Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh hình thành do đâu?
- 10/04/2023 | Điểm danh các loại thuốc hắc lào hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
- 30/11/2023 | Thuốc chữa hắc lào: những điều nên biết trước khi sử dụng
- 30/04/2024 | Vì sao trẻ bị hắc lào? Cách khắc phục như thế nào?
1. Hiểu thêm về bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bệnh hắc lào ở trẻ là bệnh ngoài da, hình thành do nhiều nguyên nhân. Trong đó, virus Dermatophytes là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Đây là loại virus nhóm nấm có tốc độ phát triển nhanh, và càng nhanh hơn khi sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm điển hình như Việt Nam.
Hắc lào thường xuất hiện hình mảng trên cơ thể của trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết những vết nấm này thông qua hình dạng trông giống như các mảng vá có hình tròn hoặc dài khoảng 1cm. Bên ngoài các mảng sẽ được bao bọc bởi một viền vảy nổi đỏ hẳn lên.
Các mảng vảy trên da là biểu hiện phổ biến của bệnh hắc lào
Hắc lào có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trẻ sơ sinh như tay, chân, đầu,... Tuy nhiên, vị trí mà phụ huynh thường thấy nhất là ở trên đầu. Nhiều trường hợp các vết hắc lào xuất hiện ở khu vực có tóc, và cũng là nguyên nhân của việc tóc gãy rụng.
Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng này, da đầu sẽ bị tấy đỏ lên phát sinh ra mụn mủ. Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ rệt sau khi khi bé mắc bệnh từ 4 đến 14 ngày.
2. Nguyên nhân khiến bé bị hắc lào
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do sự tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.
● Vùng da của người bị bệnh chạm vào da em bé sơ sinh khi họ bế hoặc chơi đùa cùng trẻ.
● Bé tiếp xúc với động vật đang bị hắc lào.
● Trẻ sơ sinh dùng chung các đồ vật như gối, vỏ chăn với người nhiễm bệnh.
● Khi bé bò hoặc chạm vào bất cứ đồ vật gì có dính mầm mống gây bệnh.
Hắc lào ở trẻ sơ sinh xuất hiện do tiếp xúc với người bị bệnh
Các bậc cha mẹ cần phải nắm được nguyên nhân phổ biến này để có cách phòng ngừa sao cho hiệu quả.
3. Chẩn đoán và điều trị hắc lào ở trẻ
Tuy hắc lào ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng sẽ gây ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Căn bệnh này có thể gây tổn thương đến da và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Do đó, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm tình trạng này.
3.1 Chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Hắc lào ở trẻ sơ sinh sẽ được chẩn đoán thông qua phương thức xét nghiệm mẫu da hoặc nang tóc. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thông qua kính hiển vi, phóng to các tế bào để phát hiện có mầm mống vi khuẩn gây nấm hay không.
3.2 Điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Hắc lào là một căn bệnh ngoài da nên chủ yếu sẽ sử dụng các loại thuốc dạng kem bôi. Tùy theo từng tình trạng da của bé mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp.
Các loại kem chống nấm nên được sử dụng ít nhất mỗi ngày 2 lần. Cha mẹ thoa kem trực tiếp lên vết hắc lào và cả khu vực xung quanh cách đó 1cm để tránh lây lan. Vì da trẻ có thể tái tạo nên sau khoảng 4 tuần kiên trì chữa trị, tình trạng hắc lào ở bé có thể được điều trị dứt điểm.
Sử dụng kem bôi để điều trị hắc lào
Tuy nhiên, có không ít trường hợp trẻ em dị ứng với các loại kem chống nấm. Tình trạng này sẽ khó điều trị và sẽ kéo dài lâu hơn. Để giảm ngứa khó chịu cho bé, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc uống và các dung dịch vệ sinh da đi kèm. Song song với đó, các bậc phụ huynh không cho trẻ gãi nhiều lên vết thương, nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
4. Ngăn ngừa tái phát hắc lào ở trẻ
Hắc lào ở trẻ sẽ có nguy cơ tái phát lại khi trẻ sơ sinh có những tiếp xúc khiến vi khuẩn lây lan. Đây là tình trạng khó tránh khỏi, nhưng cha mẹ có thể phòng tránh cho bé bằng các cách sau:
● Hạn chế cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là những thú cưng có mảng lông không mọc được.
● Tắm rửa và gội đầu thường xuyên cho trẻ để làn da được thông thoáng. Sau khi vệ sinh cần lau khô các kẽ ngón chân ngón tay và mặc quần áo đảm bảo thoáng mát,
● Không cho trẻ đi chân trần trên đất, nhất là những khu vực không được sạch sẽ.
● Gối nằm, ga trải giường, khăn tắm và quần áo cần được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời tránh các loại vi khuẩn nấm mốc bám dính. Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm khi tiếp xúc với các vi sinh vật này.
● Thường xuyên vệ sinh các bề mặt trong nhà, tẩy trùng theo quy định để tránh tồn tại nấm mốc.
● Hạn chế người lạ tiếp xúc với bé bởi họ rất dễ sẽ mang mầm bệnh đến. Mẹ cũng nên để ý các thành viên khác trong gia đình. Nếu bất kỳ ai có dấu hiệu hắc lào, cần tránh xa và không được cho bé tiếp xúc với họ.
Nhiều biện pháp được đưa ra để hình thành
Trẻ sơ sinh sẽ tránh xa được nguy cơ mắc bệnh hắc lào nếu mẹ tuân thủ các quy tắc như trên. Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần theo dõi tình trạng của bé thường xuyên. Nếu thấy các vết hắc lào không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Phụ huynh cần sát sao theo dõi tình trạng da của trẻ sơ sinh để phát hiện sớm bệnh hắc lào ở trẻ và có các biện pháp điều trị dứt điểm. MEDLATEC đồng hành cùng sứ mệnh cho con trẻ phát triển khỏe mạnh và an toàn. Các thông tin về bệnh lý trẻ sơ sinh cũng như hướng điều trị đều được cung cấp tại website của MEDLATEC, các bậc phụ huynh có thể theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc con.
Ngoài ra, khi cần hỗ trợ y tế hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ tại MEDLATEC, cha mẹ vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!