Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh chàm bìu: cách phòng ngừa và hạn chế triệu chứng của bệnh
- 23/03/2021 | Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
- 25/06/2020 | Cách trị dứt điểm bệnh chàm chỉ trong thời gian ngắn
- 14/07/2020 | Những điều cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ em
1. Bệnh chàm bìu do nguyên nhân nào?
Bệnh chàm bìu ở nam giới được xếp vào nhóm bệnh viêm da dị ứng vùng bìu, thường gặp hơn ở nam giới đã trưởng thành và đã quan hệ tình dục. Đây là một dạng của bệnh chàm da, vùng da bìu thường mỏng hơn nhiều vùng da khác nên triệu chứng chàm cũng thường nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng hơn.
Chàm bìu là một loại bệnh da liễu khá thường gặp
Hơn nữa, da bìu là nơi tập trung nhiều mạch máu, chàm da tổn thương tại đây dễ dẫn tới sưng phù, tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân và cơ chế chính xác dẫn tới bệnh chàm bìu vẫn chưa được làm rõ, những yếu tố dẫn đến bệnh được xác định bao gồm:
Yếu tố di truyền
Tiền sử trong gia đình có thành viên mắc bệnh chàm da thì thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tiếp xúc với tác nhân kích ứng
Làn da vùng bìu vốn đã mỏng manh, dễ bị kích ứng, ở một số người cơ địa da nhạy cảm và tiếp xúc với yếu tố gây kích thích có thể khiến chàm bìu khởi phát. Yếu tố dễ gây kích ứng thường là chất nhuộm màu quần áo, chất tẩy rửa xà phòng, chất bôi trơn trong gel bôi trơn hoặc bao cao su, bột giặt, xà bông tắm,…
Do môi trường
Tác nhân kích thích có thể đến từ môi trường sống, môi trường làm việc bị ô nhiễm. Nam giới thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại trong công việc có nguy cơ bị chàm bìu và các bệnh ngoài da hơn như dầu, sơn, xăng,…
Hóa chất độc hại có thể khiến nam giới dễ mắc bệnh ngoài da như chàm bìu
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn không cung cấp đủ một số dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm và vi chất quan trọng khiến sức khỏe làn da không đảm bảo. Điều này khiến chàm cũng như các bệnh ngoài da khác dễ khởi phát hơn.
Hệ miễn dịch yếu
Nam giới mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch hoặc liệu pháp điều trị gây tình trạng này thì nguy cơ mắc bệnh chàm bìu cũng cao hơn.
Vệ sinh thân thể và vùng kín không sạch sẽ
Khi vùng kín không được vệ sinh tốt, độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm có hại phát triển gây bệnh.
2. Làm gì để ngăn ngừa và hạn chế triệu chứng bệnh chàm bìu?
Các biện pháp dưới đây được chuyên gia khuyên nam giới nên thực hiện dù bạn đang không mắc hoặc đang mắc bệnh chàm bìu. Nếu đang không mắc, thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc giúp vùng da này khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Ở bệnh nhân chàm bìu, thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tiến triển và biến chứng hiệu quả.
2.1. Lựa chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi
Nhiều nam giới có sở thích hoặc không chú ý nên lựa chọn quần áo bó hẹp, đặc biệt là quần bò bó sát hoặc quần lót có độ co giãn không tốt. Điều này khiến da vùng bìu dễ bị cọ xát, không khí bí ẩm khiến bệnh viêm da, chàm bìu dễ khởi phát hơn.
Quần áo thoáng mát sẽ giúp vùng da kín khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh
Thay vào đó, hãy lựa chọn quần lót bằng chất liệu cotton, có độ co giãn thoải mái và thông thoáng. Quần ngoài cũng nên chọn chất liệu vải thoáng mát, dễ chịu, mềm và không quá bó cứng vào thân. Ngoài ra, quần áo, đặc biệt là đồ lót nên giặt sạch sẽ hàng ngày, phơi dưới ánh nắng mặt trời để tránh vi khuẩn phát triển.
2.2. Hạn chế tiếp xúc với chất dễ gây kích ứng
Nếu nam giới có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì nên lưu ý cân bằng độ ẩm và nhiệt độ tại không gian sống. Có thể dùng điều hòa kết hợp với máy tạo độ ẩm để nhiệt độ trong phòng dễ chịu hơn, cân bằng với nhiệt độ ngoài trời.
Các loại sữa tắm, xà phòng tắm, chất tẩy rửa mạnh, có mùi thơm thường dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể lựa chọn dung dịch vệ sinh dịu nhẹ dành riêng để vệ sinh cho vùng da bìu và dương vật.
2.3. Quan hệ tình dục lành mạnh
Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy với bạn đời, sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm khuẩn qua đường tình dục. Tần suất và quan hệ khoa học không khiến vùng da nhạy cảm này bị cọ xát, tổn thương quá mức.
2.4. Hạn chế gãi ngứa, cọ xát làm tổn thương da bìu
Cảm giác nóng ẩm ở vùng kín có thể khiến bạn vô tình dùng tay gãi ngứa, điều này có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Gãi ngứa càng khiến vùng da bìu dễ tổn thương hơn
2.5. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Nên dùng chất tẩy rửa dịu nhẹ để làm sạch tay chân, vệ sinh vùng kín và thân thể thường xuyên. Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm, chất làm mềm tự nhiên để vùng da bìu nhạy cảm không bị khô và dễ kích ứng.
2.6. Hạn chế căng thẳng
Bệnh chàm bìu có thể trở nên nghiêm trọng hơn do các yếu tố tâm lý, đặc biệt khi người bệnh căng thẳng, stress thường xuyên. Nếu tâm trạng căng thẳng không thể giải tỏa, bạn có thể tìm đến các bài tập thể dục, yoga, tham gia lớp thiền,…
2.7. Cẩn thận khi sử dụng đồ dùng cá nhân
Bệnh chàm bìu có thể khởi phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn ở người có làn da dễ kích ứng và tiếp xúc với hóa chất, yếu tố kích thích có trong bao cao su, tinh trùng, mỹ phẩm, nước hoa, nguồn nước hay thực phẩm,… Do đó, hãy cẩn thận thử nghiệm trước khi lựa chọn sử dụng một loại đồ dùng cá nhân nào đó lâu dài.
Khi có triệu chứng bệnh chàm bìu, hãy sớm đi thăm khám và điều trị
Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh chàm bìu, nam giới nên tới cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý da liễu, nam khoa đã chữa khỏi thành công và kiểm soát triệu chứng cho nhiều bệnh nhân chàm bìu.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 hoặc hệ thống Y tế MEDLATEC trên cả nước.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!