối với mẹ bầu:
+ Hạn chế tình trạng táo bón: Khi mang thai, mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, gây ra những áp lực cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, khi thai nhi lớn lên sẽ chèn ép vào các cơ quan đường tiêu hóa khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, lượng progesterone tăng cùng với thói quen ít vận động của bà bầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ táo bón.
Việc bổ sung bắp trong chế độ ăn cho bà bầu là hoàn toàn hợp lý. Loại thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi đối với ruột già, phòng ngừa các bệnh về đường ruột trong thai kỳ.
+ Phòng tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ:
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề rất dễ gặp phải ở các mẹ bầu nếu như có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý. Nếu không được xử trí hợp lý, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Bắp và một số loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ khác sẽ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn thành đường, vì thế giúp phụ nữ mang thai có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Từ đó, phòng tránh hiệu quả nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
+ Tăng cường hấp thụ dinh dưỡng: Bắp có chứa chất xơ không hòa tan, hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho ruột già, do đó rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh thì quá trình hấp thụ dinh dưỡng đối với cả mẹ bầu và thai nhi cũng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Bắp giúp tăng cường hấp thụ dưỡng chất
+ Phòng ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng: Bắp có chứa Beta-carotene, folate và một số chất chống oxy hóa rất tốt cho mắt và có tác dụng phòng ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng cho cả mẹ và bé trong tương lai.
+ Tốt cho sức khỏe tim mạch: Lượng Homocysteine tăng lên sẽ có thể phá hủy các mao mạch và dẫn đến đột quỵ. Bắp(ngô) có chứa nhiều vitamin B có tác dụng làm giảm lượng Homocysteine và bảo vệ tim mạch hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong bắp còn có một số hợp chất ngăn ngừa cholesterol có hại, phòng ngừa nhiều loại bệnh lý về tim mạch.
+ Làm đẹp da: Trong loại thực phẩm này có chứa rất nhiều vitamin. Mẹ bầu cũng có thể dùng bắp để làm mặt nạ, nấu cháo, ép nước,… để phòng ngừa tình trạng nổi mụn, sạm da, nám da sau sinh.
+ Hỗ trợ giảm cân sau sinh: Vitamin E trong bắp có tác dụng hạn chế tình trạng tích tụ mỡ vì thế có thể bổ sung vào chế độ giảm cân dành cho các bà mẹ sau sinh.
-
Đối với thai nhi
+ Phòng ngừa dị tật thai nhi: Folate là một trong những dưỡng chất rất quan trọng, giúp ngăn chặn nguy cơ dị tật thai nhi và nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều folate. Trong đó, ngô cũng là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng folate khá cao. Vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung loại thực phẩm nhiều dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày.
+ Phát triển não bộ của thai nhi: Trong bắp có chứa thiamine giúp tế bào não của thai nhi phát triển tốt, tăng cường khả năng ghi nhớ trong tương lai của trẻ.
2. Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi ăn bắp?
Không chỉ thắc mắc “bầu ăn bắp được không”, nhiều mẹ bầu cũng rất quan tâm đến việc ăn như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn dành cho bà bầu:
- Nếu ăn quá nhiều ngô, ăn không đúng cách có thể gây ra những vấn đề không tốt về sức khỏe, bao gồm:
Chỉ nên ăn bắp ở mức vừa phải để tránh gây tác dụng phụ
+ Rối loạn hệ miễn dịch vì ăn quá nhiều bắp sẽ khiến tăng hàm lượng gluten, ảnh hưởng đến niêm mạc ruột.
+ Mất cân bằng dinh dưỡng: Nếu ăn bắp quá nhiều, mẹ bầu sẽ không được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết. Vì thế, lời khuyên cho mỗi mẹ bầu là nên bổ sung đa dạng thực phẩm.
+ Tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ: Loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều carbohydrates và axit béo. Vì thế, nếu bạn ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
+ Gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu nếu ăn quá nhiều.
Nên ăn bắp luộc để đảm bảo hấp thụ dưỡng chất trọn vẹn
- Một số lưu ý:
+ Chỉ ăn với lượng vừa phải, nên ăn ngô tươi để đảm bảo dưỡng chất.
+ Trong trường hợp chưa ăn ngay, chỉ nên bảo quản ngô trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng một vài ngày.
+ Mẹ bầu đang gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa thì không nên ăn ngô.
+ Nên ăn ngô luộc, không nên ăn ngô cùng đường và sữa.
+ Không nên mua ngô đã được luộc sẵn ngoài chợ, nên chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Nếu mẹ bầu cần được tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bà bầu hoặc có nhu cầu đặt lịch khám thai, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!