Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh bạch hầu và cách sàng lọc vi khuẩn bạch hầu có khó không?
1. Bạn biết gì về Vi khuẩn Bạch hầu?
vi khuẩn Bạch hầu có tên khoa học Corynebacterium diphtheria là một trực khuẩn Gram dương hiếu khí, có dạng hình chùy hoặc hình que mảnh thẳng, không di động gây ra. Vi khuẩn này đã gây nên những vụ dịch lớn vào thế kỷ XVII, XVIII gây chết người hàng loạt, đã tàn phá cả ở châu Âu, châu Mỹ.
Hình ảnh 1: Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria
Vi khuẩn bạch hầu có 3 type là C.gravis, C.intermedius và C.mitis. Cả 3 type này đều có khả năng gây bệnh bằng ngoại độc tố. Cả người bệnh và người lành mang mầm bệnh đều là ổ chứa và vừa là nguồn lây truyền mầm bệnh.
Vi khuẩn có sức đề kháng kém ở nhiệt độ từ 56oC chết trong vòng 5 phút, lâu hơn ở điều kiện thời tiết khô và lạnh và sau 1 phút bởi các chất sát khuẩn thông thường. Còn khi vi khuẩn ở trong những giả mạc hoặc khi bám lên đồ chơi, áo quần, vi khuẩn có thể tồn tại khá lâu ở nhiệt độ bình thường. Chính vì điều đó nên vi khuẩn có thể lây bệnh qua con đường tiếp xúc từ các vật dụng này, đặc biệt lây lan nhanh nhất qua đường hô hấp khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi.
2. Bệnh Bạch hầu có những biểu hiện triệu chứng gì?
Bệnh Bạch hầu thường khởi phát chỉ như một đợt cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết thông thường với những biểu hiện như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản hoặc có thể như một bệnh nhiễm trùng da trong trường hợp bạn bị lây nhiễm vi khuẩn qua một vết thương hở ngoài da.
Khi nhiễm bệnh thì người bệnh sẽ có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng vì ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu tiết ra có khả năng gây liệt cơ, viêm cơ tim, viêm dây thần kinh và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên tùy vào vị trí gây bệnh mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau:
Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân có biểu hiện sổ mũi, những chất mủ mũi nhầy, có thể lẫn cả máu. Khám có thể thấy có những giả mạc trắng ở vách ngăn mũi. Người bệnh chỉ có triệu chứng này thì thường nhẹ vì độc tố của vi khuẩn ít xâm nhập vào máu.
Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân có biểu hiện đau rát cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi nhiều. Sau khoảng 2 - 3 ngày, vùng amidan hoặc vùng hầu họng sẽ xuất hiện những đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc. Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò, trường hợp nặng bệnh nhân mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị có thể tử vong do độc tố của vi khuẩn ngấm vào máu nhiều, gây nhiễm độc toàn thân.
Hình ảnh 2: Hình ảnh giả mạc trắng ở họng người bị bệnh Bạch hầu
Bệnh bạch hầu thanh quản: Đây là thể bệnh nguy hiểm và tiến triển nhanh nhất đặc biệt là lứa tuổi trẻ em. Người bệnh nhân thường sốt, khàn giọng, ho to và nhiều. Khám có thể thấy hình ảnh nhiều giả mạc tại thanh quản. Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, những giả mạc này có thể gây bít tắc đường thở, khiến bệnh nhân suy hô hấp, nhiễm độc và tê liệt các dây thần kinh sọ não, vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác hoặc gây viêm cơ tim và có nguy cơ tử vong nhanh chóng.
Bệnh bạch hầu ở các vị trí khác: Thường rất ít gặp và nhẹ, bệnh bạch cầu da thì có thể gây ra các vết loét, ở niêm mạc có thể có bệnh bạch cầu niêm mạc mắt, âm đạo hay ống tai.
3. Những ai có thể nhiễm bệnh và biến chứng của nó ra sao?
-
Bất cứ ai từ người lớn đến trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin bạch hầu đều có thể bị nhiễm bệnh.
-
Đặc biệt những người hàng ngày phải sống ở nơi đông đúc, chật hẹp, kém vệ sinh
-
Tất cả những người đã và đang đi du lịch đến những nơi đang có dịch hoành hành bệnh bạch hầu.
Để sàng lọc xem bạn có bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Bạch hầu hay không thì xét nghiệm là tiêu chuẩn vàng để sàng lọc và chẩn đoán xác định bệnh:
Loại mẫu để xét nghiệm là dịch ngoáy họng, dịch nhầy ở thành họng, ở mũi hoặc giả mạc tại vị trí viêm.
Hình 3: Lấy dịch họng, dịch nhầy ở thành họng, giả mạc tại vị trí viêm.
- Kỹ thuật xét nghiệm đơn giản để sàng lọc vi khuẩn bạch hầu là dùng phương pháp nhuộm soi vi khuẩn dưới kính hiển vi: Thực hiện tiêu bản nhuộm Gram soi kính hiển vi trực tiếp thấy: trực khuẩn bắt màu Gram (+), hai đầu to làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy, hơi cong hoặc có thể hình que thẳng. Hoặc có thể dùng phương pháp nhuộm Albert thấy trực khuẩn bắt màu xanh, có các hạt dị nhiễm sắc (hạt volutin) bắt màu đen khác với màu của thân vi khuẩn.
- Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn Bạch hầu trên môi trường đặc hiệu như môi trường huyết thanh đông Loeffler, môi trường trứng thì có đặc điểm: + Vi khuẩn mọc nhanh, 10 - 18 giờ sau đã tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bờ đều, màu xám nhạt.
Trên môi trường canh thang dinh dưỡng như BHI thì vi khuẩn làm đục nhẹ môi trường, tạo những hạt dính vào thành ống và xuất hiện màng trên bề mặt môi trường.
4. Làm sao để phòng bệnh Bạch hầu?
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là biện pháp tiêm phòng vắc xin cho trẻ. Hiện nay, đã có rất nhiều loại vắc xin để có phòng ngừa bệnh bạch hầu như vắc xin 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1 hay vắc xin 6 trong 1 có phòng ngừa cho 6 loại bệnh truyền nhiễm cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 24 tháng tuổi bao gồm (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus).
Hình 4: Tiêm vắc xin để phòng bệnh Bạch hầu là biện pháp hiệu quả nhất
Bên cạnh đó các biện pháp như vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà trẻ, đảm bảo không khí luôn thông thoáng, đủ ánh sáng.
Che mũi miệng khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Tuyên truyền cho mọi người dân biết để đưa trẻ đi tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch, trong trường hợp phát hiện người mắc cần thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để có biện phòng dự phòng tránh lây nhiễm và hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
Phòng bệnh luôn là biện pháp hiệu quả nhất, chính vì vậy MEDLATEC luôn lấy phương châm dịch vụ tốt, công nghệ cao, lấy chất lượng xét nghiệm làm uy tín trong suốt 24 năm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và vừa tiến hành thực hiện tiêm chủng để hỗ trợ người dân trong công tác phòng bệnh.
Hiện tại, MEDLATEC đã và đang triển khai rất nhiều gói tiêm phòng vắc xin, trong đó có tiêm vắc xin 6 trong 1 có thể phòng vi khuẩn bạch hầu. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể đưa trẻ tới viện để được các bác sĩ tư vấn và thực hiện tiêm chủng bảo vệ cho bé.
Đồng thời nếu bạn và gia đình có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh Bạch hầu có thể gọi điện ngay lên tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch đến khám nhanh chóng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc có thể đặt lịch lấy mẫu tại nhà thuận tiện, chính xác đồng thời còn được tư vấn, trả kết quả tận nhà của bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!